Doanh nghiệp nhà nước là gì luật doanh nghiệp 2023 năm 2024

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có sự tham gia hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 cũng đã có nhiều thay đổi liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như sau:

“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
  1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Bên cạnh đó, Điều 89 Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 02 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp nhà nước là gì luật doanh nghiệp 2023 năm 2024

Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh hoạ)

Phân biệt doanh nghiệp nhà và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, có tất cả 03 loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cách xác định doanh nghiệp nhà nước là dựa vào chủ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước cũng có cơ cấu và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định về doanh nghiệp nhà nước, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong nội bộ doanh nghiệp 8 nội dung sau.

Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.

Nội dung thông tin doanh nghiệp nhà nước phải công khai nêu trên phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động.

Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia.

Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).

Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết kiến nghị, phản ánh liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động.

Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Các nội dung khác về thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai các thông tin về việc bảo đảm đạo đức, văn hóa kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nội dung thông tin doanh nghiệp nhà nước phải công khai nêu trên phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Luật cũng quy định chi tiết các hình thức công khai thông tin.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức đăng tải các thông tin quy định tại Điều 64 của Luật này trên trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu đăng tin hoặc gửi thông tin, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chưa có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức niêm yết các thông tin doanh nghiệp nhà nước phải công khai nêu trên tại trụ sở của doanh nghiệp và nơi làm việc của các đơn vị, bộ phận có liên quan trực tiếp ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp đã sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động tại doanh nghiệp hoặc pháp luật có quy định khác.

Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của người lao động đối với những thông tin trong thời hạn công khai mà chưa được công khai, thông tin đã hết thời hạn công khai hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng mà người yêu cầu không thể tiếp cận được.