Đến năm 2030 tỉnh bắc giang có bao nhiêu bệnh viện công lập tuyến tỉnh

Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số hiệu:219/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:17/02/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Lĩnh vực:Xây dựng , Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 17/02/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu phát triển đến năm 2030 gồm: phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại;…

Ngoài ra, phương hướng phát triển ngành dịch vụ như sau: phát triển ngành dịch vụ đa dạng, hiện đại, bền vững; phát triển đột phá một số dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ngành dịch vụ có sức cạnh tranh cao, đưa Bắc Giang trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải, kho bãi, logistic, thương mại của vùng; hình thành và phát triển các khu du lịch quốc gia, đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển đồng bộ cả dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội và dịch vụ công.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 219/QĐ-TTg tại đây

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 219/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

___________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tại Tờ trình số 590/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2021 và văn bản số 97/UBND-TH ngày 10 tháng 02 năm 2022 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Bắc Giang bao gồm toàn tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 389.589 ha, tại tọa độ địa lý từ 21°07’ đến 21°37’ vĩ độ bắc; từ 105°53’ đến 107°02’ kinh độ đông, thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

- Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đưa khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tổ chức, bố trí không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý để khai thác có hiệu quả lợi thế vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gắn kết chặt chẽ với vùng Thủ đô.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển đặt ra. Thực hiện đầu tư có trọng điểm gắn với cơ cấu nền kinh tế, tập trung tăng trưởng theo chiều sâu, tạo ra động lực mới cho phát triển. Kết hợp hài hòa giữa phát triển vùng động lực với các vùng có điều kiện khó khăn, các vùng đảm bảo môi trường. Tăng cường liên kết trong phát triển với các địa phương trong vùng và khu vực lân cận, chủ động hội nhập quốc tế.

- Phát huy tối đa nhân tố con người để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Xây dựng chính sách để khuyến khích, phát huy tinh thần cống hiến, hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lấy đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng cho phát triển bền vững, lâu dài; tạo sự chuyển biến trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất lao động.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên cơ sở củng cố cơ sở vật chất và lực lượng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a] Mục tiêu tổng quát

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện và thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc.

Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

b] Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 15 - 16%, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 17 - 18%/năm [công nghiệp tăng 18 - 19%/năm, xây dựng tăng 12 - 13%/năm]; dịch vụ tăng 10 - 11%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2 - 3%/năm.

Cơ cấu kinh tế năm 2030: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 66 - 67% [công nghiệp chiếm 60%]; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 6 - 7%; ngành dịch vụ chiếm 24 - 25% và thuế sản phẩm 2 - 3%.

+ GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD [giá hiện hành].

+ Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp [TFP] vào tăng trưởng kinh tế năm 2030 khoảng 50%.

+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 13%/năm, năm 2030 năng suất lao động bình quân đạt 475 triệu đồng/lao động [giá hiện hành].

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân trên 18%/năm.

+ Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021 - 2030 đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng.

+ Khách du lịch năm 2030 đạt trên 7,5 triệu lượt người.

- Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế:

+ Chỉ số phát triển con người HDI đạt 0,85.

+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt trên 33%.

+ Số giường bệnh/vạn dân đạt trên 40 giường.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2030 đạt trên 90%, trong đó đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt khoảng 35 - 40%.

- Về bảo vệ môi trường:

+ Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 92% [trong đó thành thị đạt 100%; nông thôn đạt 90%].

+ Tỷ lệ chất thải rắn thu gom được xử lý đạt trên 95% [trong đó, khu vực thành thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt trên 90%].

+ 100% các khu, cụm công nghiệp và đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.

+ Tỷ lệ độ che phủ rừng 37%.

- Về không gian và kết cấu hạ tầng:

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 55 - 60%. Xây dựng, mở rộng thành phố Bắc Giang theo hướng thông minh, đạt đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, chính trị, dịch vụ của tỉnh. Huyện Việt Yên, Hiệp Hòa trở thành thị xã; thị trấn Chũ mở rộng trở thành thị xã, thị trấn Vôi đạt đô thị loại IV.

+ Có 8/9 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới;

+ Hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng giao vận tải thông suốt, an toàn; điện đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:

Tăng cường quản lý về quốc phòng, an ninh; chủ động nắm chắc tình hình, không bị động, bất ngờ; thực hiện tốt phòng chống các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đảm bảo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

3. Các đột phá phát triển

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách hành chính; trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển vùng động lực, sản phẩm chủ lực; kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư lớn, sản xuất công nghiệp phụ trợ, cung cấp nguyên liệu đầu vào; chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động...

- Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển, trong đó, tập trung vào hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, chuyển đổi số...

- Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng cống hiến, vươn lên. Phát huy giá trị văn hóa, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, trọng tâm là hỗ trợ, đầu tư tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao trong cơ cấu lao động.

4. Tầm nhìn phát triển đến năm 2050

Đến năm 2050, Bắc Giang là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững. Phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sinh thái, tổ chức sản xuất với các khu, cụm công nghiệp tập trung, chuyên nghiệp; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại, tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp sạch, chất lượng, hiệu quả. Tổ chức không gian phát triển khoa học; hệ thống đô thị hiện đại, thông minh; khu vực nông thôn phát triển hài hòa; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, con người Bắc Giang. Giáo dục và đào tạo phát triển; chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội không ngừng được cải thiện; tạo dựng cho người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao. An ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng

a] Ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

b] Ngành dịch vụ

Phát triển ngành dịch vụ đa dạng, hiện đại, bền vững; phát triển đột phá một số dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ngành dịch vụ có sức cạnh tranh cao, đưa Bắc Giang trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải, kho bãi, logistic, thương mại của vùng. Hình thành và phát triển các khu du lịch quốc gia, đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Phát triển đồng bộ cả dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội và dịch vụ công.

2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a] Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Phát triển lâm nghiệp, thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

b] Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số, công nghệ vật liệu mới, công nghệ y dược...

c] Văn hóa, thể thao

Phát triển văn hóa, gia đình đảm bảo giữ gìn bản sắc của vùng đất và người Bắc Giang; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Ưu tiên tu bổ, tôn tạo các di tích đã xếp hạng bị xuống cấp, các di tích có giá trị phát triển du lịch. Tập trung xây dựng, tng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Phát triển sâu rộng và bền vững hoạt động thể dục thể thao, phát triển thể thao thành tích cao, tập trung vào các môn thế mạnh, môn thể thao Olympic.

d] Giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; xây dựng nền giáo dục mở, cơ cấu, phương thức giáo dục phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương, đưa Bắc Giang nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục và đào tạo. Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đảm bảo phù hợp, chuẩn hóa về cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo tương đối đồng đều giữa các khu vực.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, lao động. Củng cố, phát triển quy mô các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao theo tiêu chuẩn thế giới và khu vực ASEAN.

đ] Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Xây dựng phát triển y tế từng bước hiện đại, đồng bộ, đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa giữa lĩnh vực khám chữa bệnh với lĩnh vực y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Củng cố, phát triển hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng cao; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm y tế cấp xã. Xây dựng hệ thống y tế dự phòng và kiểm soát bệnh tật đồng bộ, đủ năng lực dự báo, kiểm soát các bệnh tật. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng dân số.

e] An sinh xã hội

Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn, đặc biệt là những thôn, xã nghèo nhất. Làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo không thấp hơn mức bình quân chung. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền lồng ghép công tác phòng tệ nạn xã hội.

g] Quốc phòng, an ninh

Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện; tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3. Phương án phát triển mạng lưới giao thông

a] Phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia

- Các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường thủy: Thực hiện theo quy hoạch quốc gia.

- Cảng thủy nội địa: Chuyển chức năng cảng Á Lữ thành cảng hành khách; giữ nguyên 02 cảng hiện có, quy hoạch mới 16 cảng tổng hợp.

- Cảng cạn [ICD]: Quy hoạch 04 vị trí phát triển cảng cạn gồm: Khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Hương Sơn; khu logistics kết hợp cảng cạn Đông Lỗ - Tiên Sơn; cảng thủy nội địa kết hợp cảng cạn Long Xá; cảng thủy nội địa kết hợp cảng cạn Yên Sơn.

b] Phương án phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh

Quy hoạch 38 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài khoảng 1.128 km, gồm: Giữ nguyên chiều dài 09 tuyến đường tỉnh hiện có; điều chỉnh chiều dài 07 tuyến hiện có; quy hoạch 10 tuyến đường huyện hiện có lên đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 291 km, quy hoạch mở mới 12 tuyến với tổng chiều dài khoảng 351 km [Chi tiết tại Phụ lục I, II].

4. Phương án phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện

a] Nguồn phát điện

Duy trì nguồn phát hiện có; phát triển nguồn phát điện thời kỳ 2021 - 2030, gồm: Nhà máy nhiệt điện An Khánh, công suất 650 MW; Nhà máy xử lý rác và phát điện Bắc Giang công suất 12 MW.

Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, gồm các Nhà máy điện năng lượng mặt trời công suất khoảng 400 MW; nguồn cấp từ điện năng lượng mặt trời tại mái nhà xưởng các khu, cụm công nghiệp với tổng công suất khoảng 2.320 MW; nguồn cấp điện từ năng lượng gió đấu nối lưới điện với tổng công suất khoảng 700 MW.

b] Nguồn cấp điện cho tỉnh từ hệ thống truyền tải điện quốc gia

Lưới 500 kV: Xây dựng mới 02 trạm biến áp [TBA] 500 kV với tổng công suất 1.800 MVA, tại huyện Lục Nam và huyện Yên Thế; xây dựng mới khoảng 50 km đường dây 500 kV.

Lưới 220 kV: Nâng công suất TBA Quang Châu lên 500 MVA; xây dựng mới 07 TBA với tổng công suất 2.000 MVA; cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường dây với tổng chiều dài khoảng 365km.

c] Lưới 110 kV

Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 68 TBA với tổng công suất 7.226 MVA, trong đó: Giữ nguyên 06 TBA với công suất 681 MVA; cải tạo 10 TBA với công suất sau cải tạo là 1.210 MVA; xây mới 52 TBA với công suất 5.375 MVA.

Xây dựng mới 69 tuyến đường dây 110 kV với chiều dài khoảng 350 km.

d] Lưới phân phối và hạ áp

Xây dựng mới các tuyến đường dây trung áp với chiều dài khoảng 1.832 km; xây dựng 2.608 TBA phân phối, khoảng 1.858 km đường dây hạ áp.

[Chi tiết tại Phụ lục III]

5. Phương án phát triển thông tin và truyền thông

Lĩnh vực bưu chính chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số, bưu chính chuyển phát trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, thúc đẩy chính quyền số, xã hội số.

Chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, xây dựng hạ tầng mạng thông tin di động 5G phủ sóng tại 100% khu dân cư; đến năm 2030, bảo đảm bán kính phục vụ tối thiểu đạt 0,22 km có một trạm truy nhập thông tin di động.

Xây dựng và nâng cấp các tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh, nội tỉnh bảo đảm nhu cầu phát triển các dịch vụ băng rộng và đô thị thông minh. Hạ tầng mạng cáp viễn thông được ngầm hóa 100% tại các khu công nghiệp [KCN], khu dân cư, khu đô thị, tuyến đường mới và 40 - 50% đối với các KCN, khu dân cư, khu đô thị, tuyến đường cũ.

Phát triển các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đô thị thông minh và từng bước chuyển đổi sang chính quyền số. Hoàn chỉnh hạ tầng chính quyền số phục vụ cơ quan nhà nước. Phát triển trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm. Xây dựng và hoàn thiện Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin [SOC] kết nối với hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn thông tin phục vụ chính phủ số.

Định hướng thu hút đầu tư các khu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tập trung; duy trì Bắc Giang trong nhóm 10 tỉnh có quy mô về doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số lớn nhất cả nước.

Chuyển đổi số hạ tầng các cơ quan báo chí nòng cốt theo mô hình tòa soạn hội tụ, truyền thông đa phương tiện.

6. Phương án phát triển mạng lưới cấp, thoát nước

a] Phương án phân vùng cấp nước

- Vùng phía Đông: Bao gồm các huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Nguồn nước dự kiến là hồ Cấm Sơn và sông Lục Nam.

- Vùng phía Tây: Bao gồm thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế. Nguồn nước dự kiến là sông Thương, sông Cầu và hồ Cấm Sơn [qua nhà máy nước DNP Bắc Giang].

b] Phương án cấp nước cho các khu vực

Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2030 khoảng 711 nghìn m3/ngày đêm; trong đó:

- Cấp nước đô thị: Cấp nước từ các công trình cấp nước liên vùng khoảng 115 nghìn m3/ngày đêm, cấp nước từ 34 công trình cấp nước đô thị với công suất khoảng 173 nghìn m3/ngày đêm.

- Cấp nước nông thôn: Cấp nước từ 114 công trình, với tổng công suất khoảng 160 nghìn m3/ngày đêm, gồm: Cải tạo 32 công trình nhỏ lẻ ngừng hoạt động; cải tạo duy trì hoạt động của 47 công trình cấp nước tập trung hoạt động đảm bảo hoạt động bền vững; cải tạo, nâng công suất 11 công trình, xây dựng mới 24 nhà máy cấp nước tập trung liên xã.

- Cấp nước các KCN, cụm công nghiệp [CCN]: Các KCN nằm dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn chủ yếu lấy nguồn nước từ nhà máy nước DNP đặt tại huyện Lạng Giang [nâng công suất từ 29,5 nghìn m3/ngày đêm lên 100 nghìn m3/ngày đêm]. Nâng công suất nhà máy nước các KCN Vân Trung, Quang Châu; xây dựng mới các nhà máy nước tập trung cho các KCN quy hoạch mới. Các CCN gần các đô thị được cung cấp nước sạch từ các trạm cấp nước tập trung của các đô thị và đầu tư mới.

[Chi tiết tại Phụ lục IV]

c] Phương án thoát nước

Toàn tỉnh Bắc Giang được phân thành 5 vùng tiêu theo phân vùng thủy lợi gồm: [1] Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Cầu; [2] Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Sỏi; [3] Vùng tiêu hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn; [4] Vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Lục Nam; [5] Vùng tiêu hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng.

Tiêu nước bao gồm cả 3 loại hình là tiêu tự chảy tự nhiên đối với vùng núi, tiêu tự chảy bằng các cống đối với các khu vực trung du và tiêu động lực bằng các trạm bơm điện đối với khu vực đồng bằng.

Khu vực nông thôn: Hướng thoát nước theo địa hình thực tế của khu dân cư thoát ra hệ thống kênh mương, ao hồ của địa phương.

Khu vực đô thị: Hệ thống thoát nước các đô thị được chia thành các lưu vực thoát nước bảo đảm thoát nước mưa nhanh và triệt để. Các đô thị phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

7. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi

a] Phân vùng cấp, tiêu thoát nước

- Về cấp nước: Phân thành 5 khu thủy lợi cấp nước, gồm vùng sông Cầu; sông Sỏi; Nam Yên Dũng; Cầu Sơn - Cấm Sơn; sông Lục Nam.

- Về tiêu thoát nước: Phân thành 5 vùng tiêu, gồm vùng tiêu hệ thống thủy lợi sông Cầu; Sông Sỏi; Nam Yên Dũng; Cầu Sơn - Cấm Sơn; sông Lục Nam. Trong đó hệ thống tiêu Sông Sỏi và tiêu sông Lục Nam tự chảy là chính; 3 hệ thống tiêu còn lại vừa tiêu tự chảy, vừa tiêu động lực.

b] Quy hoạch công trình thủy lợi

Đến năm 2030, cải tạo 17 hồ, xây mới 08 hồ từ cấp huyện quản lý lên cấp tỉnh quản lý; cải tạo 29 trạm bơm, xây dựng 02 trạm bơm [gộp từ 05 trạm bơm hiện trạng], quy hoạch xây dựng mới 7 trạm bơm [Chi tiết tại Phụ lục V].

c] Quy hoạch phân vùng cấp nước

- Vùng hệ thống thủy lợi sông Cầu: Bao gồm diện tích đất đai của huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên và 3 xã thuộc thành phố Bắc Giang với diện tích khoảng 25 nghìn ha. Quy hoạch 3 hồ, đập và 11 trạm bơm tưới, tiêu.

- Vùng hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng: Tổng diện tích canh tác trên 6 nghìn ha. Quy hoạch 9 trạm bơm tưới tiêu kết hợp.

- Vùng hệ thống thủy lợi sông Sỏi: Tổng diện tích canh tác trên 5 nghìn ha. Quy hoạch 10 hồ đập và 01 trạm bơm tưới.

- Vùng hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn: Tổng diện tích canh tác trên 22 nghìn ha. Quy hoạch 20 trạm bơm tưới tiêu kết hợp và 18 hồ đập.

- Vùng hệ thống thủy lợi sông Lục Nam: Tổng diện tích canh tác trên 9 nghìn ha. Quy hoạch 18 hồ đập.

d] Quy hoạch công trình tiêu thoát nước

- Khu vực tiêu hệ thống thủy lợi sông Cầu: Nạo vét, mở rộng ngòi Đa Mai, Phú Khê, xây mới cống Đa Mai. Cải tạo, nâng công suất các trạm bơm Cống Trạng, Thuyền Phà, Núi Cao, Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Ngọ Khổng 2, Núi Trúc, Việt Hòa, Cẩm Bảo, Me, Vườn Ngâu; xây mới trạm bơm cống Rụt, cống Phú Khê.

Duy trì hệ thống tiêu tự chảy trên lưu vực tiêu của các cống Đại La, Thanh Vân, Hoàng Vân, Cầu Đông, Cà Cuống; xây dựng mới trạm bơm tiêu Yên Ninh.

- Khu vực tiêu hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng: Giữ nguyên 3 trạm bơm [Yên Tập, Tư Mại, Ghềnh Nghệ]; cải tạo nâng cấp 5 trạm bơm; xây dựng mới trạm bơm Cống Đầm.

