Di sản văn hóa việt nam là gì năm 2024

Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản Văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Tháng 12/1993, quần thể di tích Cố đô Huế là di sản Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Cho tới nay nước ta đã có trên 20 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được nhận vinh dự đó.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản Văn hóa đã được thực hiện từ lâu, ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn Di sản Văn hóa dân tộc.

Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như: Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”; Đông Phương Bác cổ Học viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, nhưng súc tích, ra đời đã 71 năm nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn Di sản Văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa của đất nước.

Xuất phát từ ý nghĩa đó và trước yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới; ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”. Theo đó, việc tổ chức ngày Di sản Văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Văn hóa - Thông tin nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng. Bên cạnh đó việc tuyên truyền ngày Di sản Văn hóa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trước đó năm 2001, Luật Di sản Văn hóa ra đời, là căn cứ pháp lý để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và khẳng định: Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, các nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa.

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới, ngày 19 tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã chính thức được Đại hội đồng lần thứ 19 các quốc gia thành viên Công ước về bảo vệ Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới [gồm 160 nước] bỏ phiếu tín nhiệm, bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới ./. BBT

Những di sản văn hóa Việt Nam như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thành Nhà Hồ... đã góp phần tạo nên bức tranh du lịch đa màu sắc và vô cùng sống động trên mọi miền quê hương đất nước.

Việt Nam là một quốc gia có mấy nghìn năm văn hiến. Từ thuở khai nguyên đến lúc phát triển, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có nền văn hóa mang bản sắc riêng và không hòa lẫn với bất cứ đất nước nào. Nhiều Di sản Văn hóa Việt Nam cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Hãy cùng theo chân Cẩm nang du lịch MIA.vn điểm qua 5 Di sản Văn hóa được UNESCO công nhận bạn nhé!

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất sở hữu các giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia.

Việt Nam chúng ta là một quốc gia sở hữu nhiều dấu ấn văn hóa độc đáo. Vì thế, nước ta sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, mang lại dấu ấn sâu đậm nhất với các tín đồ du lịch thế giới chính là 5 di sản văn hóa thế giới vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Vị trí: Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Năm công nhận: 1999

Phố cổ Hội An là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng được nhiều tín đồ du lịch quốc tế tìm đến tham quan. Thắng cảnh này nằm dọc theo hạ lưu sông Thu Bồn với vẻ đẹp ôn hòa và dễ chịu. Trước đây, Hội An là một thương cảng quốc tế được hình thành trong thế kỷ XVI và phát triển rực rỡ trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII.

Sau nhiều cuộc đổi dời của lịch sử, Hội An dần bị lãng quên và không được nhiều người lui tới mua bán làm ăn. Nhưng cũng vì thế, nơi đây dường như lại nằm ngoài nhịp sống đô thị hóa của các thành phố lân cận. Cho đến ngày nay, Phố cổ Hội An vẫn giữ được nét đẹp cổ kính không bị phai mờ qua năm tháng.

Với sắc vàng rạng rỡ cùng những khóm bông giấy rực rỡ, Phố cổ Hội An được đánh giá là một điểm du lịch với vẻ đẹp thanh tao, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho những ai đến đây trải nghiệm. Vì sự phát triển của du lịch Phố cổ Hội An, nhiều địa danh du lịch lân cận cũng được tiếng thơm và gần như phát triển đồng hành theo.

Vị trí: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm công nhận: 1993

Quần thể di tích Cố đô Huế là một thắng cảnh mang giá trị to lớn về lịch sử lẫn văn hóa và kiến trúc của đất nước ta. Đây là một di sản văn hóa thế giới mà bất cứ tín đồ du lịch nào cũng nên ghé thăm khi đến với Việt Nam xinh đẹp.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm bên dòng sông Hương hiền hòa và trữ tình. Đây đã từng là kinh đô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1802 - 1945. Vì thế, nơi đây sở hữu những vẻ đẹp mang đậm dấu ấn của kiến trúc, văn hóa cung đình về một triều đại vàng son rực rỡ đã mất.

Không chỉ là Kinh thành Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế còn bao gồm các đền đài, lăng tẩm với kiến trúc đặc sắc và rạng rỡ. Đây chính là một điểm đến bạn không thể bỏ lỡ khi khám phá du lịch Huế.

Vị trí: 19C Hoàng Diệu, Điện Biên, Quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội

Năm công nhận: 2010

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử nổi tiếng ngự giữa lòng Thủ đô Hà Nội xinh đẹp và cổ kính. Công trình Hoàng Thành Thăng Long từng được các vị vua dưới triều đại Lý, Trần, Lê xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng hàng đầu trong hệ thống các di tích lịch sử tại Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010 bởi những giá trị đặc biệt như chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ, tính liên tục của một di sản từng là một trung tâm quyền lực chính trị và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú và sinh động.

Vị trí: Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Năm công nhận: 1999

Thánh địa Mỹ Sơn , hay còn được biết đến với tên gọi là Khu đền tháp Mỹ Sơn là tổ hợp nhiều đền đài Chăm Pa cổ kính và vương theo dấu ấn thời gian. Thánh địa Mỹ Sơn đã từng là địa điểm tổ chức cúng tế trong thời kỳ vàng son rực rỡ. Nơi đây cũng là điểm dựng xây nên lăng mộ của các vị hoàng thân quốc thích trong vương triều Chăm Pa trong giai đoạn từ thế kỷ VII - XIII.

Di sản Văn hóa Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận với các tiêu chí: điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập văn hóa bản địa, công trình phản ánh sinh động về tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chăm Pa trong lịch sử văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Di sản Văn hóa Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn cùng với Quần thể di tích Cố đô Huế và Phố cổ Hội An nằm trên cùng con đường di sản Miền Trung nên được nhiều tín đồ du lịch kết hợp ghé thăm khi có dịp đến với Huế và Quảng Nam.

Vị trí: Xã Vĩnh Long, Huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa

Năm công nhận: 2011

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly khởi công xây dựng vào năm 1397 dưới thời của vua Trần Thuận Tông. Công trình này từng được chọn là kinh đô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1397 đến năm 1407. Thành Nhà Hồ nổi bật bởi đây là thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại cho đến ngày nay tại khu vực Đông Nam Á.

Vào năm 2011, Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới bởi những giá trị độc đáo về mặt văn hóa, lịch sử cùng những kỹ thuật xây dựng đặc biệt.

5 di sản văn hóa trên đã góp phần tạo nên bức tranh du lịch đầy sống động cho quê hương đất nước. Với những thông tin được cung cấp trên đây, chúng mình hy vọng rằng, một ngày nào đó, bạn sẽ có cơ hội du ngoạn dọc miền đất nước để trải nghiệm một cách chân thực nhất vẻ đẹp của các di sản văn hóa Việt Nam.

Di sản văn hóa Việt Nam gồm những gì?

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công....

Quần thể di tích Cố đô Huế ... .

Phố cổ Hội An. ... .

Thánh địa Mỹ Sơn. ... .

Hoàng thành Thăng Long. ... .

Thành Nhà Hồ ... .

Nhã nhạc cung đình Huế ... .

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ... .

Dân ca Quan họ.

Đâu là khái niệm di sản văn hóa?

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới?

Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản thế giới hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên.

Bảo vệ di sản văn hóa là gì?

Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa Bảo tồn di sản [heritage preservation] được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó.

Chủ Đề