Đối chiếu cấu tạo từ láy trong tiếng Việt và tiếng Anh

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

[REFLECTIVE ENGLISH] Từ láy, trong tiếng Việt, có lẽ ai ai cũng biết, vì chúng là một phần phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày. Từ láy thường được cấu tạo bởi hai từ đơn, có đặc điểm giống nhau chỉ ở nguyên âm như hấp tấp, hoặc phụ âm như long lanh, hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm như luôn luôn.

Trong từ láy có thể có một từ hoặc cả hai từ đều không có nghĩa nhưng khi được ghép với nhau chúng trở thành một từ có nghĩa khá đặc biệt, như tròn trịa, vo ve, bóng bẩy... Việc sử dụng từ láy, khỏi phải nói needless to say, giúp nhấn mạnh ý muốn diễn đạt, tăng tính thuyết phục, sức thu hút…

Từ láy không phải là một đặc điểm riêng của tiếng Việt, vì property này cũng khá phổ biến trong tiếng Anh, và nhiều ngôn ngữ khác.

Reduplicative words, hay reduplication là tên gọi của từ láy. Cần chú ý, đây là standard term cho từ láy, chứ không phải alliterative words hay alliteration, như cách giải thích cũng khá phổ biến trên một số website. Alliteration là láy từ hay láy âm, kiểu như “She saw him on the seashore”; hay “Round the rugged rocks the ragged rascal ran” [láy phụ âm R-] như trong một ví dụ trên Merriam-Webster về loại từ này.

Theo từ điển Oxford, reduplication is a morphological [hình thái] process in which the root or stem of a word [or part of it] or even the whole word is repeated exactly or with a slight change. Nghĩa là, cấu tạo từ láy tiếng Anh cũng gần giống trong tiếng Việt.

Có lẽ làm phiền bạn đọc về chuyện ngữ nghĩa và chữ nghĩa như thế cũng đã là quá nhiều. Chúng ta hãy cùng tham khảo một số reduplicative words in English nhé.

Có những từ phổ biến đến mức hầu như mọi người có level tiếng Anh cơ bản đều biết, như bye-bye, zigzag, chit chat hay hip-hop; có những từ cũng khá thông dụng ở một level cao hơn một chút như walkie-talkie [máy bộ đàm], easy-peasy [dễ ợt] hay okey dokey [rất đồng ý]; và có những từ phổ biến hơn trong văn nói như blah-blah [vân vân] hay so-so [tàm tạm].

Và như đã nói về phần hiệu ứng của reduplicative words, thay vì nói “Covid-19 has upended [hay turned upside down] the global economy”, ta có thể dùng từ topsy-turvy [adj. and adv.] với nghĩa đảo lộn, như trong câu “The U.S. government’s topsy-turvy priorities on curbing the Covid-19 pandemic have led to chaos”, hay “Their lives have been turned topsy-turvy due to the pandemic”.

Washington Post, trong một bài báo đầu năm 2020 về giới nghệ sĩ trên thảm đỏ, có viết “And how nice to see Cynthia Erivo — to really see the woman and not have her overwhelmed by an elaborate mishmash of ruffles and gewgaws.” Mishmash nghĩa là một mớ hổ lốn, còn gewgaws là đồ trang sức rẻ tiền, là đồ dỏm, là phony. [Bạn google câu này để tìm học nhiều từ thú vị nhức óc trong bài báo nhé].

Nếu flip-flops là đôi dép lào thì to flip-flop là thay đổi bất ngờ [chính sách], như trong câu “A presidential candidate should not flip flop on vital economic issues”; nếu từ hush [verb and noun] là sự yên lặng hay bắt ai phải ngậm miệng, và từ hush-money là tiền mua sự im lặng, thì hush-hush là rất bí mật.

Nếu muốn biết thêm về reduplicative words, bạn có thể tham khảo tại đây hoặc tại đây:

Và nếu vẫn chưa đủ là double trouble cho bạn, thì bạn có thể nghiên cứu thêm ở đây:

Còn bây giờ, “It’s time to say ta-ta, having asked for your company in a tiring journey of words.” Vâng, xin tạm biệt sau khi mời bạn đồng hành trên chuyến đi chữ nghĩa khá mệt mỏi này.

Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook, “Reflective English” và nhóm Facebook, “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé.

1774 Lượt xem

Trong kỳ trước, chúng ta đã đề cập đến hai từ Bigly và Covfefe của Trump. Nhiều người thắc mắc không biết Tổng thống dùng hai từ này với nghĩa cụ thể như thế nào.

2153 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Loạt bài viết về Bầu cử Tổng thống Mỹ chủ yếu nhằm giới thiệu cho bạn đọc những từ ngữ phổ biến trong tiếng Anh liên quan đến sự kiện này, chứ không nhằm phân tích bên thắng-bên thua. Do sử dụng nguồn tin từ một số bài báo Mỹ, nên rất có thể có những chỗ trích từ nguyên bản ít nhiều mang tính định kiến, nhưng đó không phải là chủ đích cũa Ban Biên soạn Reflective English. 