- Khu vực tiêu hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn: Giữ nguyên 2 trạm bơm [Nhà Dầu, Đồng Cửa]; cải tạo nâng công suất, xây dựng, sửa chữa nhà 9 trạm bơm [Dương Đức, Tân Tiến, Thanh Cảm, Thái Sơn, Lạc Giản, Xuân Đám, Lãng Sơn, Châu Xuyên, Chi Ly]; cải tạo nâng công suất, xây dựng mới nhà trạm bơm, nhà quản lý và hệ thống kênh tiêu trạm bơm Khám Lạng; đắp đê bao 2 bên ngòi Mân và ngòi Chản, khoanh vùng tiêu xây dựng mới các trạm bơm ngòi Mân, ngòi Chản, Tiên Hưng.

- Khu vực tiêu sông Sỏi: Tiêu thoát nước hoàn toàn tự chảy.

- Khu vực tiêu hệ thống thủy lợi Lục Nam: Tiêu thoát nước hoàn toàn tự chảy; cải tạo trạm bơm Chợ Xa.

8. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải

Quy hoạch 11 khu xử lý chất thải với tổng diện tích khoảng 122 ha tại 10 huyện, thành phố [Chi tiết tại Phụ lục XIII, mục II].

9. Phương án phát triển hạ tầng xã hội

a] Phương án phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 778 di tích được xếp hạng, trong đó: 10 di tích quốc gia đặc biệt, 104 di tích cấp quốc gia, 664 di tích cấp tỉnh. Nghiên cứu khảo cổ 19 địa điểm di tích; xây dựng mới 12 tượng đài và tranh hoành tráng; nâng cấp 08 tượng đài.

Duy trì các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh hiện có, xây dựng Trung tâm Văn hóa - Triển lãm; quy hoạch mới các thiết chế văn hóa, thể thao, gồm: Sân vận động tỉnh; Khu tập luyện, thi đấu thể thao dưới nước, các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ công nhân tại các KCN.

[Chi tiết tại Phụ lục VI]

b] Phương án phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 58 trường trung học phổ thông [THPT], 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên [GDNN-GDTX]. Trong đó, duy trì quy mô đất hiện có của 33 trường THPT, 03 trung tâm GDNN-GDTX; mở rộng đất, tăng cường cơ sở vật chất 20 trường THPT và 06 trung tâm GDNN-GDTX; quy hoạch mới 10 trường THPT tại các huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang; 262 trường mầm non, 215 trường tiểu học, 209 trường trung học cơ sở, 24 trường tiểu học và trung học cơ sở [Chi tiết tại Phụ lục VII, mục I].

c] Phương án phát triển hạ tầng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp [GDNN]

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 53 cơ sở GDNN do tỉnh quản lý, trong đó có 17 cơ sở công lập và 36 cơ sở ngoài công lập.

Mở rộng Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt - Hàn, Trường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải; nâng Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế lên thành trường cao đẳng; quy hoạch mới 01 cơ sở GDNN công lập tại huyện Lục Ngạn; phát triển Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự theo hướng đào tạo đa ngành. Quy hoạch 08 vị trí để thu hút đầu tư các cơ sở GDNN ngoài công lập tại thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam, Yên Dũng [Chi tiết tại Phụ lục VII, mục I].

d] Phương án phát triển hạ tầng y tế

Đến năm 2030, hệ thống cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang có 09 bệnh viện công lập, 10 trung tâm y tế cấp huyện, 209 trạm y tế cấp xã và các đơn vị y tế dự phòng, kiểm soát bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số, kiểm nghiệm. Duy trì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm kiểm nghiệm; Phòng khám đa khoa khu vực Mỏ Trạng, huyện Yên Thế.

Duy trì, mở rộng quy mô giường bệnh của 08 bệnh viện tuyến tỉnh; xây dựng mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Lão khoa, Trung tâm Cấp cứu 115; quy hoạch mở rộng quy mô giường bệnh của 09 trung tâm y tế các huyện; quy hoạch chuyển vị trí mới Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang; thành lập trung tâm y tế các KCN.

Duy trì các cơ sở y tế ngoài công lập hiện có, quy hoạch 33 vị trí để thu hút đầu tư các cơ sở y tế ngoài công lập [Chi tiết tại Phụ lục VII, mục II].

đ] Phương án phát triển hạ tầng an sinh xã hội

Không thành lập mới cơ sở bảo trợ xã hội công lập; quy hoạch 09 vị trí để thu hút đầu tư cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập tại thành phố Bắc Giang, các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng, Yên Thế, Hiệp Hòa [Chi tiết tại Phụ lục VII, mục III].

IV. PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

1. Phương án phát triển vùng liên huyện

Quy hoạch phân vùng không gian của tỉnh thành 3 vùng, gồm:

- Vùng trọng điểm [vùng Tây Nam tỉnh]: Gồm các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang và một phần phía Nam huyện Lạng Giang, Tây - Tây Nam huyện Lục Nam; lấy thành phố Bắc Giang là trung tâm vùng.

- Vùng phía Đông: Gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam; lấy thị trấn Chũ là trung tâm vùng.

- Vùng phía Bắc: Gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang; lấy thị trấn Vôi là trung tâm vùng.

2. Phương án phát triển vùng trọng điểm kinh tế và các trục hành lang động lực phát triển

a] Vùng trọng điểm kinh tế

Phát triển vùng trọng điểm kinh tế với động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác. Hướng đến thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đô thị có quy mô vùng, liên kết không gian công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa với các tỉnh, thành phố, khu vực xung quanh và để khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.

Trung tâm lan tỏa phát triển của vùng trọng điểm kinh tế là thành phố Bắc Giang và khu vực tập trung công nghiệp, đô thị hóa thuộc các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang và Lục Nam.

Các trục phát triển chính của vùng trọng điểm kinh tế gồm:

- Trục thị trấn Vôi - thành phố Bắc Giang - Việt Yên dọc theo tuyến QL1A, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn;

- Trục thành phố Bắc Giang - Bích Động - Thắng theo hành lang ĐT295B - QL37;

- Trục thị xã Hiệp Hòa - Nham Biền theo hành lang ĐT398 [quy hoạch mới];

- Trục thành phố Bắc Giang - thị trấn Đồi Ngô theo tuyến hành lang QL31 và ĐT293.

b] Các trục hành lang động lực giao lưu phát triển, liên kết vùng và không gian kinh tế - xã hội tỉnh

Bố trí 03 trục hành lang động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và liên kết vùng, kết nối đi quốc tế, gồm:

- Trục hành lang động lực giao lưu liên kết phát triển theo QL1A, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn [Việt Yên - thành phố Bắc Giang - Lạng Giang];

- Trục hành lang động lực giao lưu liên kết phát triển theo ĐT398, ĐT296 - ĐT295 - QL37- QL17 - ĐT299 [Hiệp Hòa - Việt Yên - Yên Dũng];

- Trục hành lang giao lưu liên kết phát triển theo vành đai V và QL37 - ĐT292 - ĐT294 [Lục Nam - Lạng Giang - Yên Thế - Tân Yên].

3. Phương án phát triển vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn

a] Về phát triển kinh tế

Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, hiệu quả; hình thành và phát triển vùng chuyên canh với quy mô hợp lý. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến và khoanh nuôi, bảo vệ và giữ rừng.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch cộng đồng và du lịch tâm linh gắn với vùng.

b] Về phát triển văn hóa - xã hội

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế. Gắn công tác bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững. Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo, mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi nghề đối với người lao động thiếu đất sản xuất. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, dân số có chất lượng; giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

c] Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Ưu tiên tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối vùng với khu vực phát triển kinh tế năng động, vùng động lực phát triển kinh tế và vùng đồng bằng. Đầu tư hệ thống giao thông nội vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, trường lớp học, y tế, hạ tầng viễn thông phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; đầu tư, hỗ trợ các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư.

4. Phương án phát triển hệ thống đô thị, tổ chức lãnh thổ nông thôn và nhà ở

a] Phương án phát triển hệ thống đô thị

- Các khu vực phát triển đô thị

+ Khu vực đô thị trung tâm tỉnh [khu vực thành phố Bắc Giang và vùng lân cận];

+ Khu vực đô thị hóa tập trung phía Nam tỉnh [khu vực Bích Động - Nếnh và Nam Việt Yên];

+ Khu vực đô thị hóa tập trung phía Tây tỉnh [khu vực Thắng và Nam Hiệp Hòa];

+ Khu vực đô thị hóa tập trung phía Đông Nam tỉnh [khu vực Nham Biền và Tây Bắc Yên Dũng];

+ Vành đai tập trung các khu đô thị sinh thái dọc sông Cầu [Việt Yên - Hiệp Hòa].

- Phương án phát triển mạng lưới đô thị

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I [thành phố Bắc Giang]; 01 đô thị loại III [thị xã Việt Yên]; 04 đô thị loại IV [thị xã Hiệp Hòa, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô]; 26 thị trấn là đô thị loại V gồm 09 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới. Theo mức độ đô thị hóa đạt được trong kỳ quy hoạch để xây dựng đề án sắp xếp, điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp huyện, phân loại và phân cấp quản lý đô thị cho phù hợp.

Quy hoạch 23 khu đô thị - dịch vụ gắn với quy hoạch các KCN, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.

b] Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn

- Phân bố phát triển không gian dân cư nông thôn

Cơ bản duy trì ổn định các khu, điểm dân cư nông nghiệp tập trung, giảm dần các điểm dân cư nhỏ lẻ đặc biệt là điểm dân cư nằm trong khu vực có mức độ rủi ro tai biến do thiên tai cao, nằm trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt môi trường sinh thái và hành lang bảo vệ an toàn nguồn nước trên địa bàn.

Mở rộng phát triển các khu ở dân cư nông thôn tập trung có kết cấu hạ tầng nông thôn mới đồng bộ, phát triển các khu dân cư nông thôn phi nông nghiệp, khu dân cư - dịch vụ thương mại nông thôn phục vụ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn, khu nhà ở nông thôn mới tạo quỹ nhà ở và phục vụ giãn dân, tái định cư tập trung.

- Định hướng phát triển khu vực nông thôn

Các làng xã phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới. Phát triển các hạ tầng kỹ thuật kết nối thuận lợi đến các khu vực đô thị và trung tâm dịch vụ. Bảo vệ các không gian, cảnh quan, di tích tôn giáo tín ngưỡng và các không gian có giá trị trong vùng nông thôn. Khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

c] Định hướng phát triển nhà ở

Phát triển nhà ở gắn kết chặt chẽ với phát triển các đô thị, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở chung cư; khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đặc biệt là nhà ở công nhân cho thuê.

Khu vực đô thị khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp; nhà ở thương mại, cải tạo khu chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.

Phát triển nhà ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích người dân xây dựng nhà ở theo mẫu nhà nông thôn truyền thống; hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; nhà ở cho các hộ nghèo.

Phát triển nhà ở dành cho công nhân xung quanh các KCN.

5. Phân bố phát triển không gian công nghiệp và hệ thống KCN, CCN

Các khu vực bố trí phát triển công nghiệp tập trung đảm bảo đáp ứng được các yếu tố, điều kiện về kết nối giao thông thuận lợi, đầy đủ các điều kiện hạ tầng điện, nước, thu gom, xử lý rác thải, nước thải, bố trí các dịch vụ phục vụ người lao động...; đồng thời, đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai; các KCN được quy hoạch gắn với quy hoạch phát triển các khu đô thị - dịch vụ.

Các khu vực bố trí tập trung các khu, cụm công nghiệp gồm:

- Khu vực công nghiệp theo trục hành lang QL1A, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn;

- Khu vực công nghiệp theo trục hành lang ĐT398, ĐT296 - ĐT295 - QL37 - QL17 - ĐT299;

- Khu vực công nghiệp phía Đông theo tuyến hành lang ĐT293 - QL37, vành đai V.

Đến năm 2030, quy hoạch 29 KCN với diện tích khoảng 7.000 ha [trong đó có 12 KCN - đô thị - dịch vụ]; quy hoạch 63 CCN với diện tích khoảng 3.006 ha [Chi tiết tại Phụ lục VIII, IX].

6. Phân bố không gian phát triển dịch vụ

a] Không gian các hoạt động thương mại, logistics

- Không gian các hoạt động thương mại tập trung

+ Khu trung tâm thành phố Bắc Giang và phụ cận;

+ Khu phía Nam - Tây Nam, là khu vực tập trung công nghiệp và dân cư;

+ Khu phía Bắc - Đông Bắc, tập trung dịch vụ sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản;

+ Khu phía Bắc, tập trung dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi tập trung.

- Các khu vực phát triển dịch vụ tổng hợp, logistics

Bố trí 09 khu phát triển dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD, gồm:

+ Khu trung tâm: Bố trí 01 khu dịch vụ tổng hợp, logistics tại thành phố Bắc Giang.

+ Khu phía Bắc: Bố trí 01 khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

+ Khu Tây, Tây Nam: Bố trí 06 khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD gồm: Khu dịch vụ tổng hợp, logistics Xuân Cẩm - Hương Lâm; khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng ICD Đông Lỗ - Tiên Sơn; khu dịch vụ tổng hợp, logistics Tiên Sơn - Ninh Sơn; khu dịch vụ tổng hợp, logistics Yên Hà; khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Long Xá; khu dịch vụ tổng hợp, logistics Nham Biền.

+ Khu phía Đông Nam: Bố trí khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng cạn ICD Yên Sơn.

Bố trí 01 chợ đầu mối cấp vùng tại thành phố Bắc Giang; 01 chợ đầu mối hoa quả Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn.

b] Không gian phát triển du lịch

Xác định 05 không gian phát triển du lịch gồm:

- Không gian du lịch Tây Yên Tử [tả ngạn sông Lục Nam], bao gồm một phần huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động - khu vực phía Đông tỉnh;

- Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí [hữu ngạn sông Lục Nam, tả ngạn sông Thương], gồm huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang - khu vực phía Đông Bắc tỉnh.

- Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế [hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu], gồm huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía Tây Bắc tỉnh;

- Không gian văn hóa Quan họ, lịch sử ATK [Nam hữu ngạn sông Thương - tả ngạn sông Cầu], gồm huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực Tây Nam tỉnh;

- Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng [tả ngạn sông Cầu, tả - hữu sông Thương], bao gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng - khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh.

Quy hoạch 03 khu du lịch trọng điểm, hướng tới mục tiêu phát triển trở thành khu du lịch quốc gia gồm: [1] Khu du lịch Tây Yên Tử - theo dấu chân Phật tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; [2] Khu du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; [3] Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền.

Quy hoạch 04 khu phát triển trở thành khu du lịch cấp tỉnh gồm: [1] Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao, huyện Sơn Động; [2] Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven - Xuân Lung - Thác Ngà, huyện Yên Thế; [3] Khu du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn - Vân Hà, huyện Việt Yên; [4] Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

c] Khu chức năng dịch vụ tổng hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao

Quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có 03 khu đang thực hiện, 09 khu quy hoạch mới. Trong 12 khu chức năng có 13 sân golf, gồm: 03 sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới [Chi tiết tại Phụ lục X].

7. Phân bố không gian phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Phân bố phát triển các khu sản xuất lúa tập trung: Vùng đồng bằng tập trung phát triển các khu cánh đồng lớn canh tác lúa 2 vụ. Vùng đồi núi, phát triển các khu lúa nước tập trung tại các khu vực thung lũng lòng chảo giữa núi, xen kẽ đồi có tưới, tiêu chủ động và bán chủ động. Đến năm 2030, tổng diện tích đất trồng lúa khoảng 48.748 ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa 45.022 ha.

- Phát triển khu vực trồng cây ăn quả: Tập trung tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Tân Yên. Một số sản phẩm chính là vải thiều, bưởi, cam; riêng vải thiều diện tích khoảng 26 nghìn ha.

- Khu chăn nuôi tập trung: Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung tại khu vực nông thôn thuộc các huyện, các khu vực quy hoạch phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phân bố phát triển sản xuất rau củ quả tập trung: Bố trí tại các khu vực đất chuyên mầu và đất trồng lúa có quy mô từ 20 ha trở lên.

- Phân bố không gian phát triển rừng: Đến năm 2030, diện tích quy hoạch 3 loại rừng toàn tỉnh khoảng 139.554 ha, trong đó: Rừng đặc dụng khoảng 13.510 ha, rừng phòng hộ khoảng 20.628 ha, rng sản xuất khoảng 105.416 ha.

- Phân bố không gian phát triển nuôi thủy sản: Vùng nuôi thủy sản chuyên canh tại các địa phương; giảm dần diện tích nuôi thủy sản kết hợp ruộng trũng, đến năm 2030 không còn diện tích nuôi thủy sản kết hợp.

8. Bố trí không gian đảm bảo quốc phòng, an ninh

Trong thời kỳ quy hoạch, thực hiện chuyển khoảng 125 ha đất quốc phòng ra khỏi khu vực đất quốc phòng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Quy hoạch bổ sung khoảng 820 ha cho các khu vực quốc phòng; quy hoạch 50 ha đất cho thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh.

V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC; KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN; PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

a] Phương án phân vùng bảo vệ môi trường

Phân vùng môi trường tỉnh Bắc Giang theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia như sau:

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử; khu bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ; hồ Cấm Sơn và vùng rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Vùng hạn chế phát thải, gồm: Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử; khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ; hồ Cấm Sơn; vườn Cò thuộc xã Đào Mỹ và vườn Cò tại Trường Đại học Nông lâm; hệ thống khu di tích; vùng đất ngập nước quan trọng [gồm 3 sông chính chảy qua địa bàn tỉnh, các hồ chứa vừa và lớn]; vùng rừng sản xuất; khu vực khai thác khoáng sản; KCN, CCN; các khu đô thị loại V trở lên.

- Vùng khác: Các vùng còn lại trên địa bàn tỉnh.

[Chi tiết tại Phụ lục XI]

b] Quan trắc môi trường đất, nước, không khí

Duy trì 50 điểm quan trắc nước mặt, 29 điểm quan trắc nước dưới đất, 53 điểm quan trắc không khí xung quanh, 21 điểm quan trắc đất hiện có. Bổ sung thêm 67 điểm quan trắc tại khu vực tiếp nhận nước thải tại các KCN, CCN sắp đi vào hoạt động, các điểm nóng giao thông, khu dân cư tập trung, khu khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, một số điểm trên các sông, hồ lớn,... Bổ sung 15 điểm quan trắc nước mặt và 15 điểm quan trắc không khí tự động liên tục [Chi tiết tại Phụ lục XII].

c] Bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, khu bảo tồn thiên nhiên

Quy hoạch khu dự trữ thiên nhiên Tây Yên Tử cấp tỉnh [bao gồm cả khu bảo tồn đa dạng sinh học Rừng nguyên sinh Khe Rỗ]. Quy hoạch 02 khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh gồm: Khu cảnh quan suối Mỡ, hồ Cấm Sơn.

Quy hoạch phát triển các hệ sinh thái tự nhiên gồm hệ sinh thái trên cạn có đặc tính đa dạng sinh học cao; hệ sinh thái đất ngập nước. Quy hoạch cơ sở bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm tại khu dự trữ thiên nhiên Tây Yên Tử. Quy hoạch trung tâm cứu hộ động vật hoang dã; 02 cơ sở bảo tồn động vật hoang dã.

d] Bảo vệ và phát triển rừng

Triển khai có hiệu quả Quy hoạch 3 loại rừng; thực hiện sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của Trung ương về bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai các giải pháp về khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp. Thu hút các nguồn vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức xã hội hóa đầu tư cho lâm nghiệp.

đ] Sắp xếp, phân bố không gian các khu nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ

Quy hoạch mới 01 nghĩa trang cấp I, 02 nghĩa nghĩa trang cấp II và 01 nghĩa trang cấp III. Định hướng xây dựng nghĩa trang tập trung xã, thị trấn theo quy hoạch đô thị, nông thôn mới được duyệt. Di dời đối với các nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị hiện hữu khi gây ô nhiễm môi trường, không có khả năng khắc phục. Quy hoạch 02 cơ sở hỏa táng, xây dựng mới 09 nhà tang lễ tại các huyện, thành phố [Chi tiết tại Phụ lục XIII].

2. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

a] Về thăm dò khoáng sản

Khoanh định quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến 422 khu, điểm mỏ khoáng sản, gồm: 22 khu quặng đồng; 01 điểm quặng vàng; 01 điểm quặng chì, kẽm; 01 điểm quặng sắt; 10 khu khoáng sản than; 01 khu quặng barit; 99 điểm mỏ khoáng sản sét gạch; 189 điểm mỏ khoáng sản đất san lấp; 98 điểm mỏ khoáng sản cát, sỏi [Chi tiết tại Phụ lục XIV].

b] Xác định các mỏ, khu vực địa điểm có khoáng sản chưa khai thác, cấm khai thác cần bảo vệ với từng loại khoáng sản

Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, gồm: Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa; khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, gồm: Khu vực yêu cầu về quốc phòng, an ninh; bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a] Phân bố tài nguyên nước

Ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: [1] Nhu cầu nước cho sinh hoạt; [2] Nhu cầu nước cho công nghiệp; [3] Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp; [4] Nhu cầu sử dụng nước cho các lĩnh vực khác. Phương án phân bổ:

- Về nguồn nước nước mặt: Phân bổ không vượt quá lượng nước khoảng 6,2 tỷ m3/năm, duy trì và gia tăng công trình để đảm bảo tỷ lệ khai thác trung bình so với lượng nước đến trên toàn vùng từ 15% trở lên.

- Về nguồn nước dưới đất: Phân bổ không vượt quá trữ lượng nước dưới đất khoảng 0,13 tỷ m3/năm, duy trì và gia tăng công trình để đảm bảo tỷ lệ khai thác trung bình so với trữ lượng nước đến trên toàn vùng từ 26% trở lên.

b] Bảo vệ tài nguyên nước

Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông, nguồn nước đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ứng được mục đích sử dụng.

Kiểm soát các nguồn thải hiện có và các nguồn thải mới phát sinh. Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái cạn kiệt.

Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước; xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải. Các nguồn nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép.

Giám sát chặt chẽ để duy trì được dòng chảy tối thiểu cho các sông, suối. Phát triển diện tích rừng đầu nguồn, nghiêm cấm khai thác rừng thuộc lưu vực các hồ chứa nước quan trọng như hồ Cấm Sơn... để tăng cường bảo vệ nguồn sinh thủy.

c] Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có. Rà soát các công trình đập dâng, hồ chứa nước đã xuống cấp để có kế hoạch gia cố, nâng cấp. Xóa bỏ những khu vực có nguy cơ lũ quét cao bằng các công trình ổn định mái dốc, chống sạt lở.

Đẩy nhanh tiến độ dự án thủy lợi, các công trình phòng chống hạn. Rà soát những diện tích có khả năng thiếu nước để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại do nước gây ra.

Triển khai hệ thống theo dõi, giám sát tình hình hạn hán. Thực hiện thay đổi các nguyên tắc quản lý vận hành các hồ chứa nước và nước ngầm phù hợp với việc chống hạn. Sử dụng nước tiết kiệm, tăng cường các biện pháp trữ nước. Thay đổi các cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình hạn hán.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a] Phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai trên địa bàn tỉnh và xác định các khu vực ưu tiên phòng, chống đối với từng loại thiên tai

- Vùng có nguy cơ cao: Gồm các xã Biển Động, Tân Hoa [huyện Lục Ngạn]; các xã Lệ Viễn, Vĩnh An, An Lập, Vân Sơn, Hữu Sản, Thạch Sơn [huyện Sơn Động]; các xã Đông Sơn, Đồng Hưu, Hương Vĩ [huyện Yên Thế]; các xã Đan Hội, Cẩm Lý, Bắc Lũng, Huyền Sơn, Tiên Hưng, Tiên Nha [huyện Lục Nam].

- Vùng có nguy cơ trung bình: Các xã có địa hình dốc thuộc 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Thế.

- Vùng có nguy cơ thấp: Các xã thuộc các huyện nằm trong vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng.

b] Phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Củng cố, tu sửa, tu bổ và xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Phòng ngừa là chính kết hợp với phương châm “4 tại chỗ”. Sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có sức chống chịu cao với thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

c] Phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai

Phân vùng phòng chống lũ gồm: Vùng bảo vệ tả Cầu - hữu Thương, vùng bảo vệ tả Thương - hữu Lục Nam, vùng bảo vệ tả Lục Nam.

Quy hoạch nâng cấp, nắn thẳng tuyến đê nối đê hữu Thương cắt qua ngòi Phú Khê; xây mới cống ngòi Phú Khê, cống Quế Nham, huyện Tân Yên; cải tạo, nâng cấp đê hữu Thương Ba Tổng và tả Cầu Ba Tổng trên địa bàn huyện Yên Dũng.

Cải tạo, gia cố hệ thống đê cấp II, cấp III sông Thương thuộc địa bàn thành phố Bắc Giang và huyện Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng; hệ thống đê sông Cầu thuộc địa bàn huyện Hiệp Hòa, Việt Yên. Cải tạo, nâng cấp các hồ chứa, kênh dẫn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho khu vực cuối nguồn.

Bố trí di dân tái định cư khoảng 3.200 hộ; xây dựng kết cấu hạ tầng và phúc lợi công cộng như: đường giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ, hệ thống điện, trạm biến áp, trường lớp học, nhà văn hóa, giếng, bể chứa nước.

VI. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030

1. Phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

Đến năm 2030, tổng diện tích tự nhiên là 389.589 ha, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 268.972 ha, giảm 32.091 ha; đất phi nông nghiệp khoảng 119.920 ha, tăng 34.786 ha; đất chưa sử dụng khoảng 697 ha, giảm 2.695 ha.

2. Phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 - 2030

Thực hiện thu hồi 34.598 ha đất nông nghiệp, 1.947 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Chuyển mục đích sử dụng 34.598 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 5.344 ha.

Đưa khoảng 2.695 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 2.456 ha [quy hoạch phát triển rừng, trồng cây lâu năm,..], cho mục đích đất phi nông nghiệp 239 ha.

[Chi tiết tại Phụ lục XV]

VII. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng trên 1,5 triệu tỷ đồng. Để huy động đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu thực hiện quy hoạch, cần có giải pháp cụ thể đối với từng nguồn vốn cũng như định hướng sử dụng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình không huy động được nguồn lực xã hội hóa. Huy động nguồn lực đầu tư các dự án lớn về kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, điện, khu, cụm công nghiệp, đô thị và các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tập trung thu hút phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, chế biến nông, lâm sản tỉnh có lợi thế cạnh tranh; các ngành mũi nhọn như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ...

2. Giải pháp về chuyển đổi số và phát triển sản phẩm chủ lực

a] Về chuyển đổi số

- Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về chuyển đổi số, trước mắt là trong hệ thống chính trị, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh, quản lý xã hội; thanh toán không dùng tiền mặt...

- Nâng cao nhận thức về phát triển nền kinh tế số, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho thích ứng với xu hướng phát triển mới này. Xây dựng chiến lược về chuyển đổi số, kinh tế số của tỉnh, khuyến khích cái mới. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng số, phát triển sản phẩm nội dung số,...

b] Về phát triển ngành, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quan trọng

- Ngành công nghiệp:

+ Đối với sản phẩm cơ khí: Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đối với ngành cơ khí; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơ khí nội địa cũng như có chính sách hỗ trợ phát triển cơ khí theo hướng áp dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp phụ trợ.

+ Đối với sản phẩm điện tử: Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ổn định và mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp cận các tập đoàn sản xuất sản phẩm điện tử lớn để tìm hiểu định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, giới thiệu định hướng phát triển, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, mời gọi các tập đoàn về đầu tư tại tỉnh. Thu hút cả các doanh nghiệp trong nước để tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối và liên kết doanh nghiệp thông qua các chương trình kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong chuỗi giá trị để tiếp nhận công nghệ và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

+ Đối với sản phẩm may mặc: Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường; xây dựng thương hiệu, mẫu mã, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu sản phẩm may mặc của doanh nghiệp Bắc Giang. Thu hút đầu tư các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt và may mặc.

- Ngành dịch vụ

+ Dịch vụ du lịch: Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về kết nối hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn lực đầu tư... Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng văn hóa - tâm linh, sinh thái - nghỉ dưỡng, thể thao golf, du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp nông thôn và các di sản văn hóa. Xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác các tài nguyên du lịch. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, tổ chức đào tạo chuyên sâu kết hợp huy động nhân dân làm du lịch. Quan tâm xúc tiến, mời gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh với các dự án trọng điểm tại hồ Khuôn Thần, Tây Yên Tử, suối Mỡ, Đồng Cao, Nham Biền. Phối hợp với các tỉnh trong khu vực xây dựng các tour, tuyến du lịch để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh.

+ Dịch vụ logistic: Xây dựng quy hoạch các điểm phát triển logistic, gắn với đầu tư các tuyến đường giao thông thuận lợi, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng hỗ trợ giải phóng mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư; đẩy mạnh hoạt động liên kết tạo nguồn hàng, áp dụng các phương thức quản trị logistic tiên tiến; đơn giản hóa thủ tục hành chính; thành lập Cục Hải quan của tỉnh.

3. Phát triển và cung ứng nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo phương án quy hoạch, tạo đột phá quy mô đào tạo. Tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động, triển khai đào tạo theo hình thức đặt hàng.

4. Nhóm giải pháp về môi trường; khoa học và công nghệ

Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư xử lý chất thải; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh.

Nâng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ. Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội,... Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ gắn liền với sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút các nguồn lực cho phát triển như: cơ chế, chính sách phát triển vùng động lực, chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn, chính sách phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính, xây dựng phát triển chính quyền điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Nâng cao trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo trong thực thi công vụ.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác với các địa phương đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác.

6. Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu vực chức năng, phát triển đô thị, nông thôn

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung thống nhất, mang tính tích hợp. Xác định đẩy mạnh tinh giản bộ máy hành chính và cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng mô hình quản trị Nhà nước hiện đại. Tập trung ưu tiên việc nâng cao chất lượng bộ máy hành chính; đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp và trao quyền trong thời gian tới.

Tiếp tục thực hiện lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài trung tâm các đô thị. Kiểm soát chặt quỹ đất rừng, tài nguyên - môi trường rừng và tỷ lệ bao phủ rừng, cân bằng và chuyển hóa một phần quỹ đất nông nghiệp hiện có trong đô thị sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển.

7. Thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển

Tiếp tục thực hiện tốt các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình hành động của tỉnh về công tác nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, hạn chế chồng chéo gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

8. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong triển khai thực hiện.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch theo hướng đồng bộ.

Triển khai xây dựng kế hoạch hành động, thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hằng năm. Các cấp, các ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, định kỳ đánh giá, giám sát việc thực hiện quy hoạch theo quy định.

VIII. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Chi tiết danh mục bản đồ Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục XVI.

Điều 2. Sau khi các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định.

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở cho việc lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình nghiên cứu triển khai các dự án cụ thể, ranh giới các vị trí quy hoạch, diện tích, quy mô, công suất các công trình, dự án được điều chỉnh phù hợp với tiến độ, tình hình thực tế và quy định của pháp luật.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và có trách nhiệm:

1. Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch theo quy định.

2. Lập các kế hoạch 5 năm, hằng năm, các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch.

3. Nghiên cứu xây dng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển và theo quy định của pháp luật để huy động các nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

4. Tiếp tục thực hiện các yêu cầu, nội dung bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án thực hiện Quy hoạch, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững; tổ chức quan trắc, giám sát, quản lý môi trường; lưu giữ cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ quá trình chuyển đổi số trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết, phối hợp với tỉnh nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng
;

- Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;


- Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt

trận

Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTC

N,  các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHĐP [3].

KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

TT

Tên đường

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài dự kiến khoảng [km]

A

CAO TỐC, QUỐC LỘ

 

 

391

I

Cao tốc

 

 

99

1

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

cầu Như Nguyệt

QL31

19

2

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

QL31

Cầu sông Thương 2 - Đồng Ú

22

3

Cao tốc Nội Bài [Hà Nội] - Bắc Ninh - Hạ Long [đoạn qua Bắc Giang]

Đồng Phúc - Đồng Việt

7

4

Vành đai 5 thủ đô Hà Nội

Đan Hội

Đồng Tân

51

II

Quốc lộ

 

 

292

1

Quốc lộ 1

Cầu Lường

Tân Dĩnh

20

2

Quốc lộ 17

Yên Dũng

Tam Kha

57

3

Quốc lộ 31

Dĩnh Trì

Hữu Sản

97

4

Quốc lộ 37

Hòn Suy

Cầu Ca

61

5

Quốc lộ 279

Hạ My

Bờ Ải

57

B

ĐƯỜNG TỈNH

 

 

1.128

I

Đường tỉnh giữ nguyên chiều dài tuyến

 

 

193

1

Đường tỉnh 295

TT. Đồi Ngô

Đông Xuyên

71

2

Đường tỉnh 295B

Tân Xuyên

Đáp Cầu

24

3

Đường tỉnh 292

Kép

Cầu Gồ

19

4

Đường tỉnh 294

Tân Sỏi

Cầu Ka

15

5

Đường tỉnh 297

Lữ Vân

Dĩnh

8

6

Đường tỉnh 296

Thắng

Vát

10

7

Đường tỉnh 290

Hồng Giang

Phong Vân

15

8

Đường tỉnh 248

Phong Vân

Xa Lý

26

9

Đường tỉnh 242

Bố Hạ

Đèo Cà

6

II

Đường tỉnh điều chỉnh chiều dài tuyến

 

 

293

1

Đường tỉnh 298

Tân Trung - Tân Yên

Phúc Lâm

26

2

Đường tỉnh 293 và các tuyến nhánh 1,2,3

TP. Bắc Giang

Dương Hưu, Đan Hội, Trường Sơn, Tây Yên Tử

128

3

Đường tỉnh 291

Yên Đinh

Đồng Rì

27

4

Đường tỉnh 288

Đông Lỗ

Hoàng Vân

18

5

Đường tỉnh 299

Thái Đào

Đồng Việt

21

6

Đường tỉnh 299B

Quang Thịnh

Trí Yên

37

7

Đường tỉnh 289

Đèo Cóc - Khuôn Thần

Bình Sơn - ĐT 293

36

III

Quy hoạch đường huyện lên đường tỉnh [10 tuyến]

 

 

291

1

Đường tỉnh 398 C

Việt Yên

Lạng Giang

39

2

Đường tỉnh 398 D

Việt Yên

Lạng Giang

39

3

Đường tỉnh 297 B

Hương Mai

Phúc Sơn

16

4

Đường tỉnh 294 C

Cao Thượng

Đồng Hưu

22

5

Đường tỉnh 292 D

Bến Lường

huyện Yên Thế

37

6

Đường tỉnh 295 C

Tràng

Bách Nhẫn

16

7

Đường tỉnh 291 B

Nam Dương

Yên Định

30

8

Đường tỉnh 289 C

Kiên Thành

Tân Sơn

48

9

Đường tỉnh 293 D

Mục

Đèo Kiếm

11

10

Đường tỉnh 291 C

Cẩm Đàn

Vân Sơn

33

IV

Quy hoạch mở mới [12 tuyến]

 

 

351

1

Đường tỉnh 298B

Hồng Thái, Việt Yên

Cầu Hà Bắc 1, Việt Yên

18

2

Đường tỉnh 292 B

Song Vân

Vôi

22

3

Đường tỉnh 294 B

QL 37 [Việt Yên]

Canh Nậu,

52

4

Đường tỉnh 294 D

Tam Tiến

huyện Phú Bình, Thái Nguyên

12

5

Đường tỉnh 293 B

Lão Hộ

ĐT292 - Yên Thế

30

6

Đường tỉnh 398 B

Hương Sơn

Vành đai IV, huyện Hiệp Hòa.

45

7

Đường tỉnh 293 C

Vô Tranh

Đông Hưng

22

8

Đường tỉnh 290B

Tam Dị

Hồng Giang

26

9

Đường tỉnh 398

Xuân Cẩm

đường vành đai V, Lục Nam

56

10

Đường tỉnh 289 B

Cương Sơn

ĐT 289, Lục Ngạn

38

11

Đường tỉnh 296 B

TT Thắng

Mai Đình

12

12

Đường tỉnh 296 C

Hoàng An

Hòa Sơn

18

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CẢNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Tên cảng

Loại cảng

Tên sông

Địa điểm

A

Quy hoạch quốc gia

 

 

I

Cảng tổng hợp

 

 

 

1

Cảng Đồng Sơn

Loại III

Sông Thương

TP Bắc Giang

2

Cảng Tân Tiến

Loại III

Sông Thương

TP Bắc Giang

3

Cảng Quang Châu

Loại III

Sông Cầu

Việt Yên

4

Cảng Tiên Sơn

Loại III

Sông Cầu

Việt Yên

5

Cảng Đồng Phúc

Loại III

Sông Cầu

Yên Dũng

6

Cảng Yên Hà

Loại III

Sông Cầu

Yên Dũng

7

Cảng Thạch Bàn

Loại III

Sông Cầu

Yên Dũng

8

Cảng Long Xá

Loại III

Sông Cầu

Yên Dũng

9

Cảng Xuân Hương

Loại III

Sông Thương

Lạng Giang

10

Cảng Hòa Phú - Mai Đình

Loại III

Sông Cầu

Hiệp Hòa

11

Cảng Hợp Thịnh

Loại III

Sông Cầu

Hiệp Hòa

12

Cảng Xuân Cẩm

Loại III

Sông Cầu

Hiệp Hòa

13

Cảng Hòa Sơn

Loại III

Sông Cầu

Hiệp Hòa

14

Cảng Vũ Xá

Loại III

Sông Lục Nam

Lục Nam

15

Cảng Yên Sơn

Loại III

Sông Lục Nam

Lục Nam

16

Cảng Huyền Sơn

Loại III

Sông Lục Nam

Lục Nam

B

Quy hoạch tỉnh

 

 

 

I

Cảng chuyên dùng

 

 

 

1

Cảng xăng dầu Quang Châu

Loại III

Sông Cầu

Việt Yên

2

Cảng nhà máy gạch Trí Yên

Loại III

Sông Cầu

Yên Dũng

3

Cảng nhà máy nhiệt điện An Khánh

Loại III

Sông Lục Nam

Lục Nam

II

Cảng hành khách

 

 

 

1

Cảng Vĩnh Nghiêm

Loại III

Sông Lục Nam

Yên Dũng

2

Cảng Á Lữ

Loại III

Sông Thương

TP Bắc Giang

3

Cảng Bến Đám - Xuân Phú

Loại III

Sông Thương

Yên Dũng

4

Cảng Chũ

Loại III

Sông Lục Nam

Lục Ngạn

5

Cảng Vân Hà

Loại III

Sông Cầu

Yên Dũng

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH LƯỚI ĐIỆN TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021-2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Quy mô, công suất dự kiến giai đoạn 2021-2030

I

Lưới điện 500kV

 

 

1

TBA 500kV

 

 

 

500kV Bắc Giang

tram/máy/MVA

1/1/900

 

500kV Yên Thế

trạm/máy/MVA

1/1/900

2

Đường dây 500kV

km

50

II

Lưới điện 220kV

 

 

1

TBA 220kV

 

 

 

220kV Quang Châu

trạm/máy/MVA

1/2/500

 

220kV Lạng Giang

trạm/máy/MVA

1/2/500

 

220kV Sơn Động

trạm/máy/MVA

1/1/250

 

220kV Yên Dũng

trạm/máy/MVA

1/1/250

 

220kV Hiệp Hòa 2

trạm/máy/MVA

1/1/250

 

220kV Bắc Giang NC

trạm/máy/MVA

1/1/250

 

220kV Tân Yên

tram/máy/MVA

1/1/250

 

220kV Việt Yên

trạm/máy/MVA

1/1/250

2

Đường dây 220kV cải tạo, xây dựng mới

km

365

III

Lưới điện 100kV

 

 

1

TBA 100kV

 

 

 

Số TBA

TBA

68

 

Công suất

MVA

7.266

2

Đường dây 110kV cải tạo, xây dựng mới

km

350

 

PHỤ LỤC IV

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Các nhà máy nước

Số nhà máy, công trình/phạm vi phục vụ

A

CẤP NƯỚC LIÊN VÙNG

3 nhà máy

1

Nhà máy nước Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang và thị trấn Tân An

2

Nhà máy nước DNP Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Các khu cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên, Yên Dũng

3

Nhà máy nước Cấm Sơn

huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng,

B

CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ

34 công trình

I

Cải tạo, nâng cấp

31 công trình

II

Xây dựng mới

3 công trình

C

CẤP NƯỚC NÔNG THÔN

114 công trình

I

Xây mới cấp nước nông thôn

24 công trình

II

Cải tạo, khôi phục công trình không hoạt động

32 công trình

1

Huyện Lục Nam

07 công trình

2

Huyện Lục Ngạn

18 công trình

3

Huyện Sơn Động

03 công trình

4

Huyện Yên Thế

04 công trình

III

Công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng

11 công trình

1

Huyện Yên Dũng

02 công trình

2

Huyện Lục Nam

03 công trình

3

Huyện Yên Thế

05 công trình

4

Huyện Lục Ngạn

01 công trình

IV

Cải tạo duy trì hoạt động

47 công trình

1

Huyện Yên Dũng

04 công trình

2

Huyện Lục Nam

07 công trình

3

Huyện Lạng Giang

02 công trình

4

Huyện Sơn Động

30 công trình

5

Huyện Lục Ngạn

04 công trình

 

PHỤ LỤC V

QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021-2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 ca Thủ tướng Chính phủ]

 

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

I

Trạm bơm cải tạo [29 trạm bơm]

Các huyện, thành phố

II

Trạm bơm xây mới

 

1

Trạm bơm gộp lại thành trạm bơm mới

 

1.1

Trạm bơm Lãng Sơn, Xuân Đám

Huyện Yên Dũng

1.2

Trạm bơm Thái Sơn I, Thái Sơn II, Thái Sơn III

Huyện Yên Dũng

2

Xây mới

 

2.1

Trạm bơm Cống Rụt

TP Bắc Giang

2.2

Trạm bơm Ngòi Mân

Huyện Lục Nam

2.3

Trạm bơm cống Chản

Huyện Lục Nam

2.4

Trạm bơm Cống Đầm

TP Bắc Giang

2.5

Trạm bơm Yên Ninh

Huyện Việt Yên

2.6

Trạm bơm Tiên Hưng

Huyện Lục Nam

2.7

Trạm bơm Trí Yên

Huyện Yên Dũng

III

Hồ, đập giữ nguyên hiện trạng [27 hồ, đập]

 

IV

Hồ cải tạo [17 hồ]

Các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn

V

Hồ xây mới

 

1

Hồ Cái Cặn

Huyện Lục Ngạn

2

Đập Làng Chả

Huyện Lục Ngạn

3

Hồ Đồng Công

Huyện Lục Ngạn

4

Hồ Bàn Thờ

Huyện Sơn Động

5

Hồ Chùm Dâu

Huyện Sơn Động

6

Hồ Ba Vành

Huyện Sơn Động

7

Hồ Đá Húc

Huyện Lục Nam

8

Hồ Duồng

Huyện Lục Ngạn

 

PHỤ LỤC VI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Danh mục

Số lượng

Địa điểm

I

DI TÍCH

778

 

1

Di tích quốc gia đặc biệt

10

 

1.1

Di tích Quốc gia đặc biệt đã được công nhận

5

 

1.2

Di tích đề nghị công nhận Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

5

 

 

Cụm di tích Tiên Lục

 

Xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang

 

Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

 

Thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên

 

Đình, chùa Thổ Hà

 

Xã Vân Hà, huyện Việt Yên

 

Các di tích theo con đường bộ hành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

 

Huyện Lục Ngạn, Lục Nam

 

Di tích 05 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

 

Huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Việt Yên, TP Bắc Giang

2

Di tích cấp quốc gia

104

 

2.1

Di tích đã được công nhận

95

 

2.2

Di tích đề nghị công nhận mới

9

 

3

Di tích cấp tỉnh

664

 

II

THIẾT CHẾ VĂN HÓA THỂ THAO CẤP TỈNH XÂY MỚI

 

 

1

Sân vận động tỉnh

 

Xã Hương Gián, huyện Yên Dũng

2

Trung tâm Văn hóa - Triển Lãm tỉnh

 

Đô thị phía Nam, Thành phố Bắc Giang

3

Rạp nghệ thuật truyền thống

 

Nhà hát Chèo tỉnh, phường Xương Giang, TP. Bắc Giang

 

PHỤ LỤC VII

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, Y TẾ, AN SINH XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Danh mục

Số cơ sở

Cơ sở/ Địa điểm

I

Các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp

 

 

1

Khối THPT

58

 

1.1

Số cơ sở duy trì hoạt động

48

 

 

Trong đó, quy hoạch mở rộng:

20

Các huyện, thành phố

1.2

Quy hoạch mới

10

 

-

Huyện Lạng Giang

2

Xã Xương Lâm, TT Kép

-

Huyện Lục Ngạn

1

Xã Giáp Sơn

-

Huyện Hiệp Hòa

2

Xã Đoan Bái, xã Hương Lâm

-

Huyện Việt Yên

1

Khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ

-

TP Bắc Giang

4

Xã Song Mai; xã Dĩnh Trì; Khu đô thị mới số 2 phía Nam

2

Khối trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

9

 

 

Trong đó, quy hoạch mở rộng Trung tâm GDNN-GDTX

6

Các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa

3

Khối giáo dục nghề nghiệp

53

 

3.1

Cơ sở duy trì hoạt động

43

 

 

Trong đó, quy hoạch mở rộng

2

1 cơ sở tại xã Dĩnh Trì; 1 cơ sở tại xã Song Mai, TP Bắc Giang

3.2

Quy hoạch mới [cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại huyện Yên Thế và Lục Ngạn là cơ sở công lập]

10

 

 

Huyện Yên Thế

1

Thị trấn Phồn Xương

 

Huyện Lục Ngạn

1

Xã Giáp Sơn

 

Huyện Việt Yên

2

Xã Ninh Sơn, Tiên Sơn

 

Huyện Hiệp Hòa

2

Xã Hương Lâm, Châu Minh

 

Huyện Lục Nam

1

Xã Yên Sơn, Bắc Lũng

 

Huyện Yên Dũng

1

Xã Yên Lư

 

Thành phố Bắc Giang

2

Xã Tân Mỹ

II

Cơ sở y tế

 

 

1

Cơ sở y tế công lập

21

 

1.1

Duy trì, mở rộng vị trí hiện có

17

Tại TP Bắc Giang và các huyện: Tân Yên, Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng

1.2

Quy hoạch chuyển vị trí mới

2

Quy hoạch 02 cơ sở tại xã Tân Mỹ và xã Tân Tiến, TP Bắc Giang

1.3

Quy hoạch mới

2

Xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang

2

Cơ sở y tế ngoài công lập quy hoạch mới

33

 

2.1

Huyện Sơn Động

1

Thị trấn Tây Yên Tử

2.2

Huyện Lục Ngạn

3

Các xã: Trù Hựu, Tân Quang, Phong Vân

2.3

Huyện Lạng Giang

5

Thị trấn Vôi, Kép; các xã Nghĩa Hòa, Mỹ Thái, Đại Lâm

2.4

Huyện Yên Thế

3

Thị trấn Phồn Xương; xã Tam Tiến, Xuân Lương

2.5

Huyện Tân Yên

5

Xã Phúc Sơn, TT Nhã Nam, xã Quế Nham, Ngọc Vân, Việt Lập

2.6

Huyện Hiệp Hòa

3

Xã Bắc Lý, Hùng Sơn, Thanh Vân

2.7

Huyện Việt Yên

5

Thị trấn Nếnh, Bích Động; xã Minh Đức, Ninh Sơn

2.8

Huyện Yên Dũng

5

Thị trấn Tân An, Nham Biền; các xã Đức Giang, Hương Gián, Tiền Phong

2.9

Thành phố Bắc Giang

1

Xã Tân Mỹ

2.10

Huyện Lục Nam

2

Xã Khám Lạng, Nghĩa Phương

III

Cơ sở an sinh xã hội quy hoạch mới

10

9 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, 1 cơ sở công lập tại Tân Yên

1

Huyện Tân Yên

1

Xã Quế Nham

2

Thành phố Bắc Giang

2

Phường Đa Mai; xã Song Mai

3

Huyện Việt Yên

1

Xã Tiên Sơn

4

Huyện Lạng Giang

1

Xã Xương Lâm

5

Huyện Lục Nam

1

Xã Đông Hưng và xã Đông Phú

6

Huyện Yên Dũng

2

Thị trấn Nham Biền; xã Yên Lư

7

Huyện Yên Thế

1

Xã Tiến Thắng

8

Huyện Hiệp Hòa

1

Xã Hòa Sơn

 

PHỤ LỤC VIII

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Tên khu công nghiệp

Địa điểm

Diện tích dự kiến đến năm 2030 khoảng [ha]

Tổng cộng:

7.000

I

Các KCN đã thành lập

1.966

1

KCN Quang Châu

Huyện Việt Yên

516

Trong đó: Mở rộng 90ha

2

KCN Vân Trung

Huyện Việt Yên, Yên Dũng

388

Sáp nhập CCN Tăng Tiến

3

KCN Song Khê - Nội Hoàng

TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng

221

Sáp nhập CCN Nội Hoàng

4

KCN Đình Trám

Huyện Việt Yên

127

5

KCN Hòa Phú

Huyện Hiệp Hòa

515

Mở rộng giai đoạn 1: 85ha

Mở rộng giai đoạn 2: 222ha

6

KCN Việt Hàn

Huyện Việt Yên, TP Bắc Giang

198

Mở rộng: 148ha

II

Các KCN có trong quy hoạch

1.245

1

KCN-Đô thị-Dịch vụ Yên Lư

Huyn Yên Dũng

600

Mở rộng: 223ha

2

KCN-Đô thị-Dịch vụ Yên Sơn - Bắc Lũng

Huyện Lục Nam

490

Mở rộng: 190ha

3

KCN Tân Hưng

Huyện Lạng Giang

155

Sáp nhập CCN Tân Hưng

III

KCN quy hoạch mới

3.789

1

KCN - Đô thị - Dịch vụ Tiên Sơn - Ninh Sơn

Huyện Việt Yên

223

2

KCN Quang Châu 2

Huyện Việt Yên

125

3

KCN Song Mai-Nghĩa Trung

TP Bắc Giang, huyện Việt Yên

205

4

KCN Mỹ Thái-Xuân Hương-Tân Dĩnh

Huyện Lạng Giang

200

5

KCN-Đô thị-Dịch vụ Châu Minh - Bắc Lý-Hương Lâm

Huyện Hiệp Hòa

211

6

KCN-Đô thị-Dịch vụ Minh Đức-Thượng Lan-Ngọc Thiện

Huyện Việt Yên, Tân Yên

200

7

KCN-Đô thị-Dịch vụ Đức Giang

Huyện Yên Dũng

285

8

KCN Huyền Sơn

Huyện Lục Nam

150

9

KCN Thái Đào - Tân An

Huyện Lạng Giang, Yên Dũng

170

10

KCN-Đô Thị - Dịch vụ Xuân Cẩm - Hương Lâm

Huyện Hiệp Hòa

224

11

KCN-Đô thị-Dịch vụ Hòa Yên

Huyện Hiệp Hòa, Vit Yên

256

12

KCN Yên Sơn

Huyện Lục Nam

155

13

KCN-Đô thị-Dịch vụ Đồng Phúc

Huyện Yên Dũng

360

14

KCN- Đô thị - Dịch vụ Tự Lạn - Bích Sơn - Trung Sơn

Huyện Việt Yên

150

15

KCN Thượng Lan

Huyện Việt Yên

150

16

KCN-Đô thị-Dịch vụ Nghĩa Hưng

Huyện Lạng Giang

150

17

KCN Ngọc Thiện

Huyện Tân Yên

150

18

KCN Phúc Sơn

Huyện Tân Yên

125

19

KCN Mỹ Thái

Huyện Lạng Giang

160

20

KCN Ngọc Lý

Huyện Tân Yên

140

     

 

PHỤ LỤC IX

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa điểm

Diện tích dự kiến đến năm 2030 khoảng [ha]

 

Tổng cộng

3.006

I

Cụm công nghiệp giữ nguyên diện tích [36 CCN]

1.420

II

Cụm công nghiệp mở rộng diện tích

225

1

Cụm CN Yên Lư

Huyện Yên Dũng

75

2

Cụm CN Việt Tiến

Huyện Việt Yên

75

3

CCN Thanh Vân

Huyện Hiệp Hòa

75

III

Cụm công nghiệp quy hoạch mới

1.361

1

CCN Đông Lỗ

Huyện Hiệp Hòa

75

2

CCN Đông Lỗ 2

Huyện Hiệp Hòa

50

3

CCN Thanh Vân - Hoàng An

Huyện Hiệp Hòa

65

4

CCN Hòa Sơn - Quang Minh

Huyện Hiệp Hòa

75

5

CCN Mai Trung

Huyện Hiệp Hòa

40

6

CCN Danh Thắng - Đoan Bái

Huyện Hiệp Hòa

75

7

CCN Tiên Sơn

Huyện Việt Yên

75

8

CCN Nghĩa Trung

Huyện Việt Yên

75

9

CCN Quang Châu

Huyện Việt Yên

60

10

CCN Minh Đức - Ngọc Lý

Huyện Việt Yên, Tân Yên

75

11

CCN Nếnh

Huyện Việt Yên

43

12

CCN Việt Ngọc

Huyện Tấn Yên

49

13

CCN Ngọc Châu

Huyện Tấn Yên

75

14

CCN Liên Sơn

Huyện Tấn Yên

40

15

CCN Ngọc Vân

Huyện Tấn Yên

66

16

CCN Kim Tràng

Huyện Tấn Yên

52

17

CCN Khám Lạng

Huyện Lục Nam

40

18

CCN Phương Sơn - Đại Lâm

Huyện Lục Nam, Lạng Giang

50

19

CCN Hương Sơn 2

Huyện Lạng Giang

65

20

CCN Đại Lâm 2

Huyện Lạng Giang

60

21

CCN Tân Sỏi

Huyện Yên Thế

20

22

CCN Đông Sơn

Huyện Yên Thế

25

23

CCN Thanh Sơn

Huyện Sơn Động

46

24

CCN Phượng Sơn

Huyện Lục Ngạn

65

IV

CCN đưa ra khỏi quy hoạch và sáp nhập vào khu công nghiệp đến năm 2030

 

1

CCN sáp nhập vào KCN

 

 

1.1

Cụm CN Tân Hưng

Huyện Lạng Giang

 

1.2

Cụm CN Tăng Tiến

Huyện Việt Yên

 

1.3

CCN Nội Hoàng

Huyện Yên Dũng

 

2

CCN đưa ra khỏi quy hoạch

 

 

2.1

Cụm CN Đức Thắng

Huyện Hiệp Hòa

 

2.2

Cụm CN Trại Ba

Huyện Lục Ngạn

 

2.2

Cụm CN Cầu Gồ

Huyện Yên Thế

 

PHỤ LỤC X

QUY HOẠCH DỊCH VỤ TỔNG HỢP, NGHỈ DƯỠNG, VUI CHƠI, GIẢI TRÍ, THỂ THAO SÂN GOLF TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021-2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

TT

Tên khu quy hoạch

Địa điểm

I

Các khu đang thực hiện

 

1

Khu sân golf và dịch vụ Yên Dũng

Huyện Yên Dũng

2

Khu sân golf Việt Yên

Huyện Việt Yên

3

Khu sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang

Huyện Lục Nam

II

Các khu quy hoạch mới

 

1

Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Khuôn Thần

Huyện Lục Ngạn

2

Khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao Nham Biền [02 sân golf]

Thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng

3

Khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Hố Cao

Huyện Lạng Giang

4

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối Nứa [01 sân golf]

Huyện Lục Nam

5

Khu sân golf Yên Thế tại hồ Cầu Rễ

Huyện Yên Thế

6

Khu sân golf và khu nghỉ dưỡng Tân Yên tại Núi Dành

Huyện Tân Yên

7

Khu sân golf Yên Hà

Huyện Yên Dũng, Việt Yên

8

Khu sân golf và nghỉ dưỡng Lục Nam

Huyện Lục Nam

9

Khu sân golf Tây Yên Tử

Huyện Sơn Động

 

PHỤ LỤC XI

PHƯƠNG ÁN PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Tên vùng/tiểu vùng

hiệu

I

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt

C

1

Tiểu vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

C1

2

Tiểu vùng Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ

C2

3

Tiểu vùng Hồ Cấm Sơn

C3

4

Tiểu vùng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn

C4

II

Vùng hạn chế phát thải

R

1

Tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên

R1

2

Tiểu vùng khu văn hóa - lịch sử - danh lam thắng cảnh

R2

3

Tiểu vùng hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng

R3

4

Tiểu vùng rừng sản xuất

R4

5

Tiểu vùng khai thác khoáng sản

R5

6

Tiểu vùng môi trường công nghiệp

R6

7

Tiểu vùng đô thị vừa và nhỏ

R7

III

Vùng khác

D

1

Tiểu vùng phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị phía Tây - Nam

D1

2

Tiểu vùng phát triển nông, lâm, công nghiệp và du lịch sinh thái phía Đông

D2

3

Tiểu vùng phát triển nông, lâm, du lịch phía Bắc

D3

4

Tiểu vùng khu dân cư - hành chính

D4

 

PHỤ LỤC XII

PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Danh mục/địa phương

Tổng số [điểm]

Trong đó:

Hiện có

Bổ sung mới

I

Môi trường nước mặt

80

50

30

1

Huyện Hiệp Hòa

7

5

2

2

Huyện Việt Yên

9

6

3

3

Huyện Yên Dũng

9

5

4

4

Huyện Yên Thế

6

4

2

5

Huyện Tân Yên

6

4

2

6

Thành phố Bắc Giang

10

6

4

7

Huyện Lạng Giang

8

5

3

8

Huyện Lục Nam

8

5

3

9

Huyện Lục Ngạn

10

6

4

10

Huyện Sơn Động

7

4

3

II

Môi trường nước dưới đất

39

29

10

1

Huyện Hiệp Hòa

4

3

1

2

Huyện Việt Yên

7

4

3

3

Huyện Yên Dũng

4

3

1

4

Huyện Yên Thế

5

3

2

5

Huyện Tân Yên

3

2

1

6

Thành phố Bắc Giang

5

4

1

7

Huyện Lạng Giang

2

2

 

8

Huyện Lục Nam

3

3

 

9

Huyện Lục Ngạn

4

3

1

10

Huyện Sơn Động

2

2

 

III

Môi trường không khí xung quanh

70

53

17

1

Huyện Hiệp Hòa

9

6

3

2

Huyện Việt Yên

8

7

1

3

Huyện Yên Dũng

9

7

2

4

Huyện Yên Thế

6

4

2

5

Huyện Tân Yên

5

4

1

6

Thành phố Bắc Giang

11

9

2

7

Huyện Lạng Giang

7

5

2

8

Huyện Lục Nam

6

5

1

9

Huyện Lục Ngạn

5

3

2

10

Huyện Sơn Động

4

3

1

IV

Môi trường đất

41

21

20

1

Huyện Hiệp Hòa

5

2

3

2

Huyện Việt Yên

8

2

6

3

Huyện Yên Dũng

3

2

1

4

Huyện Yên Thế

2

2

 

5

Huyện Tân Yên

3

2

1

6

Thành phố Bắc Giang

6

3

3

7

Huyện Lạng Giang

2

2

 

8

Huyện Lục Nam

5

2

3

9

Huyện Lục Ngạn

4

2

2

10

Huyện Sơn Động

3

2

1

 

PHỤ LỤC XIII

QUY HOẠCH NGHĨA TRANG, CƠ SỞ HỎA TÁNG, KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Danh mục

Địa điểm

I

Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng

1

Nghĩa trang cấp I và cơ sở hỏa táng tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam

Xã Đông Hưng, huyện Lục Nam

2

Nghĩa trang cấp II và cơ sở hỏa táng tại xã Thanh Lâm huyện Lục Nam

Xã Thanh Lâm huyện Lục Nam

3

Nghĩa trang An Lạc Viên

Xã Liên Sơn, thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên

II

Khu xử lý chất thải rắn tập trung

1

Khu xử lý rác thải tập trung thành phố Bắc Giang

Xã Đa Mai, TP BG

2

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Hiệp Hòa

Thôn Đồng Quan, xã Đông lỗ, huyện Hiệp Hòa

3

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Lục Nam

Xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam

4

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Việt Yên

Xã Thượng Lan, huyện Việt Yên

5

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Yên Dũng

TT Nham Biền, huyện Yên Dũng

6

Khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, nguy hại của công ty Hòa Bình

TT Nham Biền, huyện Yên Dũng

7

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Lạng Giang

Xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang

8

Nhà máy chế biến rác Tân Yên

Xã Liên Chung, huyện Tân Yên

9

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Yên Thế

Xã Đồng Vương, Đồng Hưu, huyện Yên Thế

10

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Lục Ngạn

Xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn

11

Khu xử lý rác thải tập trung huyện Sơn Động

Thị trn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động

 

PHỤ LỤC XIV

QUY HOẠCH BẢO VỆ, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

Địa điểm quy hoạch

Số lượng khu

I

Quy hoạch khoáng sản kim loại

25

1

Quặng đồng

22

2

Quặng vàng

01

3

Kim loại khác [chì, kẽm]

02

II

Khoáng sản nhiên liệu - than

10

III

Quặng Barit [01 điểm]

01

IV

Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp

189

1

Huyện Lạng Giang

35

2

Huyện Lục Nam

55

3

Huyện Lục Ngạn

32

4

Huyện Tân Yên

18

5

Huyện Yên Thế

12

6

Huyện Yên Dũng

14

7

Huyện Việt Yên

10

8

Huyện Sơn Động

12

9

Huyện Hiệp Hòa

01

V

Quy hoạch khoáng sản cát, sỏi

98

1

Sông Lục Nam

46

2

Sông Cầu

36

3

Sông Thương

07

4

Mỏ cát đồi

09

VI

Đất sét gạch, ngói

99

1

Huyện Lục Nam

42

2

Huyện Hiệp Hòa

04

3

Huyện Việt Yên

11

4

Huyện Yên Dũng

15

5

Huyện Lạng Giang

06

6

Huyện Tân Yên

11

7

Huyện Yên Thế

03

8

Huyện Lục Ngạn

04

9

Huyện Sơn Động

03

 

PHỤ LỤC XV

CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 TỈNH BẮC GIANG
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

Đơn vị tính: ha

TT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2020

QH đến năm 2030

Tăng [+]; giảm [-]

Diện tích [ha]

Cơ cấu [%]

Diện tích [ha]

Cơ cấu [%]

 

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

I

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

 

389.589,47

100,00

389.589,47

100,00

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

301.063,56

77,28

268.972,35

69,04

-32.091,21

1.1

Đất trồng lúa

LUA

70.748,46

18,16

48.748,25

12,51

-22.000,21

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

59.842,77

15,36

45.022,40

11,56

-14.820,37

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

9.452,93

2,43

7.558,44

1,94

-1.894,49

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

66.444,02

17,05

64.498,57

16,56

-1.945,45

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

20.594,99

5,29

20.628,07

5,29

33,08

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

13.037,40

3,35

13.510,01

3,47

472,61

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

112.151,21

28,79

105.416,44

27,06

-6.734,77

 

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

23.960,80

6,15

22.231,30

5,71

-1.729,50

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

8.375,33

2,15

7.277,60

1,87

-1.097,73

1.8

Đất làm muối

LMU

 

 

 

 

 

1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

259,22

0,07

1.334,97

0,34

1.075,75

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

85.133,65

21,85

119.920,10

30,78

34.786,45

2.1

Đất quốc phòng

CQP

24.891,32

6,39

25.546,37

6,56

655,05

2.2

Đất an ninh

CAN

517,69

0,13

567,00

0,15

49,31

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

1.051,17

0,27

6.999,65

1,80

5.948,48

2.4

Đất cụm công nghiệp

SKN

623,55

0,16

3.005,00

0,77

2.381,45

2.5

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

425,69

0,11

4.794,87

1,23

4.369,18

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

1.527,43

0,39

3.001,51

0,77

1.474,08

2.7

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

444,33

0,11

694,93

0,18

250,60

2.8

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

732,47

0,19

2.847,95

0,73

2.115,48

2.9

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

DHT

22.765,67

5,84

34.366,82

8,82

11.601,15

 

Đất giao thông

DGT

14.303,99

3,67

20.397,50

5,24

6.093,51

 

Đất thủy lợi

DTL

4.663,99

1,20

5.051,95

1,30

387,96

 

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

315,46

0,08

694,48

0,18

379,02

 

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

102,74

0,03

298,03

0,08

195,29

 

Đất xây dựng cơ sở giáo dục-đào tạo

DGD

807,41

0,21

1.143,53

0,29

336,12

 

Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao

DTT

533,99

0,14

2.890,00

0,74

2.356,01

 

Đất công trình năng lượng

DNL

90,40

0,02

416,73

0,11

326,33

 

Đất công trình bưu chính viễn thông

DBV

9,81

0,00

22,10

0,01

12,29

 

Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

DKG

6,01

0,00

9,01

0,00

3,00

 

Đất chợ

DCH

84,58

0,02

226,84

0,06

142,26

 

Đất có di tích, lịch sử - văn hóa

DDT

85,59

0,02

254,00

0,07

168,41

 

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

118,19

0,03

496,23

0,13

378,04

 

Đất cơ sở tôn giáo

TON

170,05

0,04

343,91

0,09

173,86

 

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

1.435,56

0,37

1.877,84

0,48

442,28

 

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

4,99

0,00

8,99

0,00

4,00

 

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

8,83

0,00

74,38

0,02

65,55

 

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

1,41

0,00

1,41

 

 

 

Đất công trình công cộng khác

DCK

22,67

0,01

159,88

0,04

137,21

2.10

Đất danh lam, thắng cảnh

DDL

13,43

0,00

186,92

0,05

173,49

2.11

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

 

 

 

 

 

2.12

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

112,35

0,03

1.832,27

0,47

1.719,92

2.13

Đất ở tại nông thôn

ONT

16.561,97

4,25

15.445,13

3,96

-1.116,84

2.14

Đất ở tại đô thị

ODT

3.100,21

0,80

8.280,57

2,13

5.180,36

2.15

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

213,75

0,05

356,89

0,09

143,14

2.16

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

31,13

0,01

47,74

0,01

16,61

2.17

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DGN

 

 

 

 

 

2.18

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

215,34

0,06

285,44

0,07

70,10

2.19

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

6.884,40

1,77

6.763,65

1,74

-120,75

2.20

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

5.013,66

1,29

4.871,23

1,25

-142,43

2.21

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

8,09

0,00

26,17

0,01

18,08

3

Đất chưa sử dụng

CSD

3.392,26

0,87

697,02

0,18

-2.695,24

II

KHU CHỨC NĂNG

KDT

 

 

 

 

 

1

Đất khu công nghệ cao

KCN

 

 

 

 

 

2

Đất khu kinh tế

KKT

 

 

 

 

 

3

Đất đô thị

KDT

27.114,02

6,96

58.804,57

 

31.690,54

4

Khu sản xuất nông nghiệp

KNN

 

 

 

 

 

5

Khu lâm nghiệp

KLN

145.783,60

 

139.722,97

 

-6.060,63

6

Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

KBT

13.037,40

 

13.510,01

 

472,61

7

Khu phát triển công nghiệp

KPC

1.674,72

 

10.004,65

 

8.329,93

8

Khu đô thị

DTC

 

 

 

 

 

9

Khu thương mại - dịch vụ

KTM

 

 

 

 

 

10

Khu dân cư nông thôn

DNT

78.380,28

 

68.791,13

 

-9.589,15

 

PHỤ LỤC XVI

DANH MỤC BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
[Kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ]

 

STT

TÊN BẢN ĐỒ

Tỷ lệ

1

Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh

1:50000

2

Bản đồ hiện trạng điều kiện tự nhiên

1:50000

3

Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

1:50000

4

Bản đồ hiện trạng phát triển công nghiệp

1:50000

5

Bản đồ hiện trạng phát triển khu công nghiệp

1:50000

6

Bản đồ hiện trạng phát triển cụm công nghiệp

1:50000

7

Bản đồ hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

1:50000

8

Bản đồ hiện trạng phát triển dịch vụ

1:50000

9

Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch

1:50000

10

Bản đồ hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao

1:50000

11

Bản đồ hiện trạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích

1:50000

12

Bản đồ hiện trạng phát triển giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, Khoa học và công nghệ

1:50000

13

Bản đồ hiện trạng phát triển y tế

1:50000

14

Bản đồ hiện trạng phát triển an sinh xã hội

1:50000

15

Bản đồ hiện trạng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

1:50000

16

Bản đồ hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

1:50000

17

Bản đồ hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi

1:50000

18

Bản đồ hiện trạng phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải

1:50000

19

Bản đồ hiện trạng phát triển mạng lưới cấp điện tỉnh

1:50000

20

Bản đồ hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông tỉnh

1:50000

21

Bản đồ hiện trạng phát triển viễn thông thụ động

1:50000

22

Bản đồ hiện trạng môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học

1:50000

23

Bản đồ hiện trạng thoát nước xử lý chất thải rắn và nghĩa trang

1:50000

24

Bản đồ hiện trạng thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

1:50000

25

Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

1:50000

26

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1:50000

27

Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

1:50000

28

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050

1:50000

29

Bản đồ phương án phát triển công nghiệp

1:50000

30

Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp

1:50000

31

Bản đồ phương án phát triển cụm công nghiệp

1:50000

32

Bản đồ phương án phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

1:50000

33

Bản đồ hiện trạng phát triển rừng

1:50000

34

Bản đồ phương án phát triển rừng

1:50000

35

Bản đồ phương án phát triển dịch vụ

1:50000

36

Bản đồ phương án phát triển du lịch

1:50000

37

Bản đồ phương án phát triển văn hóa, thể thao

1:50000

38

Bản đồ phương án phát triển giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, Khoa học và công nghệ

1:50000

39

Bản đồ phương án phát triển y tế

1:50000

40

Bản đồ phương án phát triển an sinh xã hội

1:50000

41

Bản đồ phương án phát triển vùng kinh tế trọng điểm

1:50000

42

Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn

1:50000

43

Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

1:50000

44

Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu

1:50000

45

Bản đồ phương án phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải

1:50000

46

Chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa

1:50000

47

Bản đồ phương án phát triển mạng lưới cấp điện

1:50000

48

Bản đồ phương án phát triển thông tin và truyền thông

1:50000

49

Bản đồ phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động

1:50000

50

Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học

1:50000

51

Bản đồ phương án thoát nước xử lý chất thải rắn và nghĩa trang

1:50000

52

Bản đồ phương án thăm dò khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

1:50000

53

Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

1:50000

54

Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng

1:50000

55

Bản đồ phương án phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu

1:50000

56

Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất

1:50000

57

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng huyện

1:50000

58

Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện

1:50000

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

No. 219/QD-TTg

 

Hanoi, February 17, 2022

DECISION

Approving the master plan on Bac Giang province for the 2021-2030 period, with a vision toward 2050[1]

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government; and the November 22, 2019 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration;

Pursuant to the November 24, 2017 Planning Law;

Pursuant to the June 15, 2018 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Eleven Laws concerning Planning;

Pursuant to the November 20, 2018 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Thirty-Seven Laws concerning Planning;

Pursuant to the National Assembly Standing Committee’s Resolution No. 751/2019/UBTVQH14 of August 16, 2019, on interpretation of a number of articles of the Planning Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 37/2019/ND-CP of May 7, 2019, detailing the implementation of a number of articles of the Planning Law;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 11/NQ-CP of February 5, 2018, on organization of the implementation of the Planning Law;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 119/NQ-CP of September 27, 2021, on tasks and solutions to raise the quality and accelerating the formulation of master plans for the 2021-2030 period;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 139/QD-TTg of January 20, 2020, approving the task of formulating the master plan on Bac Giang province for the 2021-2030 period, with a vision toward 2050;

At the proposal of the People’s Committee of Bac Giang province in Report No. 590/TTr-UBND of November 17, 2021, and Document No. 97/UBND-TH of February 10, 2022, requesting approval of the master plan on Bac Giang province for the 2021-2030 period, with a vision toward 2050,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on Bac Giang province for the 2021-2030 period, with a vision toward 2050, with the following principal contents:

I. PLANNING SCOPE AND BOUNDARIES

The scope and boundaries for formulation of the master plan on Bac Giang province cover the whole Bac Giang province with a natural area of 389,589 hectares, at the geographical coordinates from 21°07’ to 21°37’ north latitude, and from 105°53’ to 107°02’ east longitude, in the northern midland and mountainous region. Bac Giang province borders Lang Son and Thai Nguyen provinces to the north; Bac Ninh, Hai Duong and Quang Ninh provinces to the south, Thai Nguyen province and Hanoi city to the west, and Lang Son and Quang Ninh provinces to the east.

II. VIEWPOINTS, OBJECTIVES AND DEVELOPMENT BREAKTHROUGHS

1. Viewpoints

- The master plan on Bac Giang province for the 2021-2030 period, with a vision toward 2050 [below referred to as the Master Plan], must be in line with the 2021-2030 ten-year socio-economic development strategy of the whole country; national- and regional-level master plans, and the master plan on construction of the Hanoi capital region through 2030 with a vision toward 2050.

- Fast and sustainable development is a consistent requirement, relying mainly on science, technology and innovation, thus making science, technology, knowledge-based economy and comprehensive digital transformation a major contributor to raising the growth quality; to ensure harmony between economic development and culture, social affairs, environmental protection, nature and biodiversity conservation, and climate change adaptation.

- To organize and arrange rational spaces for development of socio-economic activities in order to efficiently tap advantages of the transitional position between the northern midland and mountainous region with the Red River delta region and the northern key economic region, closely linked to the capital region.

- To bring into play existing potential and advantages; to mobilize, allocate and efficiently use resources to realize the set development goals; to make focused investment in association with restructuring the economy, focusing on in-depth growth and creating new driving forces for development; to harmoniously combine the development of dynamic zones with areas with difficult conditions and areas satisfying environmental protection conditions; to consolidate linkages in the development with localities in the region and adjacent areas, taking the initiative in international integration.

- To maximize the utilization of the human factor to ensure sustainable development; to formulate policies to encourage and promote the spirit of dedication, aiming to improve the material and spiritual life of the people; to regard investment and education and training development as foundations for sustainable and long-term development; to make changes in the training of high-quality human resources in order to improve labor productivity.

- To closely combine socio-economic development with national defense and security assurance, build the all-people national defense posture associated with the people’s security posture, ensure social order and safety on the basis of consolidating physical foundations and forces and building solid defense areas; to build an orderly, disciplined and safe society, guaranteeing a peaceful and happy life of the people.

2. Development goals through 2030

a/ General objectives

To promote all potentials, advantages and resources to help Bac Giang province develop quickly, comprehensively and sustainably; to consider the industrial sector a main driving force for the provincial growth associated with development of new spaces, turning the province into one of the industrial development centers of the region; to develop with breakthroughs diverse services; to develop agriculture in a stable manner toward safety and higher quality and efficiency; to make investment in technical, social and urban infrastructure facilities to be synchronous and modern; to make science, technology and knowledge-based economy become a main contributor to raising the growth quality; to strongly develop high-quality human resources; to comprehensively develop education, health, culture and social affairs in order to put the province in the advanced group of the whole country; to improve material and spiritual lives and living environment of the people; to expand international cooperation and integration; to build a solid national defense and security posture.

By 2030, Bac Giang will become a modernity-oriented industrial province, with the size of GRDP being among the country’s leading 15 provinces and cities, and the top of the northern midland and mountainous region.

b/ Specific objectives through 2030

- Economically:

+ The average economic growth rate in the 2021-2030 period will be 15-16%, of which the growth rate of the industry-construction sector will increase by 17-18% per year [industry, 18-19% per year, and construction, 12-13% per year]; service sector, 10-11% per year; and agro-forestry-fisheries sector, 2-3% per year.

Economic structure in 2030: The industry-construction sector will account for 66-67% [industry, 60%]; agro-forestry-fisheries sector, 6-7%; service sector, 24-25%, and product tax sector, 2-3%.

+ Per-capita GRDP in 2030 will reach about USD 9,800 [calculated at current prices].

+ The contribution of total factor productivity [TFP] to the economic growth in 2030 will be around 50%.

+ The average labor productivity growth rate in the 2021-2030 period will reach about 13% per year; by 2030, the average labor productivity will reach VND 475 million per laborer [calculated at current prices].

+ State budget revenues in the province will increase by over 18% per year on average.

+ Development investment capital mobilized from the entire society in the 2021-2030 period will exceed VND 1.5 quadrillion.

+ Tourist arrivals will surpass 7.5 million in 2030.

- Regarding culture, social affairs, education and health care:

+ Human development index [HDI] will reach 0.85.

+ The percentage of schools attaining level-2 national standards will exceed 33%.

+ The number of hospital beds per 10,000 people will be over 40.

+ The rate of poor households will drop by an average of 1-1.5% per year.

+ The percentage of trained workers will reach over 90%, of which trainees acquiring diplomas and certificates will account for 35-40%.

- Regarding environmental protection:

+ The proportion of the population supplied with clean water will be 92% [100% in urban areas and 90% in rural areas].

+ The proportion of treated solid wastes will surpass 95% [100% in urban areas and over 90% in rural areas].

+ All industrial parks and clusters and urban centers will have concentrated wastewater treatment systems; production and business establishments will conform to environmental technical regulations.

+ The forest coverage rate will be 37%.

- Regarding spaces and infrastructure facilities:

+ The urbanization rate will be 55-60%; to build and expand Bac Giang city into a smart city meeting grade-I urban center criteria, which will be an economic, political and service center of the province; Viet Yen and Hiep Hoa districts will be upgraded into towns; Chu township will be expanded into a town, and Voi township will meet grade-IV urban center criteria.

+ Eight out of 9 districts will attain new-style countryside standards;

+ Investment infrastructure will be developed to be synchronous and modern; transport infrastructure will become complete and safe; electricity will be enough to meet production and daily-life needs; water sources for production and daily-life activities will be sufficient; the system of dikes and dammed reservoirs will be safely built; social infrastructure facilities will meet development needs.

- Regarding national defense, security, and social order and safety:

To enhance the management of national defense and security; to proactively grasp the situation so as not to fall into passive and unexpected circumstances; to properly prevent and combat traditional and non-traditional security challenges, ensure the construction of the all-people national defense posture associated with the people’s security posture, and ensure social order and safety.

3. Development breakthroughs

- To improve mechanisms and policies and carry out administrative reform, focusing on the research, promulgation or proposal on promulgation of mechanisms and policies on development of dynamic zones and key products; and those on infrastructure, attraction of large investors, manufacture of allied industry products and supply of input materials; and policies to facilitate labor force restructuring, etc.

- To focus on building, and creating breakthroughs in, the economic infrastructure system to meet development requirements, focusing on transport, industrial, urban and digital transformation infrastructure facilities, etc.

- To comprehensively develop human resources, science, technology and innovation associated with inspiring aspirations to make dedications and advancements; to promote cultural values, and carry out comprehensive renewal of education and training, attaching importance to support and investment to increase the percentage of high-quality labor in the labor structure.

4. Development vision toward 2050

By 2050, Bac Giang province will become a modern industrial province based on comprehensive and sustainable development. To develop green industry and ecological industry, organize production activities with concentrated and professional industrial parks and clusters; services will be developed toward diversity and modernity with an increasingly higher proportion in the economic structure; to develop a clean, quality and effective agriculture; to organize spaces for scientific development; to build a system of modern and smart urban centers, harmoniously developed rural areas, and a synchronous infrastructure system; to preserve and promote national cultural identities of the local people; to develop education and training; to care for people’s health and unceasingly improve social security; to help build a good life for the people with high living standards; to guarantee political security, national defense, and social order and safety.

III. DEVELOPMENT OF INDUSTRIES AND SECTORS

1. Orientations for development of important sectors

a/ Industrial sector

To develop the industrial sector toward sustainability, turning Bac Giang province into one of industrial development centers of the region; to maintain a high growth rate, making the industrial sector continue to be the main driving force for economic growth of the province.

b/ Service sector

To develop a diversified, modern and sustainable service sector; to ensure breakthrough development of a number of services with potential and advantages and highly competitive services, making Bac Giang province become the region’s gateway and the center for cargo transshipment, transportation, warehousing, logistics and trade; to form and develop national tourist zones, making tourism services an important economic sector; to facilitate synchronous development of production services, social services and public services.

2. Orientations for development of other industries and sectors

a/ Agro-forestry-fisheries sector

To build agriculture toward modernity, sustainability, and production of goods with productivity, quality, efficiency and competitiveness on the basis of developing hi-tech agriculture, smart agriculture and clean agriculture; to develop forestry and fisheries toward sustainability, higher economic efficiency and environmental protection.

b/ Science, technology and innovation

To build modern and synchronous technical infrastructure facilities and equipment; to build a contingent of scientific and technological staffs capable of absorbing, mastering, developing and transferring advanced and modern technologies; to strive for numerous valuable researches in different sectors; to develop scientific and industrial potential, biotechnology and information technology associated with digital transformation, new material technology, and medical-pharmaceutical technology, etc.

c/ Culture and sports

To promote culture and family development while ensuring the preservation of cultural identities of the land and people of Bac Giang province; to conserve and promote cultural heritages associated with sustainable tourism development; to prioritize renovating and embellishing recognized relics that have been degrading and relics potential for tourism development; to focus on building and step by step improving the system of cultural and sports institutions; to ensure extensive and sustainable development of physical training and sports activities, and develop high-achievement sports, focusing on sports in which the province has strengths and Olympic sports.

d/ Education and training and vocational education

To create fundamental changes in quality and efficiency of education and training; to build an open education system with educational structure and methods suitable to local conditions, thus making the province become one of the country’s leading 10 provinces in terms of education and training development qualifications and quality; to review and reorganize the network of education institutions with conformable and standardized advanced and modern physical foundations; to raise the quality of teachers on par with that in other regions.

To improve the quality of human resources; to generate jobs and improve the material and spiritual life of workers and laborers; to strengthen and scale up vocational education institutions in combination with renewing them and making big improvements in the training quality and efficiency of vocational education; to build a high-quality workforce meeting international and ASEAN regional standards.

dd/ Health and people’s health care

To build and develop a gradually modern and synchronous medical system, ensuring balanced and harmonious development between medical examination and treatment activities and preventive medicine activities, improving health and primary health care; to consolidate and develop a system of high-quality hospitals and health establishments; to improve operational efficiency of commune-level health stations; to build a synchronous preventive medicine and disease control system capable of forecasting and controlling diseases; to build and develop a contingent of medical workers to meet the needs of people’s health care; to improve the quality of population.

e/ Social security

To mobilize all possible resources for investment in infrastructure and support for fast and sustainable poverty reduction for poor districts and extreme difficulty-hit communes, particularly the poorest villages and communes; to properly ensure social security; to improve the quality of life of people with meritorious services to the nation in each period of socio-economic development of the province, ensuring that it is at least equal to the general average level; to intensify public communication for integration of contents on social evil prevention.

g/ National defense and security

To build comprehensively strong armed forces in the province; to enhance high combat readiness so as not to fall into passive and unexpected circumstances, and promptly and effectively address various situations; to maintain political security and social order and safety.

3. Plans on development of transport networks

a/ Plan for development of national transport infrastructure facilities

- Expressways, national highways, railways and waterways: To comply with relevant national master plans.

- Inland waterway ports: To transform A Lu port into a passenger port; to retain 2 existing ports; to plan 16 new general ports.

- Inland container depots [ICD]: To plan 4 ICD development zones, including a zone for general services, logistics services and ICD in Huong Son; logistics service zone-cum-ICD in Dong Lo-Tien Son; inland waterway port-cum-ICD in Long Xa; and inland waterway port-cum-ICD in Yen Son.

b/ Plan on development of provincial-level transport infrastructure facilities

To plan 38 provincial roads with a total length of about 1,128 km, specifically as follows: To keep the length of 9 existing provincial roads unchanged; to adjust the length of 7 other existing roads; to upgrade 10 existing district roads to provincial roads with a total length of about 291 km; to open 12 new roads with a total length of about 351 km [details are provided in Appendices I and II].

4. Plans on development of energy and electricity supply networks

a/ Electricity generation sources

To maintain existing sources of electricity generation; to develop electricity generation sources for the 2021-2030 period, including An Khanh thermal power plant with an output of 650 MW; and Bac Giang waste treatment and electricity generation plant with an output of 12 MW.

To develop renewable energy sources, including solar power plants with an output of about 400 MW; electricity sources from rooftop solar power units at workshops of industrial parks and clusters with a total output of about 2,320 MW; and wind power sources connected to power grids with a total output of about 700 MW.

b/ Power supply source for the province from the national power transmission system

500 kV grids: To build two 500 kV transformer stations with a total output of 1,800 MVA in Luc Nam and Yen The districts; to build some 50 km of 500 kV transmission lines.

220 kV grids: To increase the output of Quang Chau transformer station to 500 MVA; to build 7 new transformer stations with a total output of 2,000 MVA; to renovate and build transmission lines with a total length of about 365 km.

c/ 110 kV grids

By 2030, the province will have 68 transformer stations with a total output of 7,226 MVA, of which 6 existing transformer stations with an output of 681MVA will be retained; 10 others will be renovated to have an output of 1,210 MVA; and 52 new transformer stations with an output of 5,375 MVA will be built.

To build 69 transmission lines of 110kV with a total length of about 350 km.

d/ Distribution and low-voltage grids

To build new medium-voltage transmission lines with a total length of about 1,832 km; to build 2,608 distribution transformer stations, and about 1,858 km of low-voltage transmission lines.

[Details are provided in Appendix III]

5. Information and communications development plan

In the postal sector, to transform traditional postal services into digital ones, and make delivery services an important infrastructure system of the digital economy, thereby promoting the digital government and digital society.

To transform telecommunications infrastructure facilities into digital ones, and build 5G mobile information network infrastructure facilities in all residential areas; by 2030, there will be at least one mobile information access station within a radius of 0.22km.

To build and upgrade inter- and intra-provincial fiber optic cable transmission lines to meet the need for development of broadband services and smart urban centers; to lay all telecommunications cable network infrastructure facilities underground in new industrial parks, residential areas, urban areas and roads, and 40-50% thereof in existing industrial parks, residential areas, urban areas and roads.

To develop digital platforms and apply new digital technology to the reform of administrative procedures, building of smart cities and gradual shift to digital administration; to complete a digital administration infrastructure for operation of state agencies; to develop the province’s data integration center; to build provincial database systems; to form data platforms for key economic sectors; to build and complete a security operation center [SOC] connected to the security operation support system to serve the digital government.

To set orientations for attracting investment in information technology industry development parks; to keep Bac Giang province in the group of 10 provinces with the largest revenues from information technology industry and digital technology in the country.

To facilitate the digital transformation in infrastructure facilities of major press agencies after the model of convergence newsrooms and multimedia communications.

6. Plans on development of water supply and drainage networks

a/ Plan on water supply zones

- The eastern zone, embracing Lang Giang, Yen Dung, Luc Nam, Luc Ngan and Son Dong districts with expected water sources of Cam Son lake and Luc Nam river.

- The western zone, embracing Bac Giang city and Viet Yen, Hiep Hoa, Tan Yen and Yen The districts with expected water sources of Thuong river, Cau river and Cam Son lake [supplied through Bac Giang DNP water plant].

b/ Plan on water supply for areas

The total water demand by 2030 will be about 711,000 m3 per day, specifically as follows:

- Urban water supply: Water will be supplied from inter-regional water supply facilities with a capacity of about 115,000 m3 per day, and from 34 urban water supply facilities with a capacity of about 173,000 m3 per day.

- Rural water supply: Water will be supplied from 114 facilities with a total capacity of about 160,000 m3 per day, specifically as follows: To renovate 32 small-sized facilities that have stopped operation; to renovate and maintain sustainable operation of 47 concentrated water supply facilities; to renovate and increase the capacity of 11 existing facilities, and build 24 inter-commune concentrated water supply plants.

- Water supply for industrial parks and industrial clusters: Industrial parks located along the Hanoi-Lang Son expressway will be supplied with water mainly supplied from the DNP water plant in Lang Giang district [with its capacity to be increased from 29,500 m3 per day to 100,000 m3 per day]; to increase the capacity of the water plant for Van Trung and Quang Chau industrial parks; to build concentrated water plants for newly planned industrial parks; industrial clusters adjacent to urban centers will be supplied with clean water from concentrated water supply stations in such urban centers and from to-be-invested stations.

[Details are provided in Appendix IV]

c/ Water drainage plan

Bac Giang province will be divided into 5 water drainage zones on the basis of hydraulic-work zones, including: [1] Drainage zone for the Cau river’s hydraulic-work system; [2] Drainage zone for the Soi river’s hydraulic-work system; [3] Drainage zone for the Cau Son-Cam Son hydraulic-work system; [4] Drainage zone for the Luc Nam river’s hydraulic-work system; and [5] Drainage zone for the Nam Yen Dung hydraulic-work system.

Three methods will be applied to water drainage including natural self-drainage for mountainous areas, self-drainage through sewers for midland areas, and dynamic drainage by electric pump stations for delta areas.

For rural areas: Depending on topographic conditions of residential areas, water may be drained into the system of canals, ditches, ponds and lakes in localities.

For urban centers: Drainage systems in urban centers will be divided into water drainage basins that ensure fast and thorough rainwater drainage; while urban centers will have wastewater collection and treatment systems.

7. Plans on development of hydraulic-work networks

a/ Water supply and drainage zones

- Regarding water supply: There will be 5 water supply zones, including the Cau river zone; Soi river zone; Nam Yen Dung zone; Cau Son-Cam Son zone; and Luc Nam river zone.

- Regarding water drainage: There will be 5 drainage zones, including one drainage zone for the Cau river hydraulic-work system; Soi river’s drainage zone; Nam Yen Dung drainage zone; Cau Son-Cam Son drainage zone; and Luc Nam river’s drainage zone; for the Soi river’s drainage zone and Luc Nam river’s drainage zone, the method of self-drainage will be applied; for the remaining 3 drainage zones, both methods of self-drainage and dynamic drainage will be applied.

b/ Planning of hydraulic structures

By 2030, to renovate 17 existing reservoirs managed by district-level authorities and build 8 new ones and put all of them under management by provincial-level authorities; to renovate 29 existing pump stations and build 2 new ones [congregated from the existing 5 pump stations], and plan the construction of 7 new pump stations [details are provided in Appendix V].

c/ Planning of water supply zones

- Cau river’s hydraulic-work system zone, which will embrace the land area of Hiep Hoa, Tan Yen and Viet Yen districts and 3 communes of Bac Giang city with a total area of some 25,000 hectares; and to plan the construction of 3 dammed reservoirs and 11 pump stations for irrigation and drainage purposes.

