Di tích văn hóa việt nam cố đô huế năm 2024

THỪA THIÊN HUẾ - Ngày 10.6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế [1982 - 2022].

Toàn cảnh Đại Nội Huế. Ảnh: PĐ

Ngày 10.6.1982, Di sản Cố đô Huế đang đứng trước nguy cơ đứng bên bờ vực bị xoá sổ. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã kịp thời đề ra giải pháp để cứu vãn Di sản Huế. Đầu tiên là quyết định thành lập một đơn vị chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc lập kế hoạch phục hưng, cứu vãn Di sản Cố đô Huế; từ đó Công ty Quản lý Di tích lịch sử và Văn hóa Huế - tiền thân của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - ngày nay được thành lập.

Đơn vị có chức năng và nhiệm vụ chính là tham mưu xây dựng kế hoạch, chiến lược bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị Di sản Cố đô Huế. Đây cũng chính là bước ngoặt to lớn cho công cuộc phục hưng Di sản Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Nguyễn Văn Phương [phải] - tặng hoa chúc mừng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Từ đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai một loạt giải pháp đồng bộ để cứu vãn di sản, từ chỗ đang ở trong tình trạng lâm nguy và sự quên lãng, Di sản Cố đô Huế đã lột xác, hồi sinh mạnh mẽ. Di sản Huế đi từ sự hoang tàn, đổ nát được nhanh chóng phục hồi, vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp để bước vào giai đoạn phát triển ổn định và bền vững.

Đến nay, Huế tự hào đã có 05 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế [1993], Nhã nhạc cung đình [2003], Mộc bản triều Nguyễn [2009], Châu bản triều Nguyễn [2014] và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế [2016].

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - ông Hoàng Việt Trung - cho biết, công tác bảo tồn, trùng tu di tích đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, các di tích đã bước qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được trên tất cả lĩnh vực, trung tâm đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý, vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba [2017], Huân chương Lao động Hạng Ba [1996], Hạng Nhì [2001] và Hạng Nhất [2006].

Khách du lịch tham quan Đại Nội Huế.

Trung tâm cũng đã được trao 03 Giải A Giải thưởng cố đô về khoa học công nghệ cho 02 bộ Hồ sơ khoa học công nhận danh hiệu Di sản văn hóa thế giới cho Quần thể di tích Cố đô và Nhã nhạc, công trình Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế; Giải Vàng Sách Hay toàn quốc năm 2006 và 2008 cho bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Nguyễn Văn Phương - mong muốn, trong giai đoạn sắp tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy hơn nữa những gì đã đạt được. Sáng tạo và tham mưu cho lãnh đạo tỉnh nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị Di sản Huế, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh. Đặc biệt, cùng lãnh đạo tỉnh và nhân dân trong toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng TP.Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc Văn hóa Huế.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế.

TTH.VN - Cách đây 30 năm [11/12/2023], Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO chính thức đưa vào Danh mục Di sản Thế giới trong kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tổ chức tại Colombia với tiêu chí [IV] - Quần thể Di tích Huế là một điển hình tiêu biểu của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững

Đây là di sản thứ 410 trong Danh mục và là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Cho đến nay, Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế [Quần thể Di tích Cố đô Huế [1993 – Di sản vật thể], Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam [2003 - Di sản phi vật thể], Mộc bản triều Nguyễn [2009 - Di sản tư liệu], Châu bản triều Nguyễn [2014 - Di sản tư liệu], Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế [2016 - Di sản tư liệu]. Hai di sản chung với các địa phương khác là Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Trong 30 năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, sự giúp đỡ tích cực của UNESCO cùng cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Việc Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và 10 năm sau đó, là Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam đã mở đường đưa những di sản văn hóa Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Di sản Huế còn là một kênh ngoại giao văn hóa đặc sắc, là nhịp cầu nối hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ bang giao, hợp tác hữu nghị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Chủ Đề