1808 Lượt xem

Chẳng cần thống kê, những người theo dõi chính trường Mỹ thời gian gần đây đều biết rằng Trump nói nhiều. Từ những cuộc tranh luận với ứng viên Dân chủ Joe Biden cho đến các cuộc vận động tranh cử, ai cũng thấy vị Tổng thốnthứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump, đã nói không biết mệt mỏi, đôi khi nói liên tục vài tiếng đồng hồ.

2767 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Những ngày đầu tháng 6-2020, sau sự kiện một cảnh sát Mỹ ghì cổ – putting a knee on the neck – gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, báo chí quốc tế tràn ngập hình ảnh người dân Mỹ xuống đường biểu tình phản đối, ôn hòa có, bạo lực có, cướp bóc có – peaceful, violent, looting.

4541 Lượt xem

Tựa bài viết là một cách nói rất phổ biến, trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đến mức nhiều tổ hợp từ [collocation] dạng như thế này được một số từ điển phân loại như là thành ngữ - idiom, cho dù có nhiều ý kiến cho rằng kiểu nói này rất informal, không phù hợp với văn phong nghiêm túc.

2142 Lượt xem

Rất có thể bạn sẽ bắt gặp đâu đó tiêu đề một bài báo về chứng khoán đại loại như “Bear mauls bottom fishers”. Nghe có vẻ như thiên nhiên hoang dã, nhưng thật sự lại là thương trường khắc nghiệt. Và, trên thị trường chứng khoán, có lẽ có đến hàng chục loài vật được gọi tên.

2951 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Just for the sake of asking. Hỏi chỉ để hỏi, vì ai cũng biết “goodness” nghĩa là sự tốt lành. Nhưng bài viết không nói về sự tốt lành, mà là về “cái sự.”

1989 Lượt xem

Academic Reading & Writing for IELTS: Linguistic Features of Academic Writing Phần nhiều bài viết học thuật hay báo cáo nghiên cứu khoa học bắt đầu với việc đặt vấn đề trong hoàn cảnh xã hội hay tự nhiên; nối tiếp là hiện tượng, sự cố hay xu hướng phát triển; lý giải nguyên nhân và hệ quả liên đới; cuối cùng là giả định đánh giá tác động sau này.

1352 Lượt xem

Tạp chí khoa học NATURE: Khảo sát thống kê các loại động vật được bán ra từ chợ động vật Vũ Hán ngay trước đại dịch Covid-19 Sơ lược đối tượng và phương pháp khảo sát; kết quả thống kê; thảo luận phân tích kết luận khoa học

2252 Lượt xem

REFLECTIVE ENGLISH – Tựa bài hơi đánh đố. Có thể có người hiểu đúng, có người hiểu sai, và có lẽ cũng có không ít người chẳng hiểu gì cả, nếu chưa từng gặp cụm từ này. Các bạn cũng thế, và tôi cũng thế, nếu chưa gặp thì… đành thú nhận là không hiểu.

4889 Lượt xem

[REFLECTIVE ENGLISH] – Một lối nói thân mật kiểu lời chào cho những người quen biết lâu ngày không gặp mặt, nhưng long time no see chắc chắn là không đúng văn phạm. Hẳn rồi, expression này được xem là một ungramaticality, nhưng kiểu nói tiếng Anh giản lược văn phạm, kiểu pidgin English này, lại được chấp nhận khá rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, và thậm chí trở thành một catchphrase, một câu nói cửa miệng, nơi nhiều người.

1817 Lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng cuối tháng 6 vừa qua gọi John Bolton – cựu Cố vấn An ninh Quốc gia – là một warmonger, sau khi báo chí dồn dập đưa tin về việc ông này chuẩn bị ra cuốn sách The Room Where It Happened, mô tả những gì diễn ra tại Nhà Trắng trong thời gian từ tháng 4-2018 đến tháng 9-2019.

2609 Lượt xem

Chúng ta học các từ vựng theo chủ đề âm nhạc [music]; cách phát âm 3 đuôi thường gặp – -est, -ent, -ate; các liên từ thông dụng như “and,” “but,” “or,” “so,” “either” và “neither” và các động từ theo sau là “to infinitive”.

Xem thêm ››

2886 Lượt xem

Reflective English gợi ý giải đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia 2020, Kì 2 [4/9/2020], phần Từ vựng và Ngữ pháp. Mời bạn đọc xem phần 1 về Ngữ âm và Đồng/Trái nghĩa tại đây: //reflective-english.vn/high-school/the-12th-grader-s-companion/he-7-nam-12/de-thi-thpt-nam-2020-ki-2-ngu-am-dong-trai-nghia.html

Xem thêm ››

Video liên quan

Chủ Đề