Định kỳ đánh giá nhà thầu phụ năm 2024

Thông thường đối với các dự án xây dựng công trình lớn thì nhà thầu chính sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, nhằm đảm bảo công việc và tối ưu cách quản lý vận hành thì nhà thầu chính sẽ thuê nhà thầu phụ để đảm nhận 1 phần công việc nào đó. Vậy thầu phụ trong xây dựng là gì, làm thế nào để tận dụng khả năng thầu phụ. Bài chia sẻ sau nhằm giúp bạn đọc tham khảo và tìm hiểu!

Tìm hiểu về nhà thầu phụ trong xây dựng

1. Nhà thầu phụ là gì?

Nhà thầu phụ là những nhà thầu không phải ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, không phải tham gia đấu thầu mà được nhà thầu chính chính ký hợp đồng để thực 1 phần công việc nào đó trong gói thầu.

Công trình xây dựng lớn khối lượng công việc và hạng mục nhiều để quản lý công trình xây dựng hiệu quả thì nhà thầu chính thuê các nhà thầu phụ làm từng công việc cụ thể như: thầu phụ thi công thép, thầu phụ thi công cốp pha, thầu phụ xây tô ốp lát…nhằm chuyên môn hóa từng công việc và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.

2. Căn cứ để sử dụng nhà thầu thụ trong xây dựng

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì quy định về sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được viết như sau:

• Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.

• Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.

• Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.

• Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.

• Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % [phần trăm] theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

• Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.

• Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong hồ sơ dự thầu.

3. Lý do cần phải sử dụng nhà thầu phụ xây dựng công trình

• Nhằm phân bổ nguồn lực hợp lý nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình xây dựng công trình

• Yêu cầu của tổng thầu để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích: thầu phụ họ chỉ làm chuyên 1 công việc nên có ưu thế về số lượng và giá cả do đó việc thuê nhà thầu phụ đem lại lợi ích kinh tế.

• Yêu cầu về trình độ, nghiệp vụ xây dựng công trình: Đối với các công trình có quy mô lớn nhà thầu chính có những lĩnh vực họ không thể đủ mạnh để hiểu làm được nên thuê thầu phụ để đáp ứng về chuyên môn ví dụ: nhà thầu cửa nhôm kính cửa đi, nhà thầu chống thấm, nhà thầu cung cấp vật tư…

Làm thế nào để quản lý thầu phụ hiệu quả

1. Ký kết hợp đồng với thầu phụ đầy đủ và chi tiết: Bằng việc ký kết hợp đồng để phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị nhằm điều chỉnh hợp lý nhịp độ thi công công trình và phân bổ tiến độ công việc.

2. Tổng thầu phải đối xử bình đẳng với tất cả các nhà thầu phụ và tăng cường liên hệ để giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc.

3. Thiết lập hoàn thiện cơ chế kỹ thuật và tài chính

4. Lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu cạnh tranh

5. Tăng cường giám sát và hoàn thiện cơ chế quản lý.

Trên đây là một số thông tin quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng mới nhất được tổng hợp. Hy vọng bài viết Phạm Gia chia sẽ mang tới cho độc giả những kiến thức chính xác nhất về lĩnh vực xây dựng trước khi quyết định làm việc, hợp tác trong lĩnh vực này.

Chủ Đề