Đề thi đại học môn toán của trung quốc

Một số câu hỏi trong đề thi khó đến mức nhiều sinh viên đến từ tỉnh An Huy, nơi có chất lượng giáo dục tốt nhất Trung Quốc, cũng không thể giải đúng.

Năm 1984 được xem là thời điểm Trung Quốc có nhiều cải cách trong giáo dục. Hội đồng ra đề thi đại học năm đó đã thử đưa vào bài thi môn Toán những câu hỏi có tính phân loại thí sinh mạnh mẽ.

KKnews dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia đánh giá trong số đề thi của những năm được xem là đánh đố thí sinh như 1984, 1999 và 2003, đề thi năm 1984 khó nhất.

Ông Zhang Jingzhong, học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng thời là giảng viên Toán nổi tiếng, nhận xét đề thi năm đó có số lượng câu hỏi khó đến mức “gây sốc”, không phù hợp thí sinh.

Nhiều giáo viên cũng cho rằng đề thi là bước “cải lùi”, vượt quá sức hiểu biết của sĩ tử dự thi đại học thông thường.

Đề thi đại học môn Toán năm 1984 được xem là đánh đố thí sinh quá mức và "khó nhất trong lịch sử Trung Quốc". Ảnh minh họa: Sixthtone.

Đề thi môn Toán năm 1984 được thiết kế với điểm tối đa 150, trong đó có 12 câu trắc nghiệm [60 điểm], 4 câu điền vào ô trống [20 điểm], 5 câu hỏi bắt buộc [60 điểm] và 3 câu hỏi tự chọn [chọn 1 trong 3], mỗi câu 10 điểm.

Các câu hỏi khó nằm rải rác từ phần trắc nghiệm đến điền vào ô trống và câu hỏi bắt buộc. Như vậy, nếu trả lời đúng, sinh viên có thể đạt đối đa 120 điểm, không kể phần tự chọn.

Sohu thống kê điểm trung bình toàn quốc môn Toán năm đó của Trung Quốc là 26. Thành phố Bắc Kinh chỉ có 17 điểm và An Huy là địa phương cao nhất với 28 điểm. Con số này thấp hơn rất nhiều so với điểm tối đa [150 điểm].

Khảo sát 750 bài thi của An Huy - tỉnh có chất lượng giáo dục tốt nhất Trung Quốc - cho thấy 9,8% thí sinh đạt dưới 20 điểm, 39,7% em đạt dưới 30 điểm, 60,5% sĩ tử dưới 40 điểm và 81,5% người dưới 50 điểm.

Cụ thể những câu hỏi được đánh giá “khó nhất lịch sử thi đại học Trung Quốc” như sau:

Câu 1 [dành cho nhóm ngành Khoa học, Công nghệ, Nông nghiệp và Y học]: Mỗi câu hỏi có 4 đáp án được ký hiệu A, B, C, D. Lựa chọn một đáp án đúng:

[1] Cho tập hợp X={2n+1} π, với n là số nguyên. Và tập Y = {4k ±1} π, với k là số nguyên. Mối quan hệ của X và Y là:

A. X ⊂ Y

B. Y ⊂ X

C. X = Y

D. X ≠ Y

[2] Nếu đường tròn x2 + y2 + Gx + Ey + F = 0, trục x tiếp tuyến tại gốc tọa độ thì:

A. F = 0, G ≠ 0, E ≠ 0

B. E = 0, F = 0, G ≠ 0

C. G = 0, F = 0, E ≠ 0

D. G = 0, E = 0, F ≠ 0

[3] Nếu n là số nguyên dương, vậy giá trị của 1/8[1-[-1]^n][[n^2] – 1] là:

A. Bằng 0

B. Số chẵn

C. Là số nguyên dương nhưng không bắt buộc là số chẵn

D. Không phải số nguyên

[4] Arccos[-x] > arccosx khi thỏa mãn điều kiện:

A. x ∈ [0,1] B. x ∈ [-1,0]

C. x ∈ [0,1]

D. x ∈ [0,π/2]

Câu 2: Giả thiết H[x] = {0, khi x0}, hãy:

[1] Vẽ ảnh của hàm số y = H[x-1].

