Đo điện tim ở đâu

Đo điện tim hay còn gọi là điện tâm đồ viết tắt là ECG; đây là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện; lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua đọc điện tim, ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.

2. Những trường hợp nào đo điện tim?

  • Chẩn đoán rối loạn nhịp tim: bất thường tại vị trí phát ra nhịp [nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim] sẽ cho hình ảnh nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ;
  • Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất: quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ thay đổi. Qua đó trên giấy ghi điện tâm đồ sẽ cho những gợi ý nhất định về tình trạng buồng tim lớn.
  • Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền: việc tổn thương hay mất mạch lạc trong dẫn truyền sẽ cho thấy hình ảnh bất thường về nhánh điện học của tim trên điện tâm đồ [Block AV, Block nhánh tim].
  • Chẩn đoán các giai đoạn nhồi máu cơ tim: khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí có thể dẫn đến tổn thương hay hoại tử; khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi. Sự thay đổi này được ghi nhận trên điện tâm đồ – đây là một trong những chẩn đoán giá trị nhất của phương pháp cận lâm sàng tim mạch này.
  • Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ cơ tim: cơ tim thiếu máu sẽ cho thấy hình ảnh sóng T trên điện tâm đồ dẹt, sóng T âm.
  • Chẩn đoán các rối loạn điện giải: điện tim là do sự di chuyển của các ion [natri, kali, canxi…]. Khi có sự thay đổi nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng sẽ thay đổi theo.
  • Chẩn đoán các tổn thương ở cơ tim, màng ngoài tim.
  • Theo dõi máy tạo nhịp.
  • Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc: digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực, thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT.

3. Đo điện tim như thế nào?

Bác sĩ sẽ đính các điện cực với miếng dính vào da ngực, cánh tay và chân của người được đo. Nếu nam giới có lông ngực có thể cần phải cạo [một ít] để kết nối điện cực tốt hơn. Trong quá trình đo, người được đo nằm ngửa, máy tính sẽ tạo ra một đồ thị trên giấy; vẽ các xung điện di chuyển qua tim hoặc kiểm tra tim trong khi tập thể dục [điện tâm đồ gắng sức].

Có thể mất khoảng 10 phút để gắn các điện cực và hoàn thành xét nghiệm. Bên cạnh đo điện tâm đồ tiêu chuẩn, bác sĩ có thể thực hiện điện tâm đồ di động [kiểm tra hoạt động điện của tim trong 1 – 2 ngày, 24 giờ/ngày] phục vụ cho mục đích chẩn đoán

Đọc sóng đồ thị để phát hiện các xung đột có bình thường hay không:

Sau khi đo điện tâm đồ, bác sĩ sẽ đọc sóng đồ thị đã được ghi lại trong quá trình kiểm tra. Từ đó sẽ phát hiện các xung động có bình thường hay không. Thường cho bệnh nhân biết kết quả trong cùng ngày thực hiện hoặc vào lịch hẹn tái khám tiếp theo. Nếu kết quả đo điện tâm đồ bình thường có thể không cần thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào. Nếu kết quả có sự bất thường ở tim, bệnh nhân có thể phải làm thêm các loại điện tâm đồ khác hoặc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác như siêu âm tim.

Bệnh nhân có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi thực hiện đo điện tâm đồ. Kết quả xét nghiệm điện tâm đồ đòi hỏi phải do bác sĩ có chuyên môn đọc và đưa ra kết luận, vì vậy vai trò chuyên môn của bác sĩ trong việc đo điện tim là rất quan trọng.

4. Lưu ý khi thực hiện điện tâm đồ

  • Người bệnh sẽ được nhân viên y tế giải thích về kỹ thuật và hướng dẫn các thủ tục trước khi tiến hành xét nghiệm;
  • Trước khi thực hiện điện tâm đồ, người bệnh cần liệt kê đầy đủ triệu chứng chính và cả những triệu chứng đi kèm; các thông tin quan trọng [tiền sử bệnh, tiền sử gia đình]; các yếu tố nguy cơ tim mạch [tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, rối loạn nhịp tim] kể cả những lo lắng; căng thẳng hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống; tất cả những thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang dùng và liều lượng cũng cần khai báo với bác sĩ;

Đo điện tim là xét nghiệm an toàn:

  • Đo điện tim là xét nghiệm an toàn, không gây tổn hại đến sức khỏe; có thể làm bất kỳ thời điểm nào, không liên quan đến bữa ăn, không phải nhịn đói khi làm điện tâm đồ;
  • Để tránh gây nhiễu cho các điện cực ghi điện tim, khi tiến hành đọc điện tim, người bệnh cần nằm yên tĩnh; tháo các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể [đồng hồ, thắt lưng, chìa khóa…]; cởi nút áo bộc lộ vùng ngực; hai tay đặt song song thân người, hai chân duỗi thẳng. Người bệnh cần thả lỏng và tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình đo;
  • Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định có thể làm điện tâm đồ nhiều lần trong các khoảng thời gian khác nhau;
  • Cách đọc điện tâm đồ rất phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Dựa trên kết quả được ghi lại; bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng rối loạn tim gây ra hay không. Người bệnh có thể hiểu điện tâm đồ cơ bản qua phần kết luận của phiếu xét nghiệm; muốn hiểu được sâu hơn cần trao đổi với bác sĩ.

5. Nên sử dụng thiết bị gì để đo điện tâm đồ?

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị để đo điện tim. Tuy nhiên, máy đo điện tim Fukuda FX-8100 3 kênh của Nhật Bản là thiết bị đang được nhiều phòng khám, bệnh viện trên toàn quốc sử dụng. Có tính năng gọn nhẹ, chính xác mà giá thành lại phải chăng.

Máy FX-8100 có màn hình rộng. Màn hình LCD lớn cho phép người sử dụng xem lại toàn bộ dạng sóng ECG, trên 12 đạo trình trong 1 lần thực hiện.

Độ nhậy lựa chọn: 1/4 ; 1/2 ; 1;  2 cm/mV; bằng tay hoặc tự động

Hằng số thời gian : 3,2 giây hoặc giá trị tốt hơn

Tần số phản hồi : 0.05Hz – 150Hz [trong vòng -3dB]CMR: 103dB hoặc lớn hơn

Điện áp phân cực: ±600mV hoặc giá trị tốt hơnChuyển đổi A/D: 18 bits

Tần số mẫu: 8000 mẫu/giây/kênh

Bộ lọc: AC: 50 hoặc 60 Hz, -20 dB hoặc thấp hơnCơ: 25 hoặc 35 Hz, -3 dB [-6dB/oct]Trôi, lệch: 0.25 hoặc 0.5 Hz, -3 dB [-6dB/oct]

———————————————————————-

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TBYT BOS

VP Đà Nẵng: 217 Huy Cận, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hà Nội: Số 7 Ngõ 30 Lương Định Của, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0905.960.197 – 0931.121319

Đo điện tim hay điện tâm đồ là một trong những việc thăm dò chức năng khi khám sức khỏe. Điện tâm đồ thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện để xác định liệu một người có bệnh tim hay không, nhất là khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khi người khám có dấu hiệu bất thường liên quan đến tim, như tim đập nhanh, khó thở.... 

Đo điện tim - Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ, tiếng Anh: Electrocardiogram, còn được viết tắt là ECG, là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim. Khi sử dụng điện tâm đồ, ta có thể biết được tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Bệnh viện, các trung tâm sức khỏe sử dụng phương pháp này để tiến hành việc theo dõi hoạt động của tim. 

Trong khi tim hoạt động co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên. Thông qua đó ta có thể biết được lưu lượng máu được đưa đến tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.

Cơ chế hoạt động của tim như thế nào khi tiến hành điện tâm đồ như sau: Các tế bào trong buồng tim sẽ tạo ra một xung điện khi tim hoạt động, những xung điện này đi qua tim theo một hệ thống dẫn truyền sẽ được điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện. Một số bệnh như loạn nhịp tim, đau thắt ngực có thể được phát hiện sau khi tiến hành điện tâm đồ. Do vậy điện tâm đồ có vai trò rất quan trọng và thường xuyên được tiến hành trong bệnh viện.

Tiến hành diện tâm đồ như thế nào?

Xét nghiệm điện tâm đồ khá đơn giản, khi tiến hành hoat động này không gây cảm giác đau đớn đối với bệnh nhân, tuy nhiên hiệu quả mang lại khá rõ rệt.

Dụng cụ để thực hiện điện tâm đồ là máy đo điện tâm đồ, loại máy này có các điện cực, chúng được lắp vào ngực, cổ tay và cổ chân bệnh nhân. Khi mỗi lần tim đập sẽ được máy phát hiện và khuếch đại những xung điện, sau đó ghi chúng lại.  Những điện cực khác nhau sẽ ghi lại nhịp đập của tim. Tại các bộ phận khác nhau trong cơ thể, các điện cực sẽ phát hiện các xung điện phát ra từ nhiêu hướng trong tim.  Mỗi điện cực sẽ có một dạng sóng bình thường. Trên điện tâm đồ, các sóng chỉ bất thường khi tim loạn nhịp.

Điện tâm đồ được áp dụng đối với những đối tượng nào?

Một trong những xét nghiệm thường quy trong bệnh viện là điện tâm đồ. Điện tâm đồ dùng để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Điện tâm đồ dùng để theo dõi và kiểm tra tình trạng một số bệnh nhân được chẩn đoán hở van tim, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim,…với một số triệu chứng điển hình như khó thở, đau thắt ngực,…

Sử dụng điện tâm đồ để chẩn đoán những loại bệnh gì ?

Khi tiến hành làm điện tâm đồ nếu phát hiện có những sóng bất thường của tim được hiển thị trên sóng điện tâm đồ như:

_Nhịp tim: khi kiểm tra mạch đập có thể đo được nhịp tim, tuy nhiên phương pháp này chưa thât sự hiệu quả. Khi xử dụng điện tâm đồ, tính chính xác sẽ cao hơn và chẩn đoán được khi tim có những biểu hiện bất thường như tim loạn nhịp, ddaapj nhanh hoặc chậm hơn mức bình thường.

_Cơn đau ngực: Trong cơn đau nếu thực hiện ngay ECG có thể chản đoán thiếu máu cơ tim hoặc phát hiện ra nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.

_ Tim có cấu trúc bất thường: Khi thành tim, buồng tim,…có vấn đề thì có thể sử dụng điện tâm đồ để phát hiện và tìm cách chữa trị.

Các triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu thường không đặc trưng và rất khó nhận thấy, đến khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng và mang tính điển hình hơn thì bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm, lúc này việc điều trị trở nên phức tạp và mang nhiều rủi ro. Do đó việc chẩn đoán chính xác, phát hiện và điều trị sớm vẫn là cách kiểm soát hiệu quả nhất đối với các bệnh lý tim mạch.

Video liên quan

Chủ Đề