Tại sao gọi là trò chơi con mực

Trên mạng xã hội Facebook, Tiktok, Instagram hay Youtube đang rầm rộ những video và hình ảnh về trò chơi con mực – Squid game.

Và điều đặc biệt ở đây là Squid Game đã liên tục xô đổ những kỷ lục lượt xem và trở thành nội dung chính trong các cuộc trò chuyện của nhiều người.

Vậy câu chuyện Squid Game có điều gì đặc biệt mà khiến cho nó trở nên hấp dẫn đến vậy? Hãy cùng Blog Chia Sẻ Kiến Thức tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé !

I. Squid game là gì?

Squid Game hay còn gọi là Trò chơi con mực, đây là một trò chơi dân gian mà trẻ em Hàn Quốc cực kỳ thích thú. Việc đơn giản mà bạn cần làm là chia ra hai đội: đội tấn côngđội phòng ngự.

Đội 1 sẽ đứng trong hình tam giác ngược, đội 2 sẽ đứng trong hình hình vuông phía dưới.

Các thành viên trong đội sẽ cố gắng tìm mọi cách để vào được khung hình tròn trên cùng của đội tấn công và đương nhiên là phòng ngự, không cho đối thủ tiến vào vòng tròn của đội mình.

Chắc hẳn ngoài trò chơi này ra thì Squid Game còn là tên của một bộ phim đang làm mưa làm gió trên màn ảnh trong thời gian vừa qua.

Câu chuyện kể về nhóm người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội Hàn Quốc, họ đã liều mình tham gia 6 trò chơi mạo hiểm để nhận được giải thưởng 45,6 tỷ won [tương đương với hơn 38,4 triệu USD].

Trò chơi con mực

Đây là một bộ phim thuộc thể loại kịch tính, sinh tồn, đấu trí cực kỳ căng thẳng và hồi hộp.

Câu chuyện xoay quanh 465 nhân vật, những kẻ đang rất khó khăn về kinh tế và có thể đánh đổi bất cứ thứ gì để có được tiền.

Họ bị bắt nhốt trên một hòn đảo và toàn bộ họ phải tham gia 6 trò chơi tưởng như đơn giản nhưng cái kết phải trả thì không hề nhẹ nhàng chút nào – đó chính là cái chết.

Người thắng cuộc cuối cùng sẽ nhận được số tiền là 45,6 tỷ won. Tuy nhiên, nếu như có quá nửa số người đồng ý dừng lại thì cuộc chơi sẽ kết thúc.

Squid game như một tấm gương phản chiếu xã hội Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Từ những anh hùng đường phố, dân nhập cư, tri thức, người giàu có,… Nhưng mỗi người đều đang theo đuổi một mục tiêu riêng, một lý tưởng riêng.

Và chính những cuộc chiến đó là chất xúc tác, là mồi cho cái tôi, bản chất xấu bên trong mỗi con người. Họ vì chạy theo đồng tiền mà chà đạp lên cả đồng chí đồng đội, mù quáng chạy về phía trước để nhận lại kết thúc là cái chết.

Bên cạnh những trò chơi, những pha hành động thì Squid game còn đem đến cho người xem những góc khuất trong xã hội, tâm lý của những người nghèo và bộc lộ được những khó khăn, áp lực trong cuộc sống của mỗi người.

Ngoài ra, phim còn lên án hành vi mua bán nội tạng trái phép, sự hời hợt của những người thi hành pháp luật, thú vui tiêu khiển tàn nhẫn của những kẻ giàu sang, coi thường mạng sống của người khác…

Squid Game quy tụ dàn diễn viên cực kỳ nổi tiếng như Lee Jung Jae, Ha Joon, Ho Yeon Jung, Park Hae‑soo và rất nhiều diễn viên nổi tiếng khác.

Các diễn viên trong squid game

III. Các trò chơi trong Squid game

Game 1: Đèn Xanh, Đèn Đỏ

Đèn xanh đèn đỏ là trò chơi mở đầu cho tất cả 465 thành viên. Đây là một trò chơi quá quen thuộc với trẻ em Hàn Quốc.

Có một người sẽ úp mặt vào tường để hát hết câu, khi dứt câu, người này sẽ quay mặt lại và đồng thời tất cả các người chơi phải đứng yên bất động, không được động đậy, nếu như động đậy thì sẽ thua cuộc.

Nếu như người nào chạm đến vạch an toàn trong khoảng thời gian ngắn nhất mà không vi phạm luật chơi trên thì sẽ chiến thắng.

Còn nếu cử động hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời đã gian quy định thì sẽ bị loại. Và trong bộ phim này thì hình phạt cho người vi phạm sẽ là một viên đạn ngay giữa trán, đến từ một con búp bê khổng lồ.

Game 2: Tách kẹo

Một trong những trò chơi không thể bỏ qua khi nhắc đến Hàn Quốc đó là  trò chơi tách kẹo.

Người chơi sẽ được nhận một chiếc hộp có chứa kẹo đường Dalgano và một cây kim tương ứng với hình vẽ mà người chơi đã chọn trước đó. Và nhiệm vụ của họ là trong vòng 10 phút phải tách được phần kẹo trong khuôn thành công.