[2] Vẽ đồ thị của phương trình tọa độ đỉnh của [p-2][δ – [π/4]] = 0 [với p>0].

Câu 3. Cho biết 3 mặt phẳng cắt nhau có 3 đường thẳng giao nhau. Chứng minh rằng 3 đường thẳng này cắt nhau tại 1 điểm hoặc song song với nhau

Câu 4. Giả thiết c, d, x là các số thực, c # 0, x là ẩn số. Trong trường hợp nào thì phương trình log=1 có đáp đáp án. Giải phương trình đã tìm ra

Câu 5.

[1] Cho p # 0, phương trình bậc 2 một biến với các hệ số thực: z = 0 có 2 số ảo z1, z2. Giả sử rằng các điểm tương ứng của z1, z2 trong mặt phẳng phức là Z1 và Z2. Tìm chiều dài của trục elip với Z1, Z2 là tiêu điểm và đi qua gốc tọa độ.

[2] Tìm phương trình quỹ đạo đỉnh trái của elip đi qua điểm cố định M [1,2], lấy trục y làm đường chuẩn và độ lệch tâm là 1/2.

Câu 6. Trong tam giác ABC, cạnh đối diện với các góc A, B, C lần lượt là a, b, c; trong đó c = 10. M là điểm chuyển động trên đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tìm giá trị cực đại và cực tiểu của tổng bình phương các khoảng cách từ điểm P đến các đỉnh của tam giác ABC.

Câu hỏi số 1 thuộc phần trắc nghiệm kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, trong số 750 bài thi ngẫu nhiên của thí sinh đến từ An Huy, có tới 196 điểm 0, chiếm 26,1%. Ở câu hỏi 2, trong số 150 bài thi, 2 người đạt điểm tuyệt tối, 10 người bị điểm liệt [0 điểm], chiếm 6,7%.

