Đơn vị hành chính cấp huyện là gì

Phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp là một việc làm tất yếu của các Nhà nước. Sự ổn định đơn vị hành chính có tác động duy trì và phát triển mối quan hệ cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết hợp tác, tác động trực tiếp đến sự ổn định bộ máy hành chính nhà nước và hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vậy đơn vị hành chính là gì? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên của Quý độc giả thông qua bài viết dưới đấy.

Đơn vị hành chính là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính theo từ điển Tiếng Việt, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật định nghĩa cụ thể về đơn vị hành chính, do đó, định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo khi tìm hiểu về đơn vị hành chính.

Đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay

Sau khi tìm hiểu đơn vị hành chính là gì?, một vấn đề cũng được độc giả quan tâm hiện nay đó là việc phân cấp đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?.Điều 110 Hiến Pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay gồm có:

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [gọi chung là cấp tỉnh];

– Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện];

– Xã, phường, thị trấn [gọi chung là cấp xã];

– Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế – xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Đối với từng cấp, các đơn vị hành chính sẽ được phân loại như sau:

-Đơn vị hành chính được phân thành hai loại: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

– Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

– Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

Việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền và thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 707 đơn vị hành chính cấp xã và 10614 đơn vị hành chính cấp xã.

Tiêu chuẩn để phân loại đơn vị hành chính

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, việc phân cấp đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chuẩn sau:

Đối với đơn vị hành chính nông thôn

Tiêu chuẩnCấp tỉnhCấp huyệnCấp xãQuy mô dân số– Tỉnh miền núi, vùng cao: 900.000 người trở lên

– Các tỉnh khác: 1.400.000 người trở lên

– Huyện miền núi, vùng cao: 80.000 người trở lên

– Huyện khác: từ 120.000 người trở lên

– Xã miền núi, vùng cao: từ 5.000 người trở lên

– Xã khác: từ 8.000 người trở lên

Diện tích tự nhiên– Tỉnh miền núi,vùng cao: 8.000 km2 trở lên

– Tỉnh khác: từ 5.000 km2 trở lên

– Huyện miền núi, vùng cao: từ 850 km2 trở lên

– Huyện khác: từ 450km2 trở lên

– Xã miền núi:từ 50km2 trở lên

– Xã khác: từ 30 km2 trở lên

Số đơn vị hành chính trực thuộcPhải có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành phố và 1 thị xãCó từ 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên, trong đó có ít nhất 1 thị trấnkhông

Đối với đơn vị hành chính đô thị

Tiêu chuẩnThành phố trực thuộc trung ươngThành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ươngThị xãQuậnPhườngThị trấnQuy mô dân sốtừ 1.500.000 người trở lên.từ 150.000 người trở lên.từ 100.000 người trở lên. từ 150.000 người trở lên.– Phường thuộc quận: từ 15.000 người trở lên;

– Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ 7.000 người trở lên;

– Phường thuộc thị xã từ 5.000 người trở lên.

từ 8.000 người trở lên.Diện tích tự nhiênTừ 1.500 km2 trở lên.từ 150 km2 trở lên.từ 200 km2 trở lên.từ 35 km2 trở lên.từ 5,5 km2 trở lên.từ 14 km2 trở lên.Đơn vị hành chính trực thuộc– Có từ 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên

– Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên.

– Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã

Trực thuộc trở lên

– Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.

– Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên

– Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 50% trở lên.

Có từ 12 đơn vị hành chính trực thuộc [phường] trở lênkhôngkhôngCông nhậnĐã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.Đã được công nhận là đô thị loại III hoặc loại IV; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị xã đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại III hoặc loại IV.Không quy địnhKhông quy địnhĐã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V.

Ngoài các tiêu chí trên, việc phân loại đơn vị hành chính còn dựa trên một số yếu tố khác như: cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế; hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị,… quy định cụ thể tại chương II và các Phụ lục kèm theo Nghị quyết trên.

Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính

– Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.

– Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III.

Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết đơn vị hành chính là gì? Quý vị có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được tư vấn, giải đáp, trân trọng!

Cấp huyện có bao nhiêu đơn vị hành chính?

Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện Đến ngày 01/10/2022, Việt Nam 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 81 thành phố thuộc tỉnh [trong đó 1 thành phố đảo], 50 thị xã, 46 quận và 527 huyện [trong đó 11 huyện đảo].

Đơn vị hành chính cấp huyện loại 1 là gì?

Việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện căn cứ vào tổng số điểm của các tiêu chí trên. Khung điểm phân loại cụ thể như sau: Đơn vị hành chính cấp huyện loại I có tổng điểm các tiêu chí từ 341 điểm trở lên; loại II có tổng điểm từ 201 – 340 điểm; loại III tổng điểm từ 200 điểm trở xuống.

Đơn vị hành chính gồm những gì?

Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân định như sau:.
Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương..
Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã..
Huyện chia thành xã, thị trấn..
Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định [chương VII, Điều 78]..

Cấp huyện là gì?

Huyện là đơn vị hành chính địa phương cấp hai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Thuật ngữ “cấp huyện” thường được dùng để chỉ toàn bộ cấp hành chính địa phương thứ hai, nghĩa bao gồm cả thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện và thị xã. Huyện tiếng Anh : “Suburban distric”.

Chủ Đề