Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của 3 lực song song là

Tĩnh học vật rắn - Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song

Quan tâm

0

Đưa vào sổ tay

1. Quy tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều:
a. Quy tắc:
Hợp lực của hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật rắn, là một lực \overrightarrow{F} song song, cùng chiều với hai lực có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó. $\overrightarrow{F} = \overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}}$.
Giá của hợp lực $\overrightarrow{F}$ nằm trong mặt phẳng của $\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}}$ và chia trong khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.
$\frac{F_{1}}{F_{2}} = \frac{d_{2}}{d_{1}}$ [chia trong]
b.Hợp nhiều lực:
Nếu muốn tìm hợp lực của nhiều lực song song cùng chiều $\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}},..., \overrightarrow{F_{n}}$ ta tìm hợp lực $\overrightarrow{R_{1}} = \overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}}$, rồi lại tìm hợp lực $\overrightarrow{R_{2}} = \overrightarrow{R_{1}} + \overrightarrow{F_{3}}$, và cứ tiếp tục như thế cho đến lực cuối cùng $\overrightarrow{F_{n}}$
Hợp lực $\overrightarrow{F}$ tìm được sẽ là một lực song song cùng chiều với các lực thành phần, có độ lớn: $F = F_{1} + F_{2} + ... + F_{n}$

Lí giải về trọng tâm vật rắn:
Chia vật rắn thành nhiều phần tử nhỏ, các trọng lực nhỏ tạo thành một hệ lực song song cùng chiều đặt lên vật. Hợp lực của chúng là trọng lực tác dụng lên vật có điểm đặt là trọng tâm của vật.
c. Phân tích một lực thành hai lực song song:
Phân tích một lực $\overrightarrow{F}$ đã cho thành hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ song song với $\overrightarrow{F}$ tức là tìm hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ song song và có hợp lực là $\overrightarrow{F}$.
Có vô số cách phân tích một lực đã cho. Khi có những yếu tố đã được xác định thì phải dựa vào đó để chọn cách phân tích thích hợp.

3. Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song:
Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực $\overrightarrow{F_{1}}$,$\overrightarrow{F_{2}}$, $\overrightarrow{F_{3}}$ song song, đồng phẳng là hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba

$\overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}} + \overrightarrow{F_{3}} = 0$


4. Quy tắc hợp hai lực song song trái chiều:
Hợp lực của hai lực song song trái chiều là một lực có các đặc điểm sau:
- song song và cùng chiều với lực thành phần có độ lớn lớn hơn lực thành phần kia [$\overrightarrow{F_{3}}$]
- có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần:

$F = F_{3} – F_{2}$

- Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, và chia ngoài khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.

$\frac{d’_{2}}{d’_{3}} = \frac{F_{3}}{F_{2}}$ [chia ngoài]


5. Ngẫu lực:
- Ngẫu lực là hệ hai lực $F_{1}$ và $F_{2}$ song song ngược chiều, có cùng độ lớn F, tác dụng lên một vật.
- Ngẫu lực có tác dụng làm cho vật rắn quay theo một chiều nhất định.
- Ngẫu lực không có hợp lực.
- Momen của ngẫu lực đặc trưng cho tác dụng làm quay của ngẫu lực và bằng tích của độ lớn F của một lực và khoảng cách d giữa hai giá của hai lực M=F.d
Đơn vị của mô men ngẫu lực là N.m


Quy tắc hợp lực Tổng hợp lực Ngẫu lực Momen ngẫu lực

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

Thẻ

Quy tắc hợp lực ×8
Tổng hợp lực ×44
Ngẫu lực ×1
Momen ngẫu lực ×6

Lượt xem

13111

  • Lớp 12
    • Chương I: Động lực học vật rắn
      • Chương II: Dao động cơ
        • Chương III: Sóng cơ
          • Chương IV: Dao động và sóng điện từ
            • Chương V: Dòng điện xoay chiều
              • Chương VI: Sóng ánh sáng
                • Chương VII: Lượng tử ánh sáng
                  • Chương VIII: Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
                    • Chương IX: Hạt nhân nguyên tử
                      • Chương X: Từ vi mô đến vĩ mô
                      • Lớp 11
                        • Chương I: Điện tích. Điện trường
                          • Chương II: Dòng điện không đổi
                            • Chương III: Dòng điện trong các môi trường
                              • Chương IV: Từ trường
                                • Chương V: Cảm ứng điện từ
                                  • Chương VI: Khúc xạ ánh sáng
                                    • Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang học
                                    • Lớp 10
                                      • Chương I: Động học chất điểm
                                        • Chương II: Động lực học chất điểm
                                          • Chương III: Tĩnh học vật rắn
                                            • Chương IV: Các định luật bảo toàn
                                              • Chương V: Cơ học chất lưu
                                                • Chương VI: Chất khí
                                                  • Chương VII: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
                                                    • Chương VIII: Cơ sở của nhiệt động lực học

                                                    Liên quan

                                                    Bài 4650

                                                    Bài 4568

                                                    Bài 3442

                                                    Bài 3441

                                                    Bài 2541

                                                    Video liên quan

                                                    Chủ Đề