Dđiều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt năm 2024

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện nào? Theo thông tin tôi được biết thì Chính phủ có ban hành Nghị định hướng dẫn Luật đường sắt. Tôi đang tìm hiểu về điều kiện để kinh doanh vận tải đường sắt, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại hướng dẫn Luật Đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.

2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.

3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.

Các hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi là cán bộ hưu trí hiện đang sinh sống tại Ba Tri, Bến Tre. Vừa qua, đọc báo giao thông, tôi có thấy một vài bài viết đề cập đến việc đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt. Tôi thắc mắc không biết hiện nay, kinh doanh vận tải đường sắt gồm những hoạt động cụ thể nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Mỹ Lệ (0908****)

Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó,Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

Các hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt được quy định tại . Cụ thể như sau:

Kinh doanh vận tải đường sắt gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về vận tải đường sắt trên đường sắt đô thị.

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh có các quyền sau đây:

- Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;

- Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;

- Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Đường sắt 2017.

Đường sắt là một loại hình giao thông vận tải được phát minh và đưa vào sử dụng từ khá sớm trong lịch sử nhân loại. Ở Việt Nam, loại hình phương tiện giao thông vận tải đường sắt cũng xuất hiện từ rất sớm và cho đến nay đã trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển. Dù ra đời từ rất sớm, thế nhưng loại hình giao thông vận tải này vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm năng và lợi thế của ngành đường sắt. Bởi lẽ, với nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp như hiện nay sẽ rất khó để hiện đại hóa ngành đường sắt trong một thời gian ngắn sắp tới, vì vậy, việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt sẽ chưa thể khắc phục sớm được.

Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thương mại của loại hình phương tiện giao thông đường sắt Việt Nam, cũng như đảm bảo an toàn lưu thông của loại hình phương tiện này, Quốc hội đã cho ban hành Luật Đường sắt 2005. Theo đó, hình thức kinh doanh vận tải đường sắt bao gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và kinh doanh vận tải hàng hoá trên đường sắt. Mặt khác, loại hình kinh doanh này là loại hình kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực giao thông vận tải ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật về đường sắt quy định tại Điều 89, Khoản 2, Luật Đường sắt 2005 và Điều 10, Nghị định 14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt 2005. Cụ thể như sau:

  1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường sắt;
  1. Có chứng chỉ an toàn;
  1. Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;
  1. Phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực;

đ) Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt;

  1. Phải có hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt mới được phép thực hiện việc kinh doanh vận tải đường sắt. Việc thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt được thể hiện qua hợp đồng vận tải bao gồm hợp đồng vận tải hành khách và hợp đồng vận tải hàng hóa.

Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách, người gửi bao gửi về vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý, bao gửi xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thoả thuận (Điều 91, Khoản 1, Luật Đường sắt 2005).

Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng hoá cho người nhận hàng được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng vận tải hàng hoá xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thoả thuận (Điều 92, Khoản 1, Luật Đường sắt 2005).

Mong rằng với những quy định trên của pháp luật về đường sắt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt.