Địa hình thành phố hồ chí minh có đặc điểm chủ yếu là gì?

Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh, như đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu lập địa - mà, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.

Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.

TP.Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển tập trung đông dân cư các tỉnh thành sinh sống và làm việc. Với sự phát triển vượt bậc, Hồ Chí Minh được coi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Vậy điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nó có tác động gì đến phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh.

Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố nằm ở miền nam Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km theo đường bộ. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Toàn bộ diện tích 2.061 km² của thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện.

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Tiền Giang.

– Địa hình: không phức tạp nhưng cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. Thành phố có 2 đặc điểm địa hình chủ yếu sau:

+ Địa hình đồng bằng thấp [nơi cao nhất không vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp trũng], bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi các mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc;

+ Địa hình có xu hướng thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ giống với đại hình chung đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ.

– Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 

– Đất đai – địa chất: đất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng:

+ Trầm tích Pleixtoxen [trầm tích phù sa cổ]: xuất hiện phần lớn diện tích ở phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng. Trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng đó là nhóm đất xám với ba loại: đất xám cao, một số nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám gley.

+ Trầm tích Holoxen [trầm tích phù sa trẻ]: có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và đất phèn mặn. Ngoài ra có cát gần biển và đất feralite vàng nâu ở vùng đồi gò.

– Nguồn nước: thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển [sông La Ngà, sông Bé, ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi….].

– Về thủy văn: hầu hết các sông rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mực nước triều ở các sông rạch bình quân cao nhất là 1,10m. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên độ mặn của nước bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.

– Sinh thái: ở thành phố Hồ Chí Minh có ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu là: rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.

Điều kiện tự nhiên tác động đến hoạt động xuất khẩu của Hồ Chí Minh

Điều kiện tự nhiên đã có những thuận lợi với hoạt động xuất khẩu đó là:

– Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng biển ở phía Đông [phần tiếp giáp này rất rộng], có cảng biển lớn TP. Hồ Chí Minh, nằm gần các tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế.

– Là trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Bộ, là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn [nguồn nông sản dồi dào] nên đã cung cấp nguồn hàng hóa lớn cho hoạt động xuất khẩu.

– Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam với cơ sở hạ tầng hiện đại, hội tụ đầy đủ các phương tiện giao thông quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu:

+ Có cảng Thành phố Hồ Chí Minh với năng suất bốc dỡ lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

+ Vận tải hàng không cũng phát triển có sân bay Tân Sơn Nhất – sân bay quốc tế lớn của nước ta.

+ Các tuyến quốc lộ lớn được xây dựng hiện đại, đồng bộ và thông ra cảng biển lớn.

– Chính sách mở cửa, đẩy mạnh giao lưu kinh tế của Nhà nước.

Điều kiện để Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

Các sản phẩm công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh là: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, gang, thép, bánh kẹo, máy móc, giấy, ti vi, …

Những điều kiện giúp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là:

– Ở gần vùng có nhiều lương thực và thực phẩm.

– Giao thông thuận lợi với các tuyến đường quốc lộ rộng lớn nối các tỉnh thành.

– Trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển nhất cả nước.

– Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao do các hoạt động kinh tế phát triển nên thu hút lao động cả nước tập trung lớn tại đây.

– Đầu tư nước ngoài: các nhà đầu tư cũng nghiên cứu và phát triển thị trường, nhiều tập đoàn quốc tế lớn có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nó có tác động gì đến phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề