Định nghĩa cơ sở hạ tầng là gì

1. Khái niệm:

Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Dựa vào khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. Đúng vậy, mỗi một hình thái kinh tế – xã hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng là cơ sở hiện thực của xã hội, hình thành một cách quan trong quá trình sản xuất vật chất xã hội. Nó bao gồm không chỉ những quan hệ trực tiếp giữa người với người trong sản xuất vật chất mà nó còn bao gồm cả những quan hệ kinh tế, trao đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất của con người.

2. Đặc điểm, tính chất:

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể thường bao gồm: kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong nền kinh tế. Đồng thời trong mỗi cơ sở hạ tầng xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác như: dấu vết, tàn trữ quan hệ sản xuất cũ và mầm mống, tiền đề của quan hệ sản xuất mới. Cuộc sống của xã hội cụ thể được đặt trong trước hết bởi kiểu quan hệ sản xuất thống trị tiêu biểu cho cuộc sống ấy và những quan hệ sản xuất quá độ, hay những tàn dư cũ, mầm mống mới có vai trò nhất định giữa chúng tuy có khác nhau nhưng không tách rời nhau vừa đấu tranh với nhau, vừa liên hệ với nhau và hình thành cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

Ví dụ như: Trong xã hội phong kiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếm địa vị thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội chiếm hữu nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính 3 yếu tố đó cấu thành nên cơ sở hạ tầng phong kiến.

Đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Quan hệ sản xuất thống trị qui định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sồng kinh tế – xã hội. Qui định tính chất cơ bản của toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội đương thời mặc dù quan hệ tàn dư, mầm mống có vị trí không đáng kể trong xã hội có nền kinh tế xã hội phát triển đã trưởng thành, nhưng lại có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của xã hội đang ở giai đoạn mang tính chất quá độ.

Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mà dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể điều hoà được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện của sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong xã hội.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. Nó được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng sản xuất.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cơ sơ ha tang la gi
  • khái niệm cơ sở hạ tầng
  • lý thuyết cơ sở hạ tầng là gì
  • khái niệm của từ đối kháng
  • hạ tầng là gi?
  • hạ tầng là gì
  • Dấu hiệu bản chất của cõ sở hạ tầng là gì?
  • cơ sở vật chất là gì
  • Cơ sở hạ tầng là gì?
  • phòng kinh te hạ tang la gi
  • ,

    Cơ sở hạ tầng [infrastructure] là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi, cấp nước v.v… được tích lũy từ các khoản đầu tư của cơ quan nhà nước trung ương và địa phương.

    Cơ sở hạ tầng cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vốn nhân lực, tức các khoản đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được tỷ lệ tăng trường kinh tế cao và nâng cao mức sống chung của một nước

    [Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

    Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe đến thuật ngữ cơ sở hạ tầng. Vậy thì cơ sở hạ tầng là gì? Phân loại cơ sở hạ tầng gồm những gì? Vai trò giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ra sao? Hãy cùng KITA Group tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng trong bài viết bài viết dưới đây nhé!

    Cơ sở hạ tầng là gì?

    Cơ sở hạ tầng là gì?

    Cơ sở hạ tầng là thuật ngữ dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển kinh tế. Khi xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng được hiểu là những tài sản hữu hình như: Công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật, tài sản hữu hình và lao động tri thức. Dựa trên những cơ sở có sẵn một số hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội luôn có xu hướng phát triển và duy trì theo chiều hướng tích cực.

    Khi xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng được xem là sản phẩm, kết quả của cả quá trình đầu tư được gom góp lại qua nhiều thế hệ. Cơ sở hạ tầng được xem là bộ phận có giá trị, giúp tiết kiệm cho quốc gia, đáp ứng mọi yêu cầu cũng như mục tiêu phát triển trên tất cả mọi mặt của đất nước.

    Khi xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng được xem là một loại hàng hóa công cộng, nhằm mục đích phục vụ cho các lợi ích trên toàn xã hội.

