Điểm thi đại học vào các ngành năm 2022

[PLO]- Từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8, thí sinh bắt đầu đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến, không giới hạn số nguyện vọng.

Chỉ còn chục ngày nữa, hơn một triệu thí sinh [TS] trên cả nước sẽ bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trong đó, có hơn 80% em dự thi để vừa xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học [ĐH].

Một điểm mới lớn nhất năm nay, thí sinh muốn xét tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ có thời gian đăng ký/điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển riêng, sau khi thi tốt nghiệp THPT và qua trực tuyến.

Bên cạnh đó, năm nay, các cơ sở đào tạo vẫn được xét tuyển sớm hoặc sơ tuyển trước nhưng không được yêu cầu thí sinh nhập học trước. Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện lọc ảo chung ở đợt 1 với tất cả các nguyện vọng xét tuyển, các phương thức, các ngành và cơ sở đào tạo. Việc này sẽ giúp thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên nhất.

Do đó, thí sinh cần hết sức lưu ý các mốc thời gian quan trọng và cách thực hiện năm nay để tránh nhầm lẫn, sai sót khi đăng ký xét tuyển ĐH.

Cụ thể, theo văn bản hướng dẫn tuyển sinh ĐH; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT vừa ban hành, các mốc thời gian như sau:

- Từ 1-7 đến 18-7, các cơ sở GD&ĐT kiểm tra, rà soát, cập nhật và xác nhận kết quả học tập cấp THPT trên hệ thống. Đồng thời, TS phải sử dụng tài khoản đã được cấp để rà soát kết quả điểm học tập [học bạ] cấp THPT trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Nếu sai, TS báo lại thầy cô ở trường để được chỉnh sửa.

- Trước 17 giờ ngày 15-7: TS nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu [không giới hạn số nguyện vọng] về các cơ sở đào tạo theo hướng dẫn của cơ sở.

- Từ ngày 12-7 đến 18-7: TS tự do thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân trên Hệ thống để được cấp tài khoản sử dụng cho thí sinh để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển [nếu chưa có].

- Trước 17 giờ ngày 21-7: các cơ sở đào tạo sẽ cập nhật danh sách TS đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm lên Hệ thống [sơ tuyển theo phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp, tổ chức thi đánh giá năng lực hoặc có môn thi năng khiếu để kết hợp với việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT].

- Từ 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8, TS sử dụng tài khoản đã được cấp để đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Từ 21-8 đến ngày 17 giờ ngày 28-8: TS phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến.

- Trước 17 giờ ngày 2-8: Đối với các ngành đào giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, cơ sở đào tạo sử dụng kết quả điểm thi THPT để xét tuyển phải cập nhật ngưỡng đầu vào.

- Từ 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8: TS trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống [những TS đã xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển tiếp theo, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học].

- Từ 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9: thực hiện lọc ảo trên Hệ thống để xác định nguyện vọng cao nhất mà TS đủ điều kiện trúng tuyển.

- Trước 17 giờ ngày 17-9: các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

- Trước 17 giờ ngày 30-9: tất cả các TS trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

- Từ tháng 10-2022 đến tháng 12-2022, các cơ sở đào tạo thực hiện xét tuyển bổ sung, nếu chưa tuyển đủ.

PHẠM ANH

Điểm chuẩn đại học 2021, 2022 - Tất cả các trường

Điểm chuẩn tất cả các trường Đại học năm 2022 sẽ được công bố trước 17h ngày 17/9 đến các thí sinh.

Thí sinh tham khảo điểm chuẩn tất cả các trường Đại học năm 2021, 2020, 2019 theo các phương thức xét tuyển: thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, ĐGNL,...

Tra cứu điểm chuẩn phía dưới

Điểm thi vào lớp 10 năm 2022, Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Với hơn 8 năm cung cấp dịch vụ tra cứu điểm thi: Diemthi.TuyenSinh247.com tự hào là trang web cập nhật  nhanh và chính xác kết quả thi và những thông tin hữu ích mùa thi tới hàng triệu thí sinh trên cả nước.

Đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm trước. Một số nội dung được điều chỉnh nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, các trường. 

Thứ nhất, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng theo hình thức trực tuyến [trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia].

Thứ hai, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đợt 1 từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo [nếu có]. Thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt [thay vì hai đợt như trước đây], thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. [Ảnh minh hoạ: H.C]

Thứ ba, các nguyện vọng đăng ký xét tuyển [theo ngành, phương thức, cơ sở đào tạo] trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước [nếu cần] và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT [như năm 2021]. Thí sinh sẽ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. Thí sinh không xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác.

Thứ tư, với những ngành sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp để xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường phải giải trình và phân bổ chỉ tiêu phù hợp giữa các phương thức, tổ hợp. Khi các trường thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không giảm quá 30% số chỉ tiêu so với năm trước [trừ trường hợp thay đổi, bổ sung trước khi mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm] tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Thứ năm, các trường chỉ đạo khối trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. Thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập [giảm thủ tục cho thí sinh và các trường THPT] khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường đại học. 

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra.

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành. Trong đó quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. [Ảnh minh hoạ: H.C]

Thứ bảy, quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau]. Sau khi cộng điểm ưu tiên, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm này với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng [từ năm 2023], quy chế mới quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0]. Cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.

Hà Cường

Video liên quan

Chủ Đề