Nếu những ai là fan của Running man Hàn Quốc hay văn hóa Hàn thì sẽ không còn xa lạ với cách làm kẹo và tách kẹo này nữa rồi đúng không nào.

Áp lực thời gian và những người đã tách được thành công đã đè nặng lên tâm lý của những người chơi. Và cũng giống cái kết của trò chơi đầu tiên, những ai không vượt qua được thì sẽ bị kết liệu ngay lập tức.

Sau hai trò chơi và trận bạo loạn, trò chơi thứ ba trong Squid Game đã đến mang tên kéo co. Luật chơi rất đơn giản, hai nhóm với số lượng 10 người cùng kéo một sợi dây với một cột mốc ở giữa.

Đội nào kéo được mốc đó về phía mình thì sẽ giành chiến thắng. Và đội thua cuộc sẽ bị cắt dây và rơi xuống vực với cái kết khá là bi thảm. Bằng những lợi thế về chiến thuật và sức mạnh, chỉ có số ít có thể đi tiếp đến các vòng chơi tiếp theo mà thôi.

Game 3. Kéo co

Game 4: Giành bi

Trò chơi tiếp theo là giành bi, mỗi đội sẽ được bắt cặp với nhau và mỗi người sẽ nhận được 10 viên bi. Nhiệm vụ của họ là trong 30 phút phải giành được 10 viên bi của đồng đội.

Tuy rằng người chơi sẽ được tự giao luật chơi nhưng trò chơi này cũng là một thử thách khó khăn với mỗi người chơi. Vì những người bắt cặp với họ chính là người đã rất thân thiết trước đó.

Họ phải lừa lọc, phải dối trá, phải nhẫn tâm để giành lấy sự sống cho mình.

Game 5: Vượt cầu kính

Trò chơi ở vòng 5 là những người chơi lần lượt phải bước qua một cây cầu, trên đó sẽ được đặt 1 bên là kính thường dễ vỡ và 1 bên là kính cường lực chịu được sức nặng của 2 người.

Chỉ cần người chơi đi được từ bên này qua bên kia cây cầu là chiến thắng. Những người đi đầu trong trò chơi này là những người bất lợi nhất và những người sau để chiến thắng phải chà đạp, phải hy sinh những người phía trước.

Game 6: Trò chơi con mực

Hai người chiến thắng cuối cùng sẽ được chiêu đãi thịnh soạn trước khi bước vào vòng cuối cùng, cũng là trò chơi quyết định đến chiến thắng cuối cùng của Squid Game – chính là trò chơi con mực.

Người chơi chia thành 2 phe, 1 bên tấn công và 1 bên phòng thủ. Sàn đấu được vẽ từ hình vuông, hình tròn và tam giác. Họ dùng vũ khí, dùng sức lực, mưu mẹo để đánh bại đối thủ và chạy về vòng tròn phía đối diện.

Ai chạm đến vòng tròn đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

Game 6. Trò chơi con mực

IV. Lời kết

Hi vọng là những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu hơn về Squid game. Ngoài những pha hành động ngoạn mục, các trò chơi hồi hộp, gay cấn thì mình tin là những đoạn nội dung tâm lý trong trò chơi con mực đã chạm đến trái tim của nhiều khán giả.

Và một điều gây ám ảnh nhất từ đầu đến cuối bộ phim đó là câu hát Hoa Mugung đã nở [mugunghwa kkochi piotsseumnida] của con búp bê trong trò chơi đầu tiên. Đây là một bộ phim rất đáng xem và có giá trị sâu sắc, các bạn đừng bỏ qua nhé.

CTV: Hương Mai – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Tới thời điểm này, hầu như không ai không biết đến bộ phim Trò chơi con mực [Squid Game] do Netflix sản xuất. Bộ phim dài tập xoay quanh câu chuyện trò chơi sinh tử của hàng trăm người, muốn tham gia chơi để được nhận số tiền tưởng là 45.6 tỉ won.

Nội dung kết hợp giữa thú vui thiếu nhi Hàn Quốc cùng trò chơi sinh tử vì tiền bạc đã trở thành bộ phim được xem nhiều nhất của Netflix ở 90 quốc gia toàn cầu, là bộ phim do Netflix đầu tư có lượng view “khủng” nhất trong lịch sử công ty.

Thành công của bộ phim này có thể được đếm qua những con số rất chân thật và cụ thể.

456: Số tiền gửi đến ngân hàng “thật mà ảo” trên phim Trò chơi con mực [Squid Game]

Theo đạo diễn Hwang Dong Hyuk, tài khoản ngân hàng được sử dụng trên phim là hoàn toàn có thật. “Nó là tài khoản ngân hàng của một trong những nhà sản xuất của show. Chúng tôi đã thảo luận với nhau và quyết định dùng tài khoản có thật này”.

