Đi xe 50cc không đội mũ phạt bao nhiêu

Bạn thường xuyên điều khiển xe máy 50 tham gia giao thông. Nhưng bạn chưa biết các mức phạt vi phạm giao thông dành cho xe máy 50. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp các mức phạt khi vi phạm Luật ATGT với xe máy 50.

Mức phạt dành cho xe máy 50 khi vi phạm Luật ATGT

- Điều khiển xe máy 50 phân khối khi có độ tuổi từ 14 - dưới 16 tuổi: phạt cảnh cáo.

- Điều khiển xe máy 50 phân khối không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật: 100.000 - 200.000Đ.

- Không mang Giấy đăng ký xe khi điều khiển xe: 100.000 - 200.000Đ.

- Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe: 100.000 - 200.000Đ.

- Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định [đi sai làn] gây tai nạn giao thông: 100.000 - 200.000Đ.

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: 60.000 - 80.000Đ.

- Không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước để xảy ra va chạm: 60.000 - 80.000Đ.

- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt: 60.000 - 80.000Đ.

- Chuyển làn không có tín hiệu báo trước [không xi nhan]: 80.000 - 100.000Đ.

- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ: 100.000 - 200.000Đ.

- Vượt đèn đỏ, đèn vàng [đèn vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ]: 100.000 - 200.000Đ.

- Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển: 100.000 - 200.000Đ.

- Điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng: 60.000 - 80.000Đ.

- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô, dù: 60.000 - 80.000Đ.

- Đi xe dàn hàng ba trở lên: 80.000 - 100.000Đ.

- Đi xe “kẹp ba” trừ trường hợp chở người cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi: 100.000 - 200.000Đ.

- Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau: 80.000 - 100.000Đ.

- Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: 80.000 - 100.000Đ.

- Bấm còi, rú ga [nẹt pô] liên tục trong đô thị, khu đông dân: 100.000 - 200.000Đ.

- Dừng xe, đỗ xe trên điểm dừng đón trả khách của xe bus, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đô xe trong phạm vi an toàn của đường sắt: 80.000 - 100.000Đ.

Điều Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000Đ với cá nhân, 500.000Đ với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Tuy nhiên, trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Với Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có thể thấy với những lỗi vi phạm sau, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.

Hãy luôn chấp hành điều luật để giữ an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh nhé.

Bàn luận

Khách hàng: Em năm nay 15 tuổi đang học lớp 10. Ngày nào em cũng chạy xe cub 50cc đến trường. Vậy cho em hỏi nếu bị cảnh sát giao thông bắt thì em có bị xử phạt không? Xử phạt như thế nào ạ? Mong luật sư giải đáp thắc mắc cho em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

Luật Giao Thông đường bộ 2008;

>> Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn vượt mức khi điều khiển xe máy, ô tô năm 2022

Nghị định 100/2019

2. Quy định của pháp luật về người chưa thànhniên

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên là là người chưa đủ mười tám tuổi [Điều 21].

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, người chưa thành niên, do người chưa thành niên chưa phát triển toàn diện và đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần nên họ là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Pháp luật quy định những giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

3. Xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay

>> Xem thêm: Phép biện chứng – phân tích quy luật lượng và chất, sự vận dụng quy luật vào trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên

Theo đó, Luật Giao Thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, theo đó người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe thì người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, việc điều khiển xe này không bắt buộc phải qua đào tạo và cấp bằng lái xe. Đối với người dưới 16 tuổi là người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình nên sẽ không được điều khiển xe gắn mắn trong bất kì trường hợp nào.

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;”

=> Như vậy, năm nay bạn mới được 15 tuổi thì sẽ không đủ điều kiện để lái xe gắn máy có dung tích xi lanh 50cc. Theo quy định của pháp luật thì trường hợp người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên là vi phạm quy định của pháp luật.

4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Tại khoản 1, 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

b] Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định].

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b] Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c] Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 [sáu] tháng.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

b] Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

c] Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

=> Như vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy và người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3. Người chưa thành niên lái xe tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông sẽ phải chịu mức phạt theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu bạn mới 15 tuổi nhưng đã điều khiển xe có dung tích 50cc để tham gia giao thông đường bộ thì căn cứ theo điều luật trên thì bạn sẽ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thì trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản hành chính sẽ được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.

>> Xem thêm: Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi xử phạt ra sao ? Bao nhiêu tuổi thì được lái xe

5.Lập biên bản vi phạm hành chính

Cơ sở pháp lý: căn cứ theo khoản 3 Điều Luật xử lý vi phạm hành chính

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

3…Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

- Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

- Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

>> Xem thêm: Các mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy và ô tô mới nhất ?

- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề