Điện áp trung thế là bao nhiêu

Việc phân loại hiệu điện thế của các cấp điện áp sẽ có những quy ước riêng dựa vào những ứng dụng thực tế. Tại Việt Nam, hiệu điện thế được chia ra thành các cấp đó là: điện hạ thế, điện trung thế và điện cao thế. Cùng CNSG tìm hiểu về các khái niệm cùng cách phân biệt điện áp hạ thế, trung thế và cao thế ngay trong bài viết này.

Các khái niệm về liên quan đến hiệu điện thế

Khái niệm về đường điện hạ thế là gì?

Cáp điện hạ thế

Đường điện hạ thế là những nguồn điện được xác định với mức điện áp dưới 1000V. Đây là đường điện lưới chính cung cấp điện sinh hoạt dân dụng được dùng cho từng hộ gia đình, lắp đặt ở một vị trí nào đó trong nhà và được bọc kín bằng một lớp cách điện.

Khái niệm về đường điện trung thế là gì?

Cáp điện trung thế

  • Đường điện trung thế là những nguồn điện có mức điện áp từ 1KV đến 35KV. Hệ thống đường điện trung thế là hệ thống nổi bật với vô số cột điện cao thế cùng những đường dây nối liền nhau ở phía trên cao.
  • Đường điện trung thế được sử dụng dây trần hoặc dây bọc gắn trên trụ có chất liệu bằng sứ cách điện.
  • Nguồn điện này được treo trên cột bê tông ly tâm, có chiều cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo

Khái niệm về đường điện cao thế là gì?

Cáp điện cao thế [1]

Đường điện cao thế là những nguồn điện được xác định có mức điện áp trên 35KV. Những đường điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột cao bằng những chuỗi sứ cách điện để đảm bảo có đủ khoảng cách an toàn. Những đường điện cao thế có thể được làm từ cột bê tông ly tâm hoặc cột tháp sắt rất cao.

Phân biệt đường điện trung thế, đường điện cao thế và đường điện áp thế

Phân biệt điện áp hạ thế, trung thế và cao thế dựa trên những tiêu chuẩn và đặc điểm nhất định, người sử dụng có thể tham khảo một số đặc điểm như sau:

Phân biệt về các cấp điện áp

Các cấp điện áp ở các đường dây điện hiệu thế được quy định ở mỗi loại khác nhau:

  • Đường điện hạ thế: Là những nguồn điện có mức điện áp dưới 1000V. Ở Việt Nam sử dụng mức 220V-380V
  • Đường điện trung thế: Được quy định với mức điện áp từ 1KV đến 35KV. Ở Việt Nam sử dụng các mức 6KV, 10KV, 22KV, 35KV
  • Đường điện cao thế: Là những nguồn điện có mức điện áp trên 35KV. Ở Việt Nam sử dụng các mức 110KV, 220KV, 500KV

Phân biệt về khoảng cách an toàn quy định

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi có các sự cố về điện, đồng thời giúp đảm bảo an toàn về tính mạng mọi người cần tuân thủ về các tiêu chí, giữ khoảng cách an toàn khi đang đứng gần đường dây điện

  • Đường điện hạ thế: Với mức điện áp của đường điện hạ thế này thường sẽ không gây ra hiện tượng phóng điện. Nhưng nếu người dùng chạm vào trực tiếp phần kim loại đang dẫn điện sẽ bị giật.
  • Đường điện trung thế: Ở các mức điện áp này có thể gây ra phóng điện nếu vi phạm khoảng cách an toàn, nên lưu ý khoảng cách an toàn tối thiểu là 0,7m.
  • Đường điện cao thế: Nếu con người vi phạm khoảng cách an toàn, đường điện cao thế này rất dễ phóng điện [khoảng cách an toàn là 1,5m với đường điện 110KV; 2,5m với đường điện 220KV và 4,5m với đường điện 500KV]

Cách lắp đặt các đường điện

Đối với các cách lắp đặt đường dây điện khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, mức độ sử dụng để điều chỉnh một cách hợp lý

  • Đường điện hạ thế: sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi bện vào nhau, một số ít sử dụng 4 dây rời, gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ
  • Đường điện trung thế: sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện
  • Đường điện cao thế: sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện

Cách nhận biết đường điện điện cao thế

Để hạn chế một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đường điện cao thế thông qua những quan sát về đường dây điện có gắn chuỗi sứ. Cụ thể như sau:

  • Điện áp 500kV khoảng 24 bát/chuỗi
  • Điện áp 220kV từ [12-14] bát/chuỗi
  • Điện áp 110kV từ [6-9] bát/ chuỗi
  • Điện áp 35kV từ [3 – 4] bát/chuỗi, có thể dùng sứ đứng
  • Các cấp điện áp nhỏ hơn

Chủ Đề