Sau khi bộ phim trở thành cú hit toàn cầu, chủ sở hữu tài khoản cho biết, nhiều người đã gửi đến tài khoản này số tiền là 456 Won [khoảng 9000 đồng]! Có lẽ, họ chỉ đang muốn thử nghiệm xem liệu tài khoản này có thật hay không. Con số 456 gợi nhắc tổng số người chơi trò chơi sinh tử trong phim, cũng như tổng giá trị giải thưởng mà nhân vật Seong Gi Hun đạt được ở cuối phim là 45,6 tỉ won.

Để phòng ngừa bất trắc, êkíp sản xuất đã quyết định đóng tài khoản ngân hàng này.

4000: Tổng số cuộc gọi mỗi ngày đến số điện thoại trên show

Trong phim Trò chơi con mực [Squid Game], những người muốn tham gia trò chơi sinh tử có thể gọi đến một số điện thoại trên danh thiếp bí ẩn. Thông thường thì những số điện thoại sử dụng trên phim ảnh hầu như đều là giả. Nhưng trong trường hợp này, nó lại là số điện thoại thật. Và người đàn ông sở hữu số điện thoại này nhận khoảng 4000 cuộc gọi mỗi ngày, từ sớm tinh mơ đến tối mịt. Trả lời phỏng vấn tờ Korea Times, người đàn ông này cho biết vốn mình chẳng xem phim nên không biết vì sao lại bị gọi điện thoại liên tục như vậy.

Chia sẻ về trường hợp hi hữu này, đạo diễn Hwang Dong Hyuk cho biết, “Chúng tôi đã hỏi liệu đây có phải số an toàn để sử dụng hay không, và đã được bật đèn xanh để sử dụng nó. Đâu ai ngờ rằng nếu bạn thêm mã số vùng [010] ở trước thì nó lại hóa thành số điện thoại có thật. Chúng tôi rất xin lỗi vì mọi bất trắc đã xảy ra”.

Netflix đã liên hệ với người đàn ông sở hữu số điện thoại này để bồi thường cho ông. Bên cạnh đó, một chính trị gia Nam Hàn tên Huh Kyung Young cũng đề nghị mua lại số điện thoại này với mức giá là 100 triệu won [khoảng 1,9 tỉ đồng]. Tuy nhiên, nạn nhân không hề muốn đổi số điện thoại vì đây là số điện thoại làm ăn của mình.

500: Số lượng bánh đường dalgona được bán ra hậu phim Trò chơi con mực [Squid Game]

Trong phim, một trong những trò chơi thiếu nhi được đề ra là khoét bánh đường [dalgona]. Chiếc bánh này được làm từ đường nung chảy, trên bề mặt khảm những hình thù khác nhau. Mục đích là bạn phải khoét được hình thù ở giữa bánh ra bằng một cây kim/tăm.

Trong thập niên 2000, những chiếc bánh đường dalgona được bày bán la liệt xung quanh các trường học. Tuy nhiên đến nay thì không còn nhiều người kinh doanh món ăn này nữa.

Một trong những người vẫn trung thành với sản phẩm này là An Yong Hui, người đàn ông 37 tuổi mở shop bánh ở quận đại học Seoul. Êkíp sản xuất phim đã sử dụng bánh đường dalgona của An Yong Hui cho tập 3 phim Trò chơi con mực [Squid Game]. Anh cho biết, mình và đồng nghiệp đã dùng 15kg đường để làm nên 700 miếng bánh cho êkíp sản xuất.

Sau khi phim phát sóng, fan đã đổ xô đi tìm mua sản phẩm của An Yong Hui. Người đàn ông cho biết, trong cả tuần sau khi phim công chiếu, anh không thể về nhà vì phải bận sản xuất bánh cho kịp với số lượng bán ra tăng vọt. Trước kia, anh chỉ làm khoảng 200 bánh. Đến nay, con số ấy tăng lên hơn 500 bánh mỗi ngày.

Khách bắt đầu xếp hàng ở shop của An Yong Hui từ 11 giờ sáng mỗi ngày. Họ đến cửa hàng vỏn vẹn 2 mét vuông của anh không chỉ mua bánh, mà còn muốn thử trò chơi tách hình. “Có lẽ chúng tôi nên gắn thêm đạo cụ là cây súng như trong phim”, anh đùa.

>>> Xem thêm: XU HƯỚNG PHA CÀ PHÊ DALGONA GÂY BÃO MẠNG XÃ HỘI BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

610.34: Giá cổ phiếu Netflix sau khi phim công chiếu

Trước sự thành công của phim Trò chơi con mực [Squid Game], giá cổ phiếu Netflix đã nhảy vọt lên 610.34 đô-la Mỹ, khoảng 7% so với chỉ một tuần trước. Có thể thấy các nhà đầu tư tự tin rằng Netflix có thể tiếp tục sản xuất những cú hit tương tự trong tương lai.

>>> Xem thêm: REVIEW TRÒ CHƠI CON MỰC, BỘ PHIM SINH TỬ KHÔNG DÀNH CHO KHÁN GIẢ YẾU TIM

Ảnh: Netflix Hàn Quốc. Nguồn: Reuters, Forbes
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề