Đối tượng, nội dung của di truyền học

14:22:0906/06/2022

Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Biến di là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

Vậy cụ thể Di truyền học là gì? Đối tượng của di truyền học là gì? Nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì? Phương pháp nghiên cứu của Menđen có tên là gì? chúng ta sẽ có câu giải đáp qua nội dung bài học 1 sinh học lớp 9: Menđen và Di truyền học.

I. Di truyền học

• Di truyền là gì? Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

 Biến dị là gì? Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

* Ví dụ: Một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt đen. Sinh được 3 người con: người con cả tóc xoăn, mắt đen, người con thứ 2 tóc thẳng, mắt đen, người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu → Cả 3 người con đều được di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.

 Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị:

- Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

 Đối tượng của di truyền học:

- Nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

 Nội dung của di truyền học:

- Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.

- Các quy luật di truyền.

- Nguyên nhân và quy luật biến dị.

• Ý nghĩa của di truyền học:

- Là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, có vai trò lớn lao với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.

II. MENĐEN - Người đặt nền móng cho di truyền học

• Phương pháp nghiên cứu của Menđen là:

- Phương pháp phân tích các thế hệ lai

• Đối tượng:

- Đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: Là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.

Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản [xanh – vàng; trơn – nhăn,...]

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen

III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học

1. Một số thuật ngữ của di truyền học

• Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

• Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

• Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.

 Giống thuần chủng [còn gọi là dòng thuần chủng]: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

2. Một số kí hiệu của di truyền học

• P [parentes]: cặp bố mẹ xuất phát.

• x là Phép lai.

• G [gamete]: giao tử; ♂ là giao tử đực [hoặc cơ thể đực]; ♀ là giao tử cái [hoặc cơ thể cái].

• F [filia]: thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.

Hy vọng qua bài viết Menđen và Di truyền học trong nội dung môn Sinh học lớp 9 bài học 1 ở trên trên của hayhochoi.vn giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi dạng như:

Di truyền học là gì? Đối tượng của di truyền học là gì? Nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì? Phương pháp nghiên cứu của Menđen có tên là gì? Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải Bài 1 trang 7 sgk Sinh học 9 - Cô Nguyễn Ngọc Tú [Giáo viên VietJack]

Bài 1 [trang 7 sgk Sinh học 9] : Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.

Lời giải:

Quảng cáo

     - Đối tượng của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

     - Nội dung của di truyền học nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

     - Ý nghĩa của di truyền học: di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.

Quảng cáo

Trả lời câu hỏi và bài tập Sinh học 9 Bài 1 khác :

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-1-menden-va-di-truyen-hoc.jsp

Soạn sinh học 9 bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Soạn sinh học 9 bài 55: Hạn chế ô nhiễm môi trường [tiếp theo]

Soạn sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường

Soạn sinh học 9 bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Soạn sinh học 9 bài 50: Hệ sinh thái

Soạn sinh học 9 bài 49: Quần xã sinh vật

Soạn sinh học 9 bài 48: Quần thể người

Soạn sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật

Soạn sinh học 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Soạn sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Soạn sinh học 9 bài 40: Ôn tập phần Di truyền và biến dị

Soạn sinh học 9 bài 35: Ưu thế lai

Soạn sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Soạn sinh học 9 bài 32: Công nghệ gen

Soạn sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào

Soạn sinh học 9 bài 30: Di truyền học với con người

Soạn sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Soạn sinh học 9 bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Soạn sinh học 9 bài 25: Thường biến

Soạn sinh học 9 bài 24: Đột biến số lượng NST [tiếp theo]

Soạn sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST

Soạn sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Soạn sinh học 9 bài 21: Đột biến gen

Soạn sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Soạn sinh học 9 bài 18: Protein

Soạn sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

Soạn sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen

Video liên quan

Chủ Đề