Đổi cmnd mới mất bao lâu

Thời gian trả thẻ khi làm căn cước công dân gắn chíp [Ảnh minh họa]

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chíp phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong thời hạn sau đây:

Trường hợp cấp mới, cấp đổi:

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Trường hợp cấp lại:

- Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Lưu ý: Trên thực tế, vì số lượng người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp quá lớn dẫn đến cơ quan thẩm quyền quá tải. Vì thế, thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp có thể kéo dài hơn so với Luật quy định.

02 cách nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA [ được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA]:

“Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân và số hộ khẩu [nếu có] theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.”

Như vậy, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp qua 02 cách:

- Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp.

- Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Xem thêm:

>> Bộ Công an thông tin việc chậm trả căn cước công dân gắn chip cho người dân

Sai thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bắt buộc phải có CMND/CCCD gắn chíp không? Các quy định nào cần biết về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?

Được dùng Căn cước công dân gắn chip thay BHYT và rút tiền mặt tại ATM? Mức lệ phí cấp CCCD sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01/7/2022?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Chứng minh nhân dân [CMND] cũng như Căn cước công dân [CCCD] khi hết hạn sẽ không có giá trị sử dụng trong các giao dịch hoặc khi thực hiện các thủ tục hành chính. Vì vậy người dân cần lưu ý về thời hạn sử dụng các loại giấy tờ này.

  • Thời hạn sử dụng CMND là bao lâu?
  • Thời hạn sử dụng CCCD là mấy năm?
  • Trường hợp nào đổi từ CMND sang thẻ CCCD vẫn giữ nguyên số?

Câu hỏi: Tôi muốn biết về hạn sử dụng CMND và Căn cước và các trường hợp đổi sang Căn cước được giữ lại số CMND cũ xin cảm ơn!

Chào bạn, Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân là hai loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi người. Tuy nhiên, khi sử dụng giấy tờ tùy thân, công dân cũng cần lưu ý về thời hạn sử dụng, các mốc tuổi phải đổi để bảo vệ quyền lợi của mình. Câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được thông tin như sau:

Thời hạn sử dụng CMND là bao lâu?

Theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:

- Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm.

- Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại.

Tại Mục 2, Phần II Thông tư này cũng quy định CMND là đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp là một trong những trường hợp công dân phải làm thủ tục đổi.

Như vậy, mặc dù trên giấy CMND không ghi thời hạn sử dụng nhưng người dân có thể dựa vào ngày cấp CMND để tính thời điểm hết hạn. Hiện nay, đối với trường hợp CMND hết thời hạn hay không may bị mất thì công dân sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD mà không làm lại được CMND vì hiện nay các tỉnh, thành trên cả nước đã ngừng cấp mới CMND.


Sử dụng CMND hết hạn sẽ bị phạt. [Ảnh minh họa]

Thời hạn sử dụng CCCD là mấy năm?

Với thẻ Căn cước công dân, thời hạn sử dụng được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ví dụ: Một công dân được cấp thẻ CCCD và trong hai năm trước năm 25 tuổi [từ 23-25 tuổi] làm thủ tục cấp đổi thì thẻ CCCD của công dân đó sau khi cấp đổi sẽ có giá trị đến năm 40 tuổi.

Còn theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 06/2021 của Bộ Công an quy định mặt trước của thẻ CCCD có ghi thời gian sử dụng đến ngày tháng năm nào.

Do đó, để biết thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng hay không có thể dựa vào ngày tháng năm hết hạn ghi trong mặt trước của thẻ CCCD hoặc dựa vào độ tuổi của bản thân để xác định.

Trường hợp nào đổi từ CMND sang thẻ CCCD vẫn giữ nguyên số?

Trước thời điểm người dân được cấp thẻ CCCD gắn chip có ba loại giấy tờ có giá trị tương đương đó là CMND loại 9 số; CMND loại 12 số và thẻ CCCD mã vạch. 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 thì số thẻ CCCD là số định danh cá nhân.

Theo Điều 13, Nghị định 137/2015 mã số định danh là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Như vậy, nếu người nào đang sử dụng CMND loại 9 số, khi đổi sang CCCD sẽ thay đổi thành 12 số.

Với trường hợp sử dụng CMND loại 12 số thì trước đây [theo quy định tại Thông tư 27/2012 của Bộ Công an, hiện đã hết hiệu lực] quy định: Số CMND gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Nếu đổi, cấp lại CMND thì số ghi trên CMND được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp lần đầu.

Khi làm thủ tục đổi CMND loại 12 số sang thẻ CCCD gắn chip thì được giữ nguyên số CMND cũ trở thành số thẻ CCCD.

Ngoài ra, đối với thẻ CCCD mã vạch khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì 12 số trên thẻ CCCD mã vạch vẫn được giữ nguyên.

Theo đó, chỉ có trường hợp đang sử dụng CMND loại 9 số khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì mới có sự thay đổi từ 9 số thành 12 số mới.

Hieuluat vừa thông tin về hạn sử dụng CMND. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 

 19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Mất Chứng minh nhân dân làm lại thế nào? Xin giấy xác nhận số CMND được không?

Thời hạn cấp thẻ căn cước công dân

Thời gian làm thẻ Căn cước công dân

Việc làm căn cước công dân được mọi người quan tâm khi thẻ Căn cước công dân mới có gắn chíp. Vậy hồ sơ, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Làm thẻ căn cước công dân 2022 mất bao lâu?

1. Thẻ căn cước công dân là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 thì Căn cước công dân được hiểu là:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Như vậy, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về căn cước và các thông tin thể hiện trên thẻ; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

2. Làm thẻ căn cước công dân cần giấy tờ gì?

  • Điền tờ khai theo mẫu quy định
  • Ảnh thẻ và thu thập vân tay

3. Làm thẻ CCCD bao giờ thì được lấy?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.

Thông tin được công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Hiện, cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND và CCCD chưa gắn chip để giao dịch bình thường.

4. Chậm trả thẻ Căn cước công dân 2022 phải làm sao?

Người dân bị chậm trả thẻ hoặc có thắc mắc liên quan đến CCCD gắn chip có thể gọi về tổng đài 1900.0368 của Bộ Công an để được tiếp nhận và giải đáp kịp thời.

Ngày 5/1, thông tin từ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư [thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, C06, Bộ Công an], thời gian qua đơn vị này sử dụng kênh mạng xã hội như: Fanpage Facebook, Zalo OA, Email… [từ Trung ương đến địa phương] để tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến Căn cước công dân [CCCD] gắn chip.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, số lượng phản ánh của nhân dân rất lớn, nhất là về tình trạng trả thẻ CCCD bị chậm, trong khi số lượng cán bộ làm công tác này còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến quá tải. Do vậy, việc giải đáp khó khăn, vướng mắc cho công dân chưa đạt hiệu quả và còn thiếu sự chuyên nghiệp.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Trung tâm đã tham mưu, báo cáo lãnh đạo Cục C06 xây dựng phương án báo cáo lãnh đạo Bộ Công an duyệt, đồng ý cho triển khai Hhệ thống tổng đài CALL CENTER 1900.0368 để tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến CCCD gắn chip.

Hệ thống khai trương vào ngày 6/1/2022. Đội ngũ gồm 20 nhân sự trực tổng đài viên và 20 nhân sự là cán bộ nghiệp vụ, hoạt động từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30 hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, sẽ giải đáp nhanh nhất những phản ánh về khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình cấp CCCD gắn chip.

5. Nơi làm thẻ Căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 thì nơi làm thẻ Căn cước công dân:

Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, các bạn có thể làm thẻ CCCD tại Bộ công an, Công an tỉnh, thành phố, huyện, quận...

6. Làm thẻ Căn cước công dân 2022 ở tỉnh khác được không?

Người dân có thể đến Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.

Thượng tá Tô Anh Dũng, Giám đốc trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an: Bộ Công an đang chỉ đạo Công an ở 63 tỉnh về cấp căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân tạm trú. Người dân có thể đến nơi gần nhất để đăng ký cấp CCCD mà không phải về nơi đăng ký hộ khẩu.

  • Hộ khẩu nơi khác có thể làm Căn cước công dân gắn chip ở nơi cư trú?

7. Cách đổi CMND sang CCCD với cơ quan thuế 2022

Hiện nay Bộ công an đã tiến hành cấp thẻ căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc. Theo luật quản lý thuế, khi thay đổi các thông tin của cá nhân người nộp thuế, người nộp thuế phải làm thủ tục thông báo với cơ quan thuế. Đây là thủ tục bắt buộc nếu người nộp thuế không muốn bị phạt và giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh đã được đăng ký theo thông tin chứng minh thư cũ.

Sẽ có 3 Trường hợp xảy ra bạn có thể tự đi đổi thông tin số CCCD tại cơ quan thuế hoặc ủy quyền qua công ty quyết toán thuế.

Cụ thể mời các bạn tham khảo: Thủ tục đổi số căn cước công dân với cơ quan thuế

8. Cách tra cứu Căn cước công dân đã làm xong chưa

Dù có quy định về thời hạn làm thẻ căn cước công dân có gắn chip, tuy nhiên sau 1, 2 tháng hoặc quá thời hạn trả thẻ nêu trên mà bạn vẫn chưa nhận được thẻ CCCD thì có thể làm theo hướng dẫn sau đây để kiểm tra xem thẻ CCCD của mình đã làm xong chưa nhé

- Cách 1: Gọi đến tổng đài 1900 0368 để biết tình trạng cấp CCCD gắn chíp. [Đã nêu chi tiết tại phần 4 bài viết.

Người dân có thể gọi đến tổng đài 1900 0368 và nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chíp.

Lưu ý đến thời gian hoạt động của Tổng đài hướng dẫn là từ 7h30 đến 20h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Hiện nay, công dân làm thẻ CCCD có gắn chip vẫn rất đông. Do đó, việc kết nối với tổng đài viên có thể sẽ gặp khó khăn. Nếu không thể kết nối được, bạn hãy gọi lại nhiều lần hoặc gọi số hotline cho công an địa phương mà mình làm thẻ.

- Cách 2: Tra cứu CCCD qua tin nhắn facebook

Hiện nay, facebook đã trở thành mạng xã hội phổ biến và tiếp cận dễ dàng, bạn có thể sử dụng facebook để gửi tin nhắn hoặc gửi email tra cứu CCCD qua fanpage facebook của trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để gửi phản ánh chậm trả CCCD gắn chíp, bạn truy cập vào fanpage của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa chỉ //www.facebook.com/ttdldc

Hình ảnh fanpage của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư

Nhấp vào "Nhắn tin" và nhập thông tin đầy đủ thông tin bị chậm trả thẻ CCCD gắn chíp.

Trong đó cần có thông tin: Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Số CMND/CCCD; Nơi thường trú; Ngày làm CCCD; Số điện thoại;...

- Cách 3: Tra cứu hồ sơ làm CCCD gắn chíp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Người dùng truy cập vào địa chỉ website Cổng dịch công quốc gia tại //dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Cổng dịch vụ công quốc gia

Nhấp vào Thông tin dịch vụ >>> Tra cứu hồ sơ

Nhập Mã hồ sơ [được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân] và Mã bảo mật [thay đổi theo mỗi phiên giao dịch], sau đó nhấp vào nút Tra cứu.

- Cách 4: Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp qua Zalo

Người dùng vào ứng dụng Zalo, tìm kiếm Công an quận/huyện nơi làm căn cước công dân.

Nhấp vào Quan tâm để kết nối với trang Zalo Official Account Công an quận/huyện.

Hình ảnh minh họa trang Zalo Official Account Công an quận 1

Sau đó, chọn Tra cứu CCCD. Các thông tin cần cung cấp gồm: số CMND hoặc họ tên, ngày tháng năm sinh.

Lưu ý: Không phải cơ quan công an nào cũng có chức năng tra cứu thông tin CCCD. Một số trang zalo công an quận/huyện chỉ có bot thông minh trả lời một vài thông tin về căn cước công dân chứ không có tra cứu CCCD. Vì vậy, nếu không tìm ra cơ quan công an cấp huyện trên Zalo hoặc không có chức năng tra cứu CCCD thì người dân có thể quay lại các cách đã nêu ở trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

  • Tờ khai căn cước công dân
  • Thời hạn của thẻ căn cước công dân

Video liên quan

Chủ Đề