Dịch mã được thể hiện trong giai đoạn

Khái niệm dịch mã, những diễn biến chính trong quá trình dịch mã

Quảng cáo

II. DỊCH MÃ

1. Khái niệm

Quá trình dịch mã [giải mã] là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit [prôtêin] diễn ra trong tế bào chất.

2. Diễn biến quá trình dịch mã

Quá trình dịch mã có thể chia ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hoạt hoá axit amin

  • Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP: a.a + ATP → a.a hoạt hoá
  • Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a – tARN: a.a hoạt hoá + tARN → Phức hợp a.a - tARN

Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit 

Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra theo ba bước: 

Bước 1. Mở đầu

  • Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu [gần bộ ba mở đầu] và di chuyển đến bộ ba mở đầu [AUG]. Ở sinh vật nhân thực bộ ba AUG mã hóa cho a.a Methionin còn ở sinh vật nhân sơ mã AUG mã hóa cho a.a foocmin Methionin.
  • a.a mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu [đối mã của nó – UAX- khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung], sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

Bước 2. Kéo dài chuỗi polipeptit

  • Phức hợp aa1 - tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon tiếp sau mã mở đầu trên mARN, 1 liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu và aa1.
  • Ribôxôm dịch chuyển qua côđon tiếp theo, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm, phức hợp aa2 - tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon đó, 1 liên kết peptit nữa được hình thành giữa aa1 và aa2.
  • Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc [UGA, UAG hay UAA]. 

Bước 3. Kết thúc

Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc [UAA, UAG, UGA] thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.

Kết quả: 

  • Từ một phân tử mARN trưởng thành có 1 riboxom trượt qua sẽ tạo thành một chuỗi polipeptit cấu trúc bậc 1 hoàn chỉnh.
  • Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp thì tiếp tục biến đổi để hình thành các cấu trúc bậc 2, 3, 4 để thực hiện các chức năng sinh học.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Các giai đoạn của quá trình dịch mã Quá trình hình thành chuỗi polipeptit hay dịch mã là sự kết hợp của luồng thông tin và luồng nguyên liệu tại ribôxôm. Dịch mã là quá trình chuyển trình tự nuclêôtit trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit. Dịch mã là quá trình phức tạp với sự tham gia của 3 loại ARN: - mARN mang thông tin di truyền mã hóa dưới dạng codon, mỗi codon là một tổ hợp ba nuclêôtit mã hóa cho một axit amin. - rARN là thành phần của ribôxôm, nơi tổng hợp chuỗi pôlipeptit. - tARN là nhân tố mang các axit amin đã được hoạt hóa tương ứng với các codon trên khuôn mARN đến gắn vào chuỗi polipeptit đang hình thành tại ribôxôm. Quá trình dịch mã gồm 3 giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc 1. Giai đoạn khởi động
  2. Đầu tiên là sự hình thành phức hợp gồm 3 thành phần : tiểu đơn vị của ribôxôm, tARN có mang mêtionin [Met], mARN. Một nhân tố khởi động sẽ phát hiện codon AUG giúp phức hợp Met-tARN và ribôxôm gắn vào và sự dịch mã bắt đầu. 2. Giai đoạn kéo dài Ribôxôm có hai vị trí chuyên biệt: vị trí A nhận aa-tARN kế tiếp và vị trí P giữ phức hợp peptit-tARN. Sau khi mêtiônin hay foocmin mêtiônin [ở sinh vật nhân sơ] được đặt vào vị trí P, aa-tARN kế tiếp sẽ đến xếp đúng vào vị trí A cạnh Met-tARN trên ribôxôm nhờ nhân tố kéo dài và hình thành liên kết peptit giữa hai axit amin. Sau đó, ribôxôm dịch chuyển tương ứng một bộ ba theo chiều 5' -> 3' trên mARN, giải phóng met-tARN đầu tiên và chuẩn bị đón aa-tARN mới. Quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi xuất hiện dấu hiệu kết thúc hay trình tự kết thúc dịch mã [UAA, UAG, UGA] thì dừng lại. 3. Giai đoạn kết thúc Khi dấu hiệu kết thúc dịch mã [một trong các codon UAA, UAG, UGA] được nhận biết bởi nhân tố kết thúc hay giải phóng là một prôtêiin. Nhân tố này sẽ liên kết với bộ ba kết thúc ở vị trí A và bổ sung một phân tử nước vào chuỗi polipetit đang kéo dài. Phản ứng này làm đứt gãy [thủy phân] liên kết giữa chuỗi polipeptit vừa được tổng hợp với tARN đang ở vị trí P, giải phóng chuỗi polipeptit, tARN được tự do, đồng thời axit amin mở đầu [Met hay fMet] cũng được tách khỏi chuỗi polipeptit. Sau đó chuỗi polipeptit hình
  3. thành cấu trúc bậc cao hơn trở thành phần tử prôtêin hoàn chỉnh có hoạt tính sinh học. Lúc đó ribôxôm không còn mang phức hợp pilpeptit-tARN sẽ rời khỏi mARN, tách đôi thành hai tiểu phần sẵn sàng cho một đợt dịch mã mới. Nhìn chung năng lượng được sử dụng cho quá trình dịch mã ở dạng GTP. Cần chú ý rằng, nếu mARN là phần tử đa cistron [mARN nhân sơ tương ứng với nhiều gen] và khoảng cách giữa codon kết thúc phía trước và codon khởi đầu phía sau của hai gen liền kề không quá lớn, thì ribôxôm sẽ không tách khỏi mARN mà nó tiếp tục di chuyển đến codon AUG để hình thành nên một phức hợp khởi đầu mới và bắt đầu tổng hợp chuỗi polipeptit mới. 4. Poliriboxom Trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. Nhờ đó, một phân tử mARN có thể tổng hợp hàng chục đến hàng trăm chuỗi polipeptit cùng loại, nghĩa là làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại. Các ribôxôm được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia vào tổng hợp bất cứ loại prôtêin nào. 5. Mối liên hệ ADN - ARN - Prôtêin - Tính trạng - Thông tin di truyền trong ADN được truyền đạt qua các thế hệ tế bào thông qua cơ chế sao chép. - Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua các cơ chế phiên mã và dịch mã.
  4. Mối liên hệ ADN -> ARN -> Prôtêin được cụ thể hóa là mối quan hệ 3 cặp nuclêôtit trong ADN -> 3 nuclêôtit trong mARN -> 1 axit amin-tARN -> 1 axit amin. Mối liên hệ trên là cơ chế hình thành các tính trạng trong đời cá thể. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sãn mà truyền một hệ gen trong ADN quy định sự tổng hợp những prôtêiin đặc thù, tạo nên tính trạng. Sự kết hợp 3 quá trình tự sao, phiên mã và dịch mã là cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp phân tử, bảo đảm sự truyền đạt các tính trạng từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