- Nam Yen Dung hydraulic-work system zone, which will supply and drain water for a total area under cultivation of over 6,000 hectares; and to plan the construction of 9 pump stations for irrigation and drainage purposes.

- Soi river’s hydraulic-work system zone, which will supply and drain water for a total area under cultivation of over 5,000 hectares; and to plan the construction of 10 dammed reservoirs and 1 pump station for irrigation purpose.

- Cau Son-Cam Son hydraulic-work system zone, which will supply and drain water for a total area under cultivation of over 22,000 hectares; and to plan the construction of 20 pump stations for irrigation and drainage purposes, and 18 dammed reservoirs.

- Luc Nam river’s hydraulic-work system zone, which will supply and drain water for a total area under cultivation of over 9,000 hectares; and to plan the construction of 18 dammed reservoirs.

d/ Planning of water drainage facilities

- For the drainage zone of the Cau river’s hydraulic-work system: To dredge and expand Da Mai and Phu Khe streams and build Da Mai sewer; to build, and increase the capacity of, the pump stations of Cong Trang, Thuyen Pha, Nui Cao, Gia Son, Huu Nghi, Noi Ninh, Ngo Khong 2, Nui Truc, Viet Hoa, Cam Bao, Me, and Vuon Ngau; to build Rut sewer and Phu Khe sewer pump stations.

To maintain the self-drainage system on the drainage basin of Dai La, Thanh Van, Hoang Van, Cau Dong and Ca Cuong sewers; to build Yen Ninh drainage pump station.

- For the drainage zone of the Nam Yen Dung hydraulic-work system: To retain 3 pump stations [Yen Tap, Tu Mai and Ghenh Nghe]; to renovate and upgrade 5 pump stations; to build Cong Dam pump station.

- For the drainage zone of the Cau Son-Cam Son hydraulic-work system: To retain 2 pump stations [Nha Dau and Dong Cua]; to renovate for increasing the capacity of, build and repair shelters of 9 pump stations [Duong Duc, Tan Tien, Thanh Cam, Thai Son, Lac Gian, Xuan Dam, Lang Son, Chau Xuan, and Chi Ly]; to renovate for increasing the capacity of, and build shelters of pump stations, management units’ houses and drainage system of Kham Lang pump station; to build embankments along the two banks of Man and Chan streams; and to zone off areas for building pump stations for Man, Chan and Tien Hung streams.

- For the Soi river’s drainage zone: To apply self-drainage method.

- For the Luc Nam river hydraulic-work system’s drainage zone: To apply self-drainage method; and to renovate Cho Xa pump station.

8. Plan on development of waste treatment zones

To plan the construction of 11 waste treatment zones with a total area of about 122 hectares in Bac Giang city and 10 districts [details are provided in Appendix XIII, Section II].

9. Plans on social infrastructure development

a/ Plan on development of cultural and sports infrastructure facilities

By 2030, the province will have a total of 778 ranked relics, including 10 special-grade national relics, 104 national relics, and 664 provincial relics; carry out archaeological research at 19 relic sites; build 12 monuments and monumental paintings; and upgrade 8 existing monuments.

To maintain existing provincial-level cultural and sports institutions, and build a cultural-exhibition center; to plan the construction of cultural and sports facilities, including a provincial stadium; a water sports training and competition complex, and cultural and sports centers to serve industrial park workers.

[Details are provided in Appendix VI]

b/ Plan on development of education and training infrastructure

By 2030, the province will have 58 upper secondary schools and 9 vocational education-continuing education centers, specifically as follows: To maintain the existing land area of 33 upper secondary schools and 3 vocational education-continuing education centers; to expand the land area and increase physical foundations of 20 upper secondary schools and 6 vocational education-continuing education centers; to plan the construction of 10 upper secondary schools in Luc Ngan, Lang Giang, Hiep Hoa and Viet Yen districts and Bac Giang city; 262 early childhood schools, 215 primary schools, 209 lower secondary schools, and 24 primary-lower secondary schools [details are provided in Appendix VII, Section I].

c/ Plan on infrastructure development for vocational education

By 2030, the province will have 53 vocational education institutions under its management, including 17 public institutions and 36 non-public ones.

To expand the Vietnam-Korea Technical Vocational College and the Transport Vocational Secondary School; to upgrade Yen The Mountain Vocational Secondary School into a college; to plan the establishment of 1 public vocational education institution in Luc Ngan district; to develop Ngo Gia Tu College into a multidisciplinary training institution; to plan 8 locations for attracting investment in non-public vocational education institutions in Bac Giang city and Viet Yen, Hiep Hoa, Luc Nam and Yen Dung districts [details are provided in Appendix VII, Section I].

d/ Plan on health infrastructure development

By 2030, Bac Giang province’s system of public health establishments will have 9 public hospitals, 10 district-level medical centers, 209 commune-level health stations, and units in charge of preventive health, disease control, food safety and hygiene, population, and testing; to retain food safety and hygiene branches, population-family planning branches and testing centers; and a general clinic in Mo Trang area, Yen The district.

To maintain and expand the size of hospital beds of 8 provincial-level hospitals; to build a provincial center for disease control, geriatric hospital, and emergency center 115; to increase the number of patient beds of 9 medical centers of districts; to relocate Bac Giang city’s medical center; and to establish medical centers of industrial parks.

To maintain existing non-public health establishments and plan 33 locations for attracting investment in non-public health establishments [details are provided in Appendix VII, Section II].

dd/ Plan on development of social security infrastructure

To build no more public social protection establishments; to plan 9 locations for attracting investment in non-public social protection establishments in Bac Giang city and Viet Yen, Lang Giang, Luc Nam, Yen Dung, Yen The and Hiep Hoa districts [details are provided in Appendix VII, Section III].

IV. TERRITORIAL SPACE DEVELOPMENT

1. Plan on development of inter-district zones

To divide the province’s space into 3 zones, including:

- The key zone [southwest of the province], embracing Hiep Hoa, Viet Yen and Yen Dung districts, Bac Giang city, and southern part of Lang Giang district, and western and southwestern parts of Luc Nam district, with Bac Giang city being the zone’s center.

- The eastern zone, embracing Son Dong, Luc Ngan and Luc Nam districts, with Chu township being the zone’s center.

- The northern zone, embracing Yen The, Tan Yen and Lang Giang districts, with Voi township being the zone’s center.

2. Plan on development of a key economic zone and dynamic development corridors

a/ Key economic zone

To develop a key economic zone with industry, services and urban development as the main driving force capable of creating a spillover effect to promote the development of other zones; to strive to turn this zone into an industrial, service and urban center of regional scale that can link industrial, service and urbanized spaces with the surrounding provinces, cities and regions and help effectively exploit external resources.

The key economic zone’s development center covers Bac Giang city and concentrated industrial and urban areas in Viet Yen, Hiep Hoa, Yen Dung, Lang Giang and Luc Nam districts.

The key economic zone’s main development axes include:

- The Voi township-Bac Giang city-Viet Yen axis along national highway 1A and the Hanoi-Lang Son expressway;

- The Bac Giang city-Bich Dong-Thang axis along the corridors of provincial road 295B-national highway 37;

- The Hiep Hoa town-Nham Bien axis [new] along the corridor of provincial road 398;

- The Bac Giang city-Doi Ngo township axis along the corridors of national highway 31 and provincial road 293.

b/ Dynamic corridors for promoting development exchanges, regional connectivity and socio-economic development of the province

To arrange 3 dynamic corridors to promote socio-economic development, regional connectivity and international connection, including:

- The dynamic corridor to boost development exchange and connectivity along national highway 1A and the Hanoi-Bac Giang-Lang Son expressway [Viet Yen-Bac Giang city-Lang Giang];

- The dynamic corridor to boost development exchange and connectivity along provincial road 398, provincial road 296-provincial road 295-national highway 37-national highway 17-provincial road 299 [Hiep Hoa-Viet Yen-Yen Dung];

- The dynamic corridor to boost development exchange and connectivity along belt road V and national highway 37-provincial road 292-provincial road 294 [Luc Nam-Lang Giang-Yen The-Tan Yen].

3. Plan on development of areas meeting with difficulties or extreme difficulties

a/ Regarding economic development

To develop agriculture and forestry toward concentrated commodity production and efficiency; to form and develop specialized farming areas on a reasonable scale; to combine forestry economic development with forest product processing and forest growing, protection and preservation.

To promote the development of industrial production and cottage industries; to give priority to programs and schemes in support of industrial development serving agriculture and rural areas; and agro-forestry-fishery product processing industry; to concentrate on building infrastructure facilities, and developing community-based tourism and spiritual tourism associated with different areas.

b/ Regarding socio-cultural development

To conserve and promote traditional cultural identities of ethnic minority groups in suitability with practical conditions; to combine the conservation of cultural heritages with sustainable tourism development; to review and arrange the network of education and training institutions, and intensify the teaching and learning of ethnic minority languages; to provide support for vocational training and job change for persons having no production land; to increase access to quality health and population services; to address urgent issues for women and children in ethnic minority and mountainous areas.

c/ Regarding construction of essential infrastructure facilities

To prioritize investment in transport infrastructure facilities connecting the areas with the economic development region, the economic development dynamic region, and the delta region; to invest in the intra-region transport system; to build essential infrastructure facilities such as electricity, schools and classrooms, health, and telecommunications infrastructure facilities to serve production and daily life of the people in extreme difficulty-hit communes, villages and hamlets; to make investment in and provide support for population stabilization projects.

4. Plans on development of urban systems, organization of rural territories and orientations for house development

a/ Plan on development of urban systems

- Areas for urban development

+ The provincial center’s urban area [Bac Giang city and adjacent areas];

+ The urbanized area in the south of the province [Bich Dong-Nenh and Nam Viet Yen];

+ The urbanized area in the west of the province [Thang and Nam Hiep Hoa];

+ The urbanized area in the southeast of the province [Nham Bien and northwestern Yen Dung];

+ The belt area with ecological urban centers along Cau river [Viet Yen-Hiep Hoa].

- Plan on urban network development

By 2030, the province will have 29 urban centers, including 1 class-I urban center [Bac Giang city]; 1 class-III urban center [Viet Yen town]; 4 class-IV urban centers [Hiep Hoa town, expanded Chu township, Voi township and Doi Ngo township]; 23 townships meeting class-V urban center criteria, including 9 existing urban centers and 14 newly established urban centers. Depending on the level of urbanization in the planning period, to formulate a scheme to arrange and adjust district-level administrative units, and classify urban centers and decentralize their management as appropriate.

To plan 23 urban-service zones associated with the planning of industrial parks, amusement parks, resorts, and sports facilities.

b/ Plan on organization of rural territories

- Distribution for rural residential space development

To stably maintain concentrated agricultural residential areas and points, gradually reducing small residential points, particularly those located in areas prone to disaster risks, protected and strictly protected ecological areas or water source safety protection corridors in the areas.

To develop more concentrated rural residential areas with synchronous new-countryside infrastructure facilities, and develop non-agricultural rural residential areas, rural residential-trade service areas to serve the restructuring of rural trades, and new-countryside house complexes to create housing funds and serve population relocation and resettlement.

- Orientations for development of rural areas

To develop villages and communes after new-countryside models suitable to characteristics of different areas on the basis of completing social and technical infrastructure facilities and production facilities after such models; to develop technical infrastructure facilities that enable convenient connection to urban areas and service centers; to protect spaces, landscapes, religion and belief relics and valuable spaces in rural areas; to address environmental pollution issues.

c/ Orientations for housing development

To closely associate housing development with the development of urban areas, and development of various types of houses; to promote the development of condominiums; to encourage the development of social houses and workers’ houses, particularly houses for lease to workers.

In urban areas, to promote investment in the development of social houses for low-income earners, and commercial houses, and renovate old apartment complexes that are damaged and degraded.

To develop rural houses in association with the construction of new-style rural areas; to encourage people to build houses after traditional rural housing models; to provide housing support to people with meritorious services to the revolution and poor households.

To develop houses for workers around industrial parks.

5. Distribution and development of industrial spaces and the system of industrial parks and clusters

The areas reserved for concentrated industrial development must satisfy the conditions on favorable transport connection, electricity and water supply infrastructure facilities, collection and treatment of wastes and wastewater, and provision of services to workers, etc., and, at the same time, ensure the effective exploitation and use of land; industrial parks must be planned together with the development of urban-service areas.

The areas reserved for industrial parks and clusters include:

- The industrial area along the corridors of national highway 1A and the Hanoi-Lang Son expressway;

- The industrial area along the corridors of provincial road 398, and provincial road 296-provincial road 295-national highway 37-national highway 17-provincial road 299;

- The eastern industrial area along the corridors of provincial road 293-national highway 37, and belt road V.

By 2030, to plan 29 industrial parks with a total area of about 7,000 hectares [including 12 industrial-urban-service areas]; to plan 63 industrial clusters with a total area of about 3,006 hectares [details are provided in Appendices VIII and IX].

6. Distribution of service development spaces

a/ Spaces for commercial and logistics activities

- Spaces for concentrated commercial activities

+ The central area of Bac Giang city and adjacent areas;

+ The southern-southwestern area, which is reserved for industries and residence;

+ The northern-northeastern area, which is reserved for agricultural production services and farm produce export;

+ The northern area, which is reserved for services for agro-forestry production and animal husbandry.

- Areas for development of general services and logistics

To arrange 9 zones for development of general services, logistics and inland container depot [ICD] services, including:

+ In the central area: 1 general service and logistics zone in Bac Giang city.

+ In the northern area: Huong Son general service, logistics and inland container depot [ICD] development zone in Lang Giang district.

+ In the western-southwestern area: 6 general service, logistics and inland container depot [ICD] development zones, including the Xuan Cam-Huong Lam general service and logistics zone, Dong Lo-Tien Son general service, logistics and inland container depot [ICD] zone, Tien Son-Ninh Son general service and logistics zone, Yen Ha general service and logistics zone, Long Xa general service, logistics and inland container depot [ICD] zone, and Nham Bien general service and logistics zone.

+ In the southeastern area: Yen Son general service, logistics and inland container depot [ICD] zone.

To arrange 1 regional wholesale market in Bac Giang city; and Phuong Son fruit wholesale market in Luc Ngan district.

b/ Spaces for tourism development

To determine 5 spaces for tourism development, including:

- The space for tourism in western Yen Tu on the left bank of Luc Nam river encompassing parts of Yen Dung, Luc Nam, Luc Ngan and Son Dong districts in the east of the province;

- The space for agricultural and ecological tourism, convalescence, sports and recreation on the right bank of Luc Nam river and the left bank of Thuong river, encompassing Luc Ngan, Luc Nam and Lang Giang districts in the northeast of the province.

- The space for tourism associated with relics of the Yen The uprising [on the right bank of Thuong river and the left bank of Cau river], encompassing Yen The and Tan Yen districts in the northwest of the province;

- The space for Quan Ho singing culture and ATK [safety zone] history [to the south of Thuong river’s right bank-Cau river’s left bank], encompassing Viet Yen and Hiep Hoa districts in southwest of the province;

- The space for tourism, sports, entertainment, history, spiritual practices and convalescence [on the left bank of Cau river, and on both banks of Thuong river], encompassing Bac Giang city and Yen Dung district in the central and southern areas of the province.

To plan 3 major tourist zones to be developed into national tourist zones, including [1] the western Yen Tu tourist zone - following the footsteps of the Buddha in the Truc Lam-Yen Tu zen sect, [2] the Luc Ngan ecological, garden, convalescence, sports and recreation tourist zone with the center being Khuon Than lake, and [3] the Nham Bien ecological, convalescence, sports and entertainment tourism zone.

To plan 4 zones to be developed into provincial tourist zones, including [1] the Dong Cao cultural tourism and entertainment zone in Son Dong district, [2] the Ban Ven-Xuan Lung-Thac Nga ecological, convalescence and culture tourism zone in Yen The district; [3] the Tien Son-Van Ha cultural, spiritual and convalescence ecotourism zone in Viet Yen district, and [4] the Huong Son convalescence, ecotourism and entertainment zone in Lang Giang district.

c/ General functional and service zones for convalescence, recreation and sports

To plan 12 general functional zones with golf courses and for convalescence and recreation, including 3 zones that are under construction and 9 newly planned zones. These 12 functional zones will have 13 golf courses, including 3 golf courses being under construction and 10 newly planned golf courses [See details provided in Appendix X].

7. Distribution of spaces for development of agriculture, forestry and fisheries

- Distribution for development of concentrated rice production zones: To focus on developing 2-crop season rice fields in the delta region; to develop concentrated wet rice zones in valleys surrounded by hills with automatic and semi-automatic irrigation systems in the mountainous region. By 2030, the total rice growing area will be around 48,748 hectares, including 45,022 hectares exclusively for rice cultivation.

- Fruit growing zones mainly in Luc Ngan, Luc Nam, Son Dong, Yen The and Tan Yen districts. A number of key products will be litchi, pomelo and orange; particularly for litchi, there will be around 26,000 hectares.

- Concentrated animal husbandry zones: To plan concentrated animal husbandry zones in districts’ rural areas and planned areas must satisfy environmental protection and food hygiene and safety standards.

- Concentrated fruit and vegetable production zones: These zones will be developed on cash crop land and rice field areas that are 20 hectares wide each.

- Forest development zones: By 2030, the total planned area for three types of forests will be around 139,554 hectares, including around 13,510 hectares for special-use forests, around 20,628 hectares for protection forests and around 105,416 hectares for production forests.

- Aquaculture development zones: Specialized aquaculture zones will be built in localities; and the area for aquaculture combined with low-lying rice fields will be gradually reduced, and by 2030 there will be no longer areas for aquaculture combined with low-lying rice fields.

8. Arrangement of spaces for assurance of national defense and security

During the planning period, to repurpose around 125 hectares of land in the zones for national defense purpose to serve local socio-economic development; and to plan an additional 820 hectares of land for national defense zones, and 50 hectares of land for performance of security tasks.