    Qua những khái niệm trên, bạn có thể hiểu cơ sở hạ tầng là điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội. Tất cả đều được trang bị với mục đích phục vụ các hoạt động sản xuất, đời sống cho con người. Cơ sở vật chất này có cả yếu tố phi vật chất và vật chất, đây là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển xã hội.

    Đặc điểm của cơ sở hạ tầng là gì?

    Phân loại cơ sở hạ tầng

    Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội

    • Theo lĩnh vực kinh tế thì cơ sở hạ tầng là bộ phận thuộc những ngành phục vụ quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hay tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Bao gồm: Hệ thống đường xá, thủy lợi, cấp thoát nước, giao thông vận tải, sân bay và bến cảng.
    • Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc lĩnh vực đảm bảo điều kiện chung cho hoạt động văn hóa, xã hội và đời sống con người với các ngành xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, công trình công cộng.
    • Cơ sở hạ tầng môi trường thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc giữ gìn, bảo vệ, cải tạo môi trường sống. Như công trình bảo vệ đất, chống thiên tai, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, rừng và biển.
    • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là bộ phận đảm bảo điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí hay khí tài.

    Theo vùng lãnh thổ và khu vực dân cư

    Được phân chia thành các loại như: Cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng, cơ sở hạ tầng nông thôn.

    Cơ sở hạ tầng theo vùng lãnh thổ

    Theo các ngành kinh tế quốc dân

    Cơ sở  hạ tầng sẽ được phân chia các ngành như: Bưu chính, năng lượng,  giao thông vận tải, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, thủy lợi…

    Theo cấp quản lý

    • Do Trung ương quản lý bao gồm đường quốc lộ, đường sắt, sân bay và bến cảng.
    • Do địa phương quản lý bao gồm: Các cơ sở giáo dục, y tế, cầu đường, kênh rạch văn hóa.

    Theo tính chất, đặc điểm

    • Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm có: Giao thông, cơ sở quốc phòng an ninh, điện lực, kênh rạch, trường học và công trình y tế.
    • Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm các yếu tố liên quan đến điều kiện, môi trường phục vụ các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội.

    Vai trò của cơ sở hạ tầng

    Mỗi loại hình thái kinh tế xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Vì vậy, cả hai yếu tố cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng này đều mang tính lịch sử cụ thể. Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau. Trong đó, cơ sở hạ tầng luôn giữ vai trò quyết định với kiến trúc thượng tầng.

    Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện ở điểm đó là những quan hệ vật chất khách quan, có khả năng quy định mọi quan hệ khác gồm có chính trị, tinh thần và tư tưởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng với chúng. Điều này có nghĩa kiến trúc thượng tầng nhất định phải phản ánh được một cơ sở hạ tầng cụ thể.

    Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về mặt tính chất, nội dung, kết cấu. Từ đối kháng hoặc không đối kháng trong tính chất, nghèo nàn hay đa dạng trong nội dung và gọn nhẹ hay phức tạp trong hình thức thể hiện. Tất cả những vai trò trên đều do cơ sở hạ tầng quyết định mà nên.

    Khi cơ sở hạ tầng có một số biến đối căn bản thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo. Theo Mác đã viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.

    Vai trò cơ sở hạ tầng là gì?

    Từ đó có thể thấy vai trò của cơ sở hạ tầng quyết định sâu sắc lên kiến trúc thượng tầng. Do đó, khi thay đổi, cải tạo kiến trúc thượng tầng trong xã hội cần phải suy xét từ cơ sở hạ tầng. Bởi vì đó mới chính là gốc của vấn đề cũng là nền tảng cho mọi sự thay đổi.

    Trên đây là một số thông tin chi tiết về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì cùng các vấn đề chính liên quan đến cơ sở hạ tầng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào chưa rõ hoặc cần tư vấn đầu tư bất động sản hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé!

    Video liên quan

    Chủ Đề