Page 2

YOMEDIA

Quá trình hình thành chuỗi polipeptit hay dịch mã là sự kết hợp của luồng thông tin và luồng nguyên liệu tại ribôxôm. Dịch mã là quá trình chuyển trình tự nuclêôtit trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit. Dịch mã là quá trình phức tạp với sự tham gia của 3 loại ARN: - mARN mang thông tin di truyền mã hóa dưới dạng codon, mỗi codon là một tổ hợp ba nuclêôtit mã hóa cho một axit amin. - rARN là thành phần của ribôxôm, nơi tổng hợp chuỗi pôlipeptit. - tARN là nhân...

29-08-2013 394 15

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Câu 1: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chếA. tổng hợp ADN, dịch mã.                   B. tổng hợp ADN, ARN.

C. tự sao, tổng hợp ARN.                       D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 2: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong


 A. ribôxôm.                                             B. tế bào chất. C. nhân tế bào.                                      D. ti thể.

Câu 3: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

 A. mạch mã hoá.                                   B. mARN.

 C. mạch mã gốc.                                   D. tARN

Câu 4: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là


 A. anticodon.                                        B. axit amin. C. codon.                                                C. triplet.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

 A.mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

 D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 6: Quá trình phiên mã xảy ra ở


 A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.         B. sinh vật có ADN mạch kép. C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.               D. vi rút, vi khuẩn.

Câu 7: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp


 A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.       B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin. C. tổng hợp các pr cùng loại.                   D. tổng hợp được nhiều loại pr.

Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

 A. codon.                                                B. axit amin.

 C. anticodon.                                         D. triplet.

Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

 A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.                             B. Từ cả hai mạch đơn.

 C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.         D. Từ mạch mang mã gốc.

Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:


 A. rARN.           B. mARN.            C. tARN.               D. ADN.

Câu 11: Ở cấp độ p.tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế


 A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.       B. tổng hợp ADN, dịch mã. C. tự sao, tổng hợp ARN.                         D. tổng hợp ADN, ARN.

Câu 12: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong TB nhân thực đều:


 A. kết thúc bằng Met.                           B. bắt đầu bằng axit amin Met. C. bắt đầu bằng foocmin-Met.           D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 13: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của


 A. rARN.          B. mARN.             C. tARN.               D. ARN

Câu 14: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của


 A. mạch mã hoá.          B. mARN.           C. tARN.           D. mạch mã gốc.

Câu 15: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử


 A. ADN và ARN                       B. prôtêin                   C. ARN                     D. ADN

Câu 16: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?


 A. Vùng khởi động.                              B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc.                                  D. Vùng vận hành.

Câu 17: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?


 A. 3’ → 3’.                  B. 3’ → 5’.            C. 5’ → 3’.            D. 5’ → 5’.

Câu 18: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:


 A. nhân con                          B. tế bào chất         C. nhân                                   D. màng nhân

Câu 19: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

A. axit amin hoạt hoá.                            B. axit amin tự do.

C. chuỗi polipeptit.                                 D. phức hợp aa-tARN.

Câu 20: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải:


 A. lipit         B. ADP                  C. ATP                  D. glucôzơ

Câu 21: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã.               B. nhân đôi ADN và dịch mã.

C. phiên mã và dịch mã                           D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 22: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có l.kết hidrô bổ sung?

 A. U và T     B. T và A               C. A và U              D. G và X

Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 24: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử


 A. mARN                B. ADN                 C. prôtêin               D. mARN và prôtêin

Câu 25: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

 A. ADN-polimeraza.                  B. restrictaza.

 C. ADN-ligaza.                            D. ARN-polimeraza.

Câu 26: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:

 A. hai axit amin kế nhau.                      B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

 C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.            

 D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.

Câu 27: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là:


 A. anticodon.           B. codon.            C. triplet.                D. axit amin.

Câu 28: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:

1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu3- tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm.4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.6- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.7- Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.9- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.Trình tự nào sau đây là đúng?

 A. 2-4-1-5-3-6-8-7.                               B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7.

 C. 2-5-1-4-6-3-7-8.                               D. 2-4-5-1-3-6-7-8.

Câu 29: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:

 A. tổng hợp ADN, dịch mã.       B. tự sao, tổng hợp ARN.

 C. tổng hợp ADN, mARN.          D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 30: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ

A. Sau dịch mã                            B. Khi dịch mã      

C. Lúc phiên mã                         D. Trước phiên mã

Câu 31: Trong bảng mã di truyền, axit amin Valin được mã hóa bởi 4 bộ ba là do tính

A.đặc trưng của mã di truyền.     B. đặc hiệu của mã di truyền.

C. phổ biến của mã di truyền.      D. thoái hóa của mã di truyền.

Câu 32: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

A. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

Câu 33: Các chuổi pôlipeptit được tạo ra từ một khuôn mARN giống nhau về


A. cấu trúc chuổi poolipeptit.     B. số lượng các axitaminC. thành phần các axitamin        D. số lượng và thành phần các axitamin

Câu 34: Mô tả nào sau đây về tARN là đúng

A. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn 1 đầu, trên cơ sở liên kết theo NTBS giữa tất cả các ribônuclêotit, 1 đầu mang axitamin và một đầu mang bộ ba đối mãB. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 ribônuclêotit không tạo xoắn, 1 đầu mang axitamin và một đầu mang bộ ba đối mã

C. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn ở 1 đầu có đoạn có cặp bazơnitric liên kết theo NTBS tạo nên các thuỳ tròn, một đầu tự do mang axitamin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã

D. tARN là một polinuclêôtit có số nuclêotit tương ứng với số nuclêotit trên 1 mạch của gen cấu trúc​

Câu 35: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?


A. TAG, GAA, ATA, ATG.       B. AAG, GTT, TXX, XAA.
C. ATX, TAG, GXA, GAA.       D. AAA, XXA, TAA, TXX.

Video liên quan

Chủ Đề