V. ENVIRONMENTAL AND BIODIVERSITY PROTECTION; EXPLOITATION, USE AND PROTECTION OF NATURAL RESOURCES; NATURAL DISASTER PREVENTION AND CONTROL AND CLIMATE CHANGE RESPONSE

1. Plans on environmental and biodiversity protection

a/ Environmental protection zoning plan

To zone Bac Giang province’s environment into strictly prohibited zones, limited emission zones and other zones as stated in the national environmental protection master plan, specifically as follows:

- The strictly prohibited zones include the western Yen Tu nature reserve; Mo stream landscape protection zone; Cam Son lake and watershed protection forest zones.

- The limited emission zones include the western Yen Tu nature reserve’s buffer zones; Mo stream landscape protection forest; Cam Son lake; stork gardens in Dao My commune and the Bac Giang Agriculture and Forestry University; the system of relic sites; important wetland areas [with three major rivers running through the province and medium- and large-sized reservoirs]; production forest zones, mining zones, industrial parks, industrial clusters and grade-V or higher urban centers.

- Other zones include the remaining zones in the province [See details provided in Appendix XI].

b/ Monitoring of soil, water and air environments

To maintain the current 50 surface water monitoring locations, 29 groundwater monitoring locations, 53 surrounding air monitoring locations and 21 soil monitoring locations; to add 67 new monitoring locations in wastewater receiving spots in industrial parks and industrial clusters that will soon be put into operation, and traffic hotspots, concentrated residential areas, mineral and construction material exploitation and processing zones, and a number of spots on large rivers and lakes; and to add 15 surface water monitoring locations and 15 automatic and continuous air monitoring locations [See details provided in Appendix XII].

c/ Conservation of biodiversity, important ecological landscape areas and nature reserves

To plan provincial-level western Yen Tu nature reserve [including the biodiversity conservation zone of Khe Ro primitive forest]; to plan 2 provincial-level landscape protection zones, namely Mo stream and Cam Son lake landscape zones.

To plan the development of natural ecosystems, including terrestrial ecosystems with high biodiversity; and wetland ecosystems; to plan rare and precious plant genetic resource conservation facilities in western Yen Tu nature reserve, and a wildlife rescue center and 2 wildlife conservation facilities.

d/ Forest protection and development

To effectively implement the master plan on three types of forests; to reorganize and renovate forestry companies in order to increase their operation efficiency; to continue implementing mechanisms and policies on forest protection and development; to adopt scientific and technological solutions in the field of forest plant varieties; and to attract investment sources for forest protection and development via the mobilization of all social resources for investment in forestry.

dd/ Arrangement and distribution of spaces for cemeteries, crematoriums and funeral homes

To plan 1 new grade-I cemetery, 2 new grade-II cemeteries and 1 new grade-III cemetery; to set orientations for the construction of communal and township concentrated cemeteries under the newly approved master plans on urban and rural areas; to relocate cemeteries that are likely to cause environmental pollution which cannot be remedied from the existing urban center development zone. To plan 2 crematoriums and build 9 funeral homes in districts and the city [See details provided in Appendix XIII].

2. Plan on exploitation, use and protection of natural resources

a/ Mineral exploration

To plan the exploration, mining and processing at 422 mines and mining areas, including 22 copper ore areas, 1 gold ore mine, 1 lead and zinc ore mine, 1 iron ore mine, 10 coal areas, 1 barite area, 99 brick clay mines, 189 land-leveling mines, and 98  sand and gravel mines [See details provided in Appendix XIV].

b/ Identification of mines and areas with unexploited minerals or banned from mineral for protection of separate minerals

Areas where no mineral activities may be carried out include land areas with historical-cultural relics or scenic places  ranked or delimited for protection in accordance with the Law on Cultural Heritage; land areas under special-use forests, protection forests or land areas planned for protection forests and geological conservation zones; land areas planned for national defense or security purposes or in which mineral activities may affect the performance of defense or security tasks; land areas used by religious institutions; land areas within protection corridors or scopes of transport works, hydraulic structures or dikes; water supply and drainage and waste treatment systems, electricity transmission lines, petrol, oil or gas pipelines or communications systems.

Areas where mineral activities are temporarily banned are those that satisfy defense or security requirements; conserve the nature, historical-cultural relics or scenic places that are considered by the State for recognition or discovered in the process of mineral exploration or mining; prevent or remedy consequences of natural disasters.

3. Plans on exploitation, use and protection of water resources, prevention, control and remediation of harmful effects caused by water

a/ Allocation of water resources

To allocate water resources first of all different water exploiters and users in the order of priority: [1] water for domestic use; [2] water for industries; [3] water for agriculture; and [4] water for other fields. The plan on allocation covers:

- Surface water sources: To allocate at most 6.2 bilion m3 of surface water per year while maintaining and increasing works to ensure that the proportion of the region’s exploited water volume will be at least 15% of the total volume of water running to the whole region.

- Groundwater sources: To allocate at most 0.13 bilion m3 of groundwater per year while maintaining and increasing works to ensure that the proportion of the region’s exploited water volume will be at least 26% of the region’s groundwater reserve.

b/ Protection of water resources

To improve water quality, address the pollution in river sections and water sources that are being polluted or are not used for  proper purposes.

To control existing and newly generated wastewater sources; to recover deteriorated or depleted groundwater sources.

To establish a water resource monitoring network, supervise the exploitation and use of water resources, especially in areas that are likely to face water source depletion; and to establish a water source protection corridor under regulations.

To implement measures to mitigate pollution from wastewater sources. Wastewater must be treated up to quality regulations before being discharged into wastewater sources.

To strictly monitor so as to maintain the minimum flow into rivers and streams; to develop watershed forest areas, strictly ban exploitation of forests in important reservoirs’ basins such as Cam Son reservoir in order to enhance the protection of water generation sources.

c/ Prevention, control and remediation of water-related adverse impacts

To intensify the afforestation and protect watershed forests; to improve and upgrade the network of existing disaster warning stations; to review degraded dams and reservoirs in order to work out reinforcement and upgrade plans;  and to eradicate flash flood-prone areas by building works to stabilize slopes and prevent landslides.

To speed up the progress of hydraulic work projects, drought prevention and combat works; to check areas that are likely to face water shortage so as to formulate crop-restructuring plans; to intensify public communication among and raise the awareness of the community about water-related adverse impacts.

To develop a drought monitoring and supervision system; to change the principles of management of operation of water and groundwater sources for drought combat; to use water in an economical manner and implement water storage measures; and to restructure crops to be suitable with drought situation.

4. Plans on natural disaster prevention and control and climate change response

a/ To determine zones subject to risks of natural disaster in the province and identify areas prioritized for prevention and control for each type of disaster

- The high-risk zone embraces Bien Dong and Tan Hoa communes [Luc Ngan district]; Le Vien, Vinh An, An Lap, Van Son, Huu San and Thach Son communes [Son Dong district]; Dong Son, Dong Huu and Huong Vi communes [Yen The district]; Dan Hoi, Cam Ly, Bac Lung, Huyen Son, Tien Hung and Tien Nha communes [Luc Nam district].

- The medium-risk zone embraces communes with steep terrains in four districts of Luc Nam, Luc Ngan, Son Dong and Yen The.

- The low-risk zone embraces communes in plain districts.

b/ Plans on natural disaster risk management and climate change adaptation

To reinforce, repair, embellish and build works for natural disaster prevention and control and climate change monitoring; to prevent natural disasters is the prime task associated with the “4-on-the-spot” resource mobilization; to use harsh weather-and epidemic-resistant plant varieties and animal breeds; to develop and apply biotechnology and apply advanced production processes with a view to building a modern agriculture adaptable to climate change; to build and update the province’s disaster prevention and control database.

c/ Anti-flood plans for river sections with dikes and development of the system of dikes and anti-natural disaster infrastructure facilities

To determine zones for flood prevention and control that include the protection zones of Cau river’s left bank and Thuong river’s right bank, Thuong river’s left bank and Luc Nam river’s right bank, and Luc Nam river’s left bank.

To upgrade and straighten the dike section connected to Thuong river’s right bank dikes and crossing Phu Khe tributary; to build a new sewer of Phu Khe tributary and Que Nham sewer in Tan Yen district; to renovate and upgrade Thuong Ba Tong right bank dike and Cau Ba Tong left bank dike in Yen Dung district.

To renovate and reinforce the system of grade-II and grade-III dikes on Thuong river running through Bac Giang city and Tan Yen, Lang Giang and Yen Dung districts, and Cau river’s dike system in Hiep Hoa and Viet Yen districts; to renovate and upgrade reservoirs and canals to ensure sufficient water supply for downstream areas.

To arrange the resettlement for around 3,200 households; to build infrastructure facilities and public welfare works such as rural roads, small hydraulic works, power supply system, transformer stations, schools and classrooms, communal houses, water wells and tanks.

VI. PLANS ON LAND USE THROUGH 2030

1. Plans on allocation of land use limits

By 2030, the province’s total land area will be 389,589 hectares, including around 268,972 hectares of agricultural land [deccreased by 32,091 hectares]; around 119,920 hectares of non-agricultural land [increased by 34,786 hectares]; and around 697 hectares of unused land [2,695 hectares deccreased by].

2. Plans on recovery of land, change of land use purposes and putting of unused land into use in the 2021-2030 period

To recover 34,598 hectares of agricultural land and 1,947 hectares of non-agricultural land to implement the province’s socio-economic development projects.

To repurpose 34,598 hectares of agricultural land into non-agricultural land; to carry out crop restructuring for a total of 5,344 hectares of agricultural land.

To put around 2,695 hectares of unused land into use, including 2,456 hectares to be used for agricultural purposes [for planting of forests and perennial trees]; and 239 hectares of non-agricultural land.

[See details provided in Appendix XV]

VII. MAJOR SOLUTIONS

1. Mobilization and use of resources and investment attraction

The total investment capital demand for the 2021-2030 period is estimated at more than VND 1,500 trillion. In order to attract enough capital to meet this demand, there must be specific solutions for separate capital sources as well as orientations for use of such capital sources to improve the investment effectiveness.

To prioritize the allocation of state budget funds for investment in infrastructure facilities for which social resources cannot be mobilized; to mobilize investment resources for major technical infrastructure projects such as transport, hydraulic works, electricity, industrial parks, industrial clusters, urban centers and social infrastructure construction projects; and to diversify capital mobilization forms.

To further improve the investment environment and increase the province’s competitiveness; to focus on investment attraction to develop industries, services, agricultural and forest product processing with competitive advantages and such spearhead sectors as electronic industry, hi-tech industry and supporting industries.

2. Solutions for digital transformation and development of key products

a/ Digital transformation

- To implement the Party Central Committee’s and province’s resolutions on digital transformation, in the immediate future to focus on building e-government and digital government, smart cities, enhancing the social management, and intensifying cashless payment.

- To raise the awareness about the development of digital economy in order to make the best preparations for adapting to this new development trend; to formulate the province’s strategy for digital transformation and digital economy, promoting the creation of new products; and to focus on investing in digital infrastructure and developing digital products.

b/ Development of key sectors and important products

- Industries:

+ For mechanical engineering products: To study and promulgate policies to support the training of mechanical engineering human resources; to formulate mechanisms and policies to support the manufacturing of mechanical engineering products and encourage the consumption of domestic mechanical engineering products as well as to adopt policies to support mechanical engineering development through hi-tech application and supporting industries.

+ For electronic products: To create favorable conditions for enterprises to operate in a stable manner, scale up their production, link with large electronic manufacturing corporations in order to explore their production and business development orientations, introduce the province’s development orientations, potential and strengths, and invite investors to invest in the province; to attract domestic enterprises to take part in foreign direct investment enterprises’ supply chains and multi-national groups’ global supply chains; to support enterprises in connecting and cooperating with other enterprises through programs on business association between domestic enterprises and the world’s large enterprises in value chains for technology transfer and product standardization.

+ For garment and apparel products: To continue creating favorable conditions for enterprises to operate in a stable manner; to support enterprises in market access and market expansion; to build brands and designs so as to build Bac Giang enterprises’ garment and apparel product brands; to attract investment in enterprises operating in industries supporting the textile, garment and apparel sector.

- Services:

+ Tourist services: To continue studying and promulgating mechanisms and policies to support transport infrastructure connection, electricity and water supply, site clearance and mobilization of resources for investment; to develop cultural-spiritual, ecological-convalescence, golf and community-based tourism products linked to fruit-growing areas, traditional craft villages, rural farm produce and cultural relics; to formulate tourism resource conservation and exploitation plans; to develop human resources in a professional manner, organize in-depth training courses associated with mobilization of local people to provide tourist services; to pay due attention to investment promotion and solicit investment by large enterprises in the province’s key projects in Khuon Than lake, western Yen Tu, Mo stream, Dong Cao and Nham Bien; and to coordinate with other provinces in the region to set up tours and travel routes to effectively exploit the province’s tourism resources.

+ Logistics services: To plan logistics development locations together with investment in convenient transport routes, prepare conditions for site clearance for investors’ projects; to study and formulate mechanisms and policies to support investors; to promote various linkages to generate commodity supply sources, and apply advanced logistics management methods; to simplify administrative procedures; and to establish the province’s Customs Department.

3. Development and supply of human resources

To develop high-quality human resources; to closely combine the development of human resources with scientific and technological development and application; to implement programs and schemes on training of high-quality human resources for key and spearhead sectors and fields; and to attach importance to discovering, fostering and bringing into full play talented people and training human resources for knowledge-based economy.

To study mechanisms and policies to attract investment in private vocational education institutions under approved plans, thereby creating breakthroughs in the training scale; and to increase linkage between vocational education institutions and employers, and organize training according to placed training orders.

4. Environmental, scientific and technological solutions

To build capacity for state management agencies in charge of environmental protection; to increase and diversify investment capital sources for environmental protection in polluted and degraded areas; to intensify the dissemination and education work to improve public awareness about environmental protection, green growth and green economic development.

To increase the proportion of budget spending on science and technology; to develop the network of scientific and technological organizations; to research and apply the industrial revolution’s achievements to socio-economic development; to intensify scientific and technological research and application associated with the production and trading of key products for export and participation in global value chains.

5. Solutions regarding  development association mechanisms and policies

To study and promulgate mechanisms and policies in different fields to attract resources for development such as mechanisms and policies on development of dynamic areas, policies to attract large investors, policies to develop environmentally friendly product manufacturing sectors, and policies to support small- and medium-sized enterprises.

To regularly review administrative procedures, build and develop e-administration; to improve quality of the operation of the provincial public administration service center; and to raise responsibility, professionalism, dynamism and creativity in performing official duties.

To continue effectively implementing cooperation programs signed with other localities while expanding cooperation with them.

6. Solutions regarding management and control of the development of functional zones, urban and rural development

To invest in building and improving the system of land information and cadastral records after modern, centralized and integrated models; to step up the streamlining of the administrative apparatus and administrative reform as the pivotal task in the building of a modern state governance model; to prioritize the improvement of quality of the administrative apparatus; and to step up the power delegation and empowerment in the coming time.

To continue implementing the roadmap to relocate industrial production establishments from the urban centers; to strictly control the forest land fund, forest resources and environment as well as forest coverage rate, and to balance and convert some of the existing agricultural land areas in urban centers into non-agricultural land areas to meet development needs.

7. Assurance of national defense, firm maintenance of political security, social order and safety, and creation of a favorable environment for development

To effectively implement resolutions of the Party Central Committee and the Political Bureau, resolutions, directives, action plans and programs of the province on local defense and military tasks, and the Party’s and the State’s resolutions and directives on security and order protection tasks; and to take measures to improve inspection quality and effectiveness in order to avoid overlaps that cause troubles to the people and enterprises.

8. Organization and supervision of the implementation of the Master Plan

To disseminate the Master Plan by various methods, thereby creating harmony and consensus in its implementation.

To review, adjust, supplement and formulate overall master plans, regional and district construction master plans, district land use master plans and other master plans in accordance with the planning law in a consistent manner.

To formulate action plans, regularly update and concretize the Master Plan’s objectives into 5-year and annual plans. All levels, sectors and district-level People’s Committees shall review, adjust and supplement development plans and programs to ensure their consistency with the approved master plan. In the course of implementation, to make periodical assessment and supervise the implementation of the master plan under regulations.

VIII. MAPS OF THE MASTER PLAN

Details of the list of maps of the master plan are provided in Appendix XVI.

Article 2. After the national master plans, regional master plans and the allocation of land use targets in the national land use master plan for the 2021-2030 period with a vision toward 2050, and the 2021-2025 five-year national land use plan are approved, Bac Giang province’s People’s Committee shall review, update, adjust and supplement the Master Plan according to regulations.

The Master Plan serves as a basis for the formulation of technical and specialized master plans for the province under regulations.

In the course of study and implementation of specific projects, boundaries of planned locations, area, scale and capacity of works and projects may be adjusted to suit the implementation progress and practical conditions and in accordance with law.

Article 3. Bac Giang province People’s Committee shall bear responsibility for the accuracy of data, documents, the system of diagrams, maps and databases in the Master Plans dossier and:

1. Publicize the Master Plan; formulate plans on implementation of the Master Plan under regulations.

2. Work out five-year and annual plans, key development programs, and specific projects for the implementation of the Master Plan.

3. Study, formulate and promulgate or submit to competent authorities for promulgation of mechanisms and policies suitable to development requirements and in accordance with law so as to mobilize resources for the implementation of the Master Plan.

4. To continue meeting environmental protection requirements and implementing environmental protection contents in the course of implementing projects for the implementation of the Master Plan, ensuring the harmony between socio-economic development and environmental protection, and contributing to sustainable development; to organize environment monitoring, supervision and management; to archive databases, share information and environmental databases to serve the digital transformation in the course of implementation of the Master Plan.

Article 4.  Related ministries and sectors shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, guide Bac Giang province People’s Committee in the course of implementation of the Master Plan; and when necessary, coordinate with the province in studying and formulating or submitting to competent authorities for promulgation a number of appropriate mechanisms and policies to mobilize and efficiently utilize resources for the implementation of the master plan.

Article 5. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 6. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and the chairperson of Bac Giang province People’s Committee shall implement this Decision.-

For the Prime Minister
Deputy Prime Minister
LE VAN THANH

 

[1] Công Báo Nos 261-262 [06/3/2022]

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề