Dđồ ăn hà nội có xuất hóa đơn năm 2024

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, trong năm 2022, có khoảng 115 hoá đơn “dịch vụ ăn uống” từ 5 doanh nghiệp được xuất một cách khó hiểu cho Trung tâm Đo lường 1 [sau đây gọi là Trung tâm ĐL 1]. Những hoá đơn này đều là hoá đơn “dịch vụ ăn uống”, với tổng giá trị dịch vụ ghi trên hoá đơn khoảng 320 triệu đồng.

Cụ thể, các đơn vị xuất hoá đơn cho Trung tâm ĐL 1, gồm: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ẩm thực T.M, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Đ.T.P, Công ty TNHH Dịch vụ Truyền thông quảng cáo thương mại K., Công ty TNHH dịch vụ thương mại tổng hợp P.H, Công ty TNHH tổng hợp T.N Hà Nội.

Trung tâm tổ chức sự kiện chỉ là quán bia vỉa hè

Trong đó, Công ty T.M xuất 21 hoá đơn, với tổng giá trị ghi trên hoá đơn là 47,3 triệu đồng; Công ty Đ.T.P xuất 15 hoá đơn, tổng giá trị là 37,5 triệu đồng; Công ty K. xuất 23 hoá đơn, tổng giá trị là 65,05 triệu đồng; Công ty P.H xuất 28 hoá đơn, tổng giá trị là 80,9 triệu đồng và Công ty T.N Hà Nội xuất 28 hoá đơn, tổng giá trị là 90,7 triệu đồng.

Điểm đáng chú ý là những hoá đơn này chỉ thể hiện đơn giản là “dịch vụ ăn uống”, không ghi các mặt hàng đã sử dụng. Có thể dẫn chứng như hoá đơn số 1056 do Công ty T.N Hà Nội xuất cho Trung tâm ĐL 1 vào ngày 7/6/2022, với giá trị trên hóa đơn là 5,3 triệu đồng; hoá đơn số 1309 Công ty P.H xuất ngày 1/6/2022, giá trị 5,5 triệu đồng; hoá đơn số 916 Công ty K. xuất ngày 8/6/2022, giá trị là 3 triệu đồng; hoá đơn số 1062 Công ty Đ.T.P xuất ngày 1/8/2022, giá trị là 3,3 triệu đồng; hoá đơn số 2130 Công ty T.M xuất ngày 21/9/2022, giá trị là 2 triệu đồng…

Ghi nhận của Báo Công Thương cũng cho thấy, năm 2021, 2020 các doanh nghiệp nói trên không hề xuất bất cứ hoá đơn nào cho Trung tâm ĐL 1. Như vậy, mối liên hệ giữa Trung tâm với các doanh nghiệp nói trên mới được thiết lập từ năm 2022.

Trung tâm tổ chức sự kiện là... quán bia vỉa hè

Tài liệu Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cung cấp cho thấy, địa điểm kinh doanh của các đơn vị nói trên đều ở khu vực quận Hà Đông, giáp với huyện Thanh Trì, cách Trung tâm ĐL 1 khoảng 10km.

Cụ thể, địa kiểm kinh doanh của Công ty P.H là quán Z. Z., địa chỉ tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội; Công ty K. có 2 địa chỉ, một ở phường Quang Trung, quận Hà Đông, hai là trung tâm tổ chức sự kiện ở phường Phúc La, quận Hà Đông; Công ty T.N tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Công ty Đ.T.P tại phường La Khê, quận Hà Đông,…

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, các địa điểm kinh doanh trên đều hết sức bình thường, hoạt động kinh doanh vắng khách, đồ ăn không có gì quá đặc sắc. Đáng chú ý, có địa điểm trên đăng ký kinh doanh là trung tâm tổ chức sự kiện, song thực tế chỉ là quán bia vỉa vè; có địa điểm là quán đồ Nhật, song đóng cửa không hoạt động.

Thực tế hoạt động kinh doanh là vậy, song tổng hoá đơn “dịch vụ ăn uống” các đơn vị này xuất ra lại vô cùng lớn, trong 3 năm 2020, 2021, 2022 và đầu năm 2023, tổng hoá đơn các đơn vị xuất ra lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Để làm rõ những hoá đơn được xuất một cách bất thường cho Trung tâm ĐL 1, ngày 20/7/2023, Báo Công Thương đã có Công văn số 372/BaoCT-TT, đề nghị Trung tâm ĐL 1 kiểm tra, rà soát, thông tin cụ thể các nội dung trên.

Phúc đáp Báo Công Thương tại Văn bản số 884/KT-KHTC ngày 11/8/2023, Trung tâm cho biết không hề kê khai sử dụng các hoá đơn của các đơn vị Báo Công Thương đề cập.

“Hằng năm chúng tôi đều tự kiểm tra và phối hợp với Cục Thuế TP Hà Nội nhằm rà soát và loại bỏ các chứng từ, hoá đơn không hợp lệ hoặc trái quy định của việc thanh, quyết toán trong các hoạt động chuyên môn của trung tâm và khẳng định thời điểm hiện tại trung tâm không kê khai sử dụng các hoá đơn của các doanh nghiệp trong danh sách mà quý báo đã đề cập trong công văn trên”, Trung tâm ĐL 1 khẳng định.

Báo Công Thương kính chuyển thông tin tới đồng chí Giám đốc Công an TP Hà Nội, Cục Thuế TP Hà Nội để xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo hồ sơ phóng viên thu thập, ngoài xuất hóa đơn cho Trung tâm ĐL 1, các doanh nghiệp nói trên còn xuất hóa đơn cho hàng chục ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp khác. Đơn cử như một Ngân hàng TMCP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, một số Công ty Bảo hiểm như: Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân Hàng Nông Nghiệp, Công ty cổ phần Tư vấn Điện 1 [PCSC1], Công Ty Bảo Hiểm Vietinbank, Ngân hàng An Bình, một Công ty Cổ phần Xi măng...

Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại [ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia...]

Theo đó, trên hóa đơn dịch vụ ăn uống phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại.

Đồng thời, thành tiền chưa bao gồm thuế GTGT nhưng khi tính tổng tiền thanh toán thì phải có thuế GTGT.

Cụ thể, về vấn đề này Tổng cục Thuế có quan điểm rằng người bán sẽ xác định hàng hóa, dịch vụ cung cấp để xác định nội dung trên hóa đơn theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế [thuế suất thuế TTĐB, GTGT,...].

Nói cách khác khi các món ăn hoặc sản phẩm có thuế suất thuế GTGT hay thuế TTĐB thì cần ghi chi tiết mức thuế suất, tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn.

Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi chi tiết từng món ăn và thuế suất liên quan không? [Hình từ Internet]

Có mấy loại hóa đơn theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về các loại hóa đơn như sau:

Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a] Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b] Hoạt động vận tải quốc tế;
c] Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d] Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a] Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b] Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
3. Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
a] Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị [bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước];
b] Tài sản kết cấu hạ tầng;
c] Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d] Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
đ] Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
e] Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g] Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
4. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
5. Các loại hóa đơn khác, gồm:
a] Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
b] Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

Như vậy, hiện hành có các loại hóa đơn sau:

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn điện tử bán tài sản công

- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia

- Các loại hóa đơn khác, gồm:

+ Tem, vé, thẻ

+ Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng

- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ăn uống theo quy định pháp luật như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 và điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ăn uống như sau:

- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ ăn uống là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

Ngoài ra, đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính [trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính] thì đến cuối ngày cơ sở kinh doanh sẽ dựa vào Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ăn uống trong ngày.

Chủ Đề