Dđặc điểm của vùng văn hóa bắc bộ năm 2024

Vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sản sinh ra các nền văn hóa lớn, nối tiếp nhau phát triển, điển hình là văn hóa Đông Sơn, Đại Việt và Việt Nam.

Từ Bắc Bộ, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Sự lan truyền ấy vừa chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt, vừa chứng tỏ sự sáng tạo của người Việt. Với tư cách ấy, văn hóa châu thổ Bắc Bộ mang những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt, nhưng lại cũng có những nét riêng của vùng.

Sự ứng xử với thiên nhiên

Trước hết là sự ứng xử với thiên nhiên. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt chinh phục thiên nhiên, góp phần tạo nên diện mạo, đồng bằng như ngày nay thông qua việc đào mương, đắp bờ, đắp đê. Dọc các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, biết bao cây số đê đã được tạo dựng nên. Nói cách khác, vùng châu thổ Bắc Bộ là kết quả của quá trình chinh phục thiên nhiên của người Việt. Đối với văn hóa đời thường, chính sự thích nghi với thiên nhiên này đã tạo ra sự khác biệt giữa văn hóa châu thổ Bắc Bộ với các vùng miền khác trong cả nước. nhà ở của cư dân Bắc Bộ thường không có chái, loại hình nhà vì kèo phát triển. Họ cũng muốn trồng cây cối quanh nơi ở, tạo bóng mát cho ngôi nhà.

Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ – cái nôi của nền văn hóa Việt [Nguồn: dulich]

Văn hóa ăn uống của người Việt trên châu thổ Bắc Bộ cũng như bao mô hình bữa ăn của người Việt ở các vùng khác, đều có cơm, rau, cá. Cá ở đây hướng đến các loại cá nước ngọt. Vì hải sản đánh bắt được chủ yếu là ở các làng ven biển, còn đối với các làng sâu trong đồng bằng thì hải sản chưa chiếm ưu thế. Người dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít ăn đồ biển hơn người dân ở các đô thị miền Nam như Nha Trang, Sài Gòn. Để thích nghi với khí hậu ở vùng châu thổ Bắc Bộ, người dân có xu hướng tăng lượng thịt và mỡ, nhất là vào mùa đông lạnh, để trữ nhiệt năng cho cơ thể. Ngoài ra, các gia vị có tính chua, cay, đắng vốn quen thuộc với người dân Trung Bộ, Nam Bộ lại ít xuất hiện trong bữa ăn của người Bắc Bộ. Cách ăn mặc của người Bắc Bộ cũng thể hiện sự thích ứng với thiên nhiên, đó là màu nâu. Đàn ông đi làm với y phục là chiếc quần lá tọa, chiếu áo cánh màu nâu sống. Đàn bà thì chiếc váy thâm, chiếc áo nâu. Vào dịp lễ tết, hội hè thì trang phục có phần khác hơn: đàn bà áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông thì quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Đến ngày nay trang phục của người Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.

Thứ hai, nói đến văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ là nói tới mật độ dày đặc của các di tích văn hóa: đền, đình, chùa, miếu…tồn tại ở hầu hết khắp địa phương. Nhiều di tích nổi tiếng trong nước và cả ngoài nước như đền Hùng, khu vực Hoa Lư, Cổ Loa, chùa Hương, chùa Dâu, chùa Tây Phương…Bên cạnh đó, Bắc Bộ còn có cả một kho tàng văn học dân gian phong phú với các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng… Ca dao miền Bắc có phần trau chuốt hơn ca dao miền Nam. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng đậm đà sắc thái vùng, gồm có: hát quan họ, hát xoan, hát chầu văn, hát trống quân, hát chèo, múa rối…

Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ – cái nôi của nền văn hóa Việt [Nguồn: baomoi]

Lễ hội

Đáng kể nhất là các lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Bắc Bộ. Các tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như tục thờ Thành hoàng, thờ mẫu, thờ ông tổ nghề…hiện diện ở hầu hết các làng quê Bắc Bộ. Các lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, hay còn gọi là lễ hội nông nghiệp. Những trò diễn trong các lễ hội gợi lên các nghi lễ nông nghiệp. Ví dụ như các nghi lễ thờ Mẹ lúa, thờ thần Mặt trời, cầu mưa, các điệu múa dân gian… Chính vì thế mà lễ hội ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có thể được ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp, nơi đó lưu giữ rất nhiều các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp.

Vùng văn hóa châu thổ bắc bỘ

I]Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội 1.Đặc điểm tự nhiên

Lâu nay; khi xem xét văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ; người ta thường đặt xứ Nghệ- Tĩnh ra ngoài và xếp thành một vùng riêng. Điều đó cũng có cơ sở khoa học của nó. Nhưng các vùng Nghệ – Tĩnh; Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội chỉ rõ sắc thái riêng khi đặt chúng vào bối cảnh lớn hơn của vùng văn hóa lưu vực sông Hồng; sông Thái Bình; sông Mã. Nói cách khác; đó là những tiểu vùng văn hóa; một mặt mang tính chất của châu thổ Bắc Bộ; một mặt có những nét riêng.

I]Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội 1.Đặc điểm tự nhiên

Do vậy; khi nói vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây; Nam Định; Hà Nam; Hưng Yên; Hải Dương; Thái Bình; thành phố Hà Nội; Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh; Bắc Giang; Ninh Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh. Cũng cần nói thêm về Nghệ An; Hà Tĩnh ngay từ thời văn minh Văn Lang – Âu Lạc; thậm chí ngược lên xa hơn; Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn gắn bó với Bắc Bộ. Hình như việc tách ra theo địa giới hành chính để có khu Bốn chỉ có ở thời chống Pháp; chống Mĩ mà thôi.

Như vậy; vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng; sông Mã. Đây là vùng văn hoá đúng như PGS; TS. Ngô Đức Thịnh nhận xét “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam; đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”

Chủ Đề