Ảnh đẹp,18,Bài giảng điện tử,10,Bạn đọc viết,225,Bất đẳng thức,75,Bđt Nesbitt,3,Bổ đề cơ bản,9,Bồi dưỡng học sinh giỏi,39,Cabri 3D,2,Các nhà Toán học,128,Câu đố Toán học,83,Câu đối,3,Cấu trúc đề thi,15,Chỉ số thông minh,4,Chuyên đề Toán,289,Công thức Thể tích,11,Công thức Toán,102,Cười nghiêng ngả,31,Danh bạ website,1,Dạy con,8,Dạy học Toán,275,Dạy học trực tuyến,20,Dựng hình,5,Đánh giá năng lực,1,Đạo hàm,16,Đề cương ôn tập,38,Đề kiểm tra 1 tiết,29,Đề thi - đáp án,952,Đề thi Cao đẳng,15,Đề thi Cao học,7,Đề thi Đại học,159,Đề thi giữa kì,16,Đề thi học kì,130,Đề thi học sinh giỏi,123,Đề thi THỬ Đại học,385,Đề thi thử môn Toán,51,Đề thi Tốt nghiệp,43,Đề tuyển sinh lớp 10,98,Điểm sàn Đại học,5,Điểm thi - điểm chuẩn,217,Đọc báo giúp bạn,13,Epsilon,9,File word Toán,33,Giải bài tập SGK,16,Giải chi tiết,191,Giải Nobel,1,Giải thưởng FIELDS,24,Giải thưởng Lê Văn Thiêm,4,Giải thưởng Toán học,5,Giải tích,29,Giải trí Toán học,170,Giáo án điện tử,11,Giáo án Hóa học,2,Giáo án Toán,18,Giáo án Vật Lý,3,Giáo dục,356,Giáo trình - Sách,81,Giới hạn,20,GS Hoàng Tụy,8,GSP,6,Gương sáng,200,Hằng số Toán học,19,Hình gây ảo giác,9,Hình học không gian,106,Hình học phẳng,88,Học bổng - du học,12,IMO,12,Khái niệm Toán học,65,Khảo sát hàm số,36,Kí hiệu Toán học,13,LaTex,12,Lịch sử Toán học,81,Linh tinh,7,Logic,11,Luận văn,1,Luyện thi Đại học,231,Lượng giác,57,Lương giáo viên,3,Ma trận đề thi,7,MathType,7,McMix,2,McMix bản quyền,3,McMix Pro,3,McMix-Pro,3,Microsoft phỏng vấn,11,MTBT Casio,26,Mũ và Logarit,38,MYTS,8,Nghịch lí Toán học,11,Ngô Bảo Châu,49,Nhiều cách giải,36,Những câu chuyện về Toán,15,OLP-VTV,33,Olympiad,290,Ôn thi vào lớp 10,3,Perelman,8,Ph.D.Dong books,7,Phần mềm Toán,26,Phân phối chương trình,8,Phụ cấp thâm niên,3,Phương trình hàm,4,Sách giáo viên,15,Sách Giấy,11,Sai lầm ở đâu?,13,Sáng kiến kinh nghiệm,8,SGK Mới,14,Số học,57,Số phức,34,Sổ tay Toán học,4,Tạp chí Toán học,38,TestPro Font,1,Thiên tài,95,Thơ - nhạc,9,Thủ thuật BLOG,14,Thuật toán,3,Thư,2,Tích phân,77,Tính chất cơ bản,15,Toán 10,139,Toán 11,176,Toán 12,373,Toán 9,66,Toán Cao cấp,26,Toán học Tuổi trẻ,26,Toán học - thực tiễn,100,Toán học Việt Nam,29,Toán THCS,16,Toán Tiểu học,5,Tổ hợp,37,Trắc nghiệm Toán,220,TSTHO,5,TTT12O,1,Tuyển dụng,11,Tuyển sinh,272,Tuyển sinh lớp 6,8,Tỷ lệ chọi Đại học,6,Vật Lý,24,Vẻ đẹp Toán học,109,Vũ Hà Văn,2,Xác suất,28,

Thuận Thiên 02/10/2021 15:53

Đề thi Toán đại học ở Trung Quốc 22 câu trong 120 phút, không dùng máy tính được netizen nhận xét là "không quá dễ cũng không quá khó". Nhiều bạn trẻ còn cho rằng việc không cho dùng máy tính lại là điều hay.

Mới đây, một diễn đàn MXH đã chia sẻ đề thi Toán của kỳ thi tuyển sinh đại học tại Trung Quốc năm 2021 đã được dịch sang tiếng Việt thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đề thi có thời gian làm bài 120 phút, cấu trúc đề đề thi gồm 4 trang, 22 câu, tổng 150 điểm.

Đề thi chia làm 4 phần, phần I gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 5 điểm và chỉ có 1 đáp án đúng cho mỗi câu hỏi. Phần II có 4 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 5 điểm, có nhiều đáp án đúng cho 1 câu hỏi. Chọn đúng toàn bộ được 5 điểm, chọn đúng 1 phần 2 điểm. Phần III yêu cầu điền vào chỗ trống với 4 câu, mỗi câu 5 điểm. Phần IV là Tự luận với 6 câu, tổng điểm là 70 điểm.





Một điểm đặc biệt khác với ở Việt Nam là thí sinh Trung Quốc không được mang máy tính cầm tay khi làm bài thi môn Toán. Nhiều cư dân mạng sau khi xem xong đề thi thì cho rằng đây không phải là đề thi khó.

Tài khoản T.T. nhận định: "Đề này không quá dễ nhưng cũng không tới nỗi quá khó, nội dug 3 năm c3 đều được đưa vào từ cơ bản đến nâng cao, và nếu ở VN bạn được ôn luyện tốt thì thấy đề này khá bình thường. Mmn bảo không xài máy tính đâm ra đề này khó các thứ..., đó là do mn người từ c2 đã xài máy tính cầm tay quá nhiều nên bị phụ thuộc vào nó, thật ra nó là công cụ nên mình sử dụng nó là điều dễ hiểu, và mình cũng khuyến khích xài. Nhưng số liệu đề này chưa tới mức trên trời dưới đất, ngoài ra theo kinh nghiệm của mình thì đa phần bài toán khi giải sẽ ra một hàm rút gọn khá dễ tính, nên việc không cho xài máy tính bên Trung sẽ giúp các học sinh gia tăng khả năng tính nhẩm tốt thôi".

Tài khoản L.K. chia sẻ: "Ở Hàn cũng không cho mang máy tính cầm tay. Thậm chí học sinh đa số chả biết máy tính cầm tay như thế nào. Hôm nào mình có thời gian sẽ cố gắng dịch đề bên đấy ạ".

Tài khoản T.N. cũng góp ý: "Thấy làm đề thi để không cho đem máy tính rồi vừa có cả trắc nghiệm với tự luận như này lại hay ấy. Đề không quá khó, quá nâng cao mà vẫn phân lớp học sinh được. Trong khi trắc nghiệm bên mình chỉ cần biết bấm máy tính là điểm trung bình hết r".

Tài khoản P.Í.T. nhận xét: "Nhìn đề này thật sự toàn vẹn đạt được 2 yếu tố phân hoá, bao hàm tổng quan kiến thức . Đề thiên về tư duy nhiều hơn là đánh đố tính toán. Cá nhân mình cực thích đề như này, tự luận thì rèn luyện kỹ năng tư duy logic, khoa học, trắc nghiệm thì kích thích sáng tạo,mẹo, cũng như kỹ năng vận dụng, ứng biến [ thử đáp số chẳng hạn, nhiều bạn chắc cũng dùng suốt] . Với đề này thì tha hồ sáng tạo để tìm ra hướng giải...".

Tài khoản N.T.T.H. thì nêu một vấn đề: "Thôi đi các ông các bà. Tôi thi đh năm 2014. Đề nhìn qua thì ok không khó hoàn toàn nhưng cái quan trọng là 22 câu làm 150p câu nào cũng phải ngồi tính tay cộng trừ nhân chia các thứ vì ko được mang máy tính. Chủ yếu là thời gian để hoàn thành kìa. Vn mình thời 2014 t thi toán vẫn 180p nhé 9,10 câu gì đấy. Tóm lại là không phải thi thì nói gì cũng hay"...

Có câu "dễ mình dễ ta, khó mình khó ta", dù yêu cầu đề thi thế nào thì việc của thí sinh là không được thua kém các đối thủ trong cuộc đua vào trường đại học. Dù sao thì mỗi nước cũng có mỗi khác và học sinh được rèn luyện theo yêu của kỳ thi của mỗi quốc gia./.

Đề thi Văn 10 trang, 23 câu của Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2021 gây choáng

Mới đây, cộng đồng một diễn đàn MXH xôn xao trước một bài đăng giới thiệu đề thi đại học môn Ngữ văn của Bắc Kinh [Trung Quốc] năm 2021. Đề thi gồm 10 trang, 23 câu, tổng 150 điểm với thời gian làm bài chỉ 150 phút. Đề thi chia làm 5 phần. Trong số 23 câu thì 6 câu đầu là trắc nghiệm, trong đó câu trắc nghiệm 1 và 2... Xem thêm tại đây!

>> Loạt tình huống "dở khóc, dở cười" do quên tắt camera khi học online

Video liên quan

Chủ Đề