Lớp giả mạc là gì

Vi khuẩn C. difficile là loại vi khuẩn kỵ khí, có nha bào, vì vậy, sức đề kháng rất tốt khi ra bên ngoài cũng như khi ở trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn Cl.difficile sẽ sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc tế bào. Khi độc tố tác động vào niêm mạc đại tràng sẽ gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm nên rất dễ bong, khi bong ra sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc.

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu sau 1-2 ngày sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh hoặc vài tuần sau khi bạn hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh.

Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể sốt, có khi lên tới 38-39 độ C. Bệnh có thể gây đau bụng [có thể là đau âm ỉ hoặc đau quặn hay đau từng cơn]; tiêu chảy hoặc phân rắn, có thể có máu hoặc có chất nhầy và mủ kèm theo; thậm chí một số trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng. Nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị cho hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc là thành công.

Ngoài ra, có các các yếu tố nguy cơ như: bệnh thường gặp ở người trên 65, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người mắc một số bệnh như: viêm ruột và ung thư đại trực tràng, hoặc trải qua phẫu thuật đường ruột, đang nằm viện... thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2.2. Điều trị viêm đại tràng giả mạc

Điều trị viêm đại tràng màng giả thường bao gồm việc ngừng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu một kháng sinh hiệu quả đối với C. difficile. Trong trường hợp hiếm, phẫu thuật có thể là cần thiết. Khi bắt đầu điều trị viêm đại tràng màng giả, dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày.

Các phương pháp điều trị viêm đại tràng giả mạc gồm:

  • Ngừng các thuốc kháng sinh hiện tại:

Điều trị viêm đại tràng giả mạc thường bắt đầu với ngưng thuốc kháng sinh được cho là gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Đôi khi, điều này có thể đủ để giải quyết tình trạng hoặc ít nhất là dấu hiệu, chẳng hạn như tiêu chảy.

  • Chuyển sang một loại kháng sinh khác:

Nếu vẫn còn các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một kháng sinh có hiệu quả chống lại vi khuẩn C. difficile. Mặc dù nó có vẻ xa lạ đối với sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị chứng rối loạn gây ra bởi thuốc kháng sinh, điều trị bằng thuốc kháng sinh khác để tiêu diệt C. difficile cho phép các vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, phục hồi sự cân bằng của vi khuẩn trong đại tràng.

Các kháng sinh dùng để điều trị viêm đại tràng giả mạc thường dùng bằng đường uống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và thuốc men, có thể được điều trị bằng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua một ống mũi dạ dày.

  • Cấy ghép phân [FMT]:

Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn có thể được cấy ghép các phân từ của một người hiến tặng khỏe mạnh để khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột già. Các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị kháng sinh theo sau cấy ghép phân.

  • Phẫu thuật:

Nếu bệnh nhân bị suy nội tạng, vỡ đại tràng, viêm phúc mạc thì phải phẫu thuật.

  • Uống nhiều nước: Uống nước nhiều sẽ có lợi. Tuy nhiên, cần tránh các đồ uống có nhiều chất đường hoặc chứa cồn, caffeine, chẳng hạn như trà, cà phê, cola, vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
  • Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Chúng bao gồm táo, chuối và gạo. Tránh một loại thực phẩm giàu chất xơ như: đậu, các loại hạt và rau quả. Nếu như triệu chứng được cải thiện, từ từ thêm chất xơ thực phẩm trở lại chế độ ăn uống. Cố gắng ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì một vài bữa ăn lớn.
  • Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng: Tránh xa các chất béo, nhiều gia vị, thực phẩm chiên và bất kỳ loại thực phẩm khác làm cho các triệu chứng nặng hơn.

Bác sĩ Lê Thanh Tuấn đã có kinh nghiệm trong khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý ổ bụng [cả mổ mở, mổ nội soi]. Đặc biệt Bác sĩ có thế mạnh trong phẫu thuật ngoại nhi điều trị các bệnh lý như: lồng ruột, ruột thừa viêm, thoát vị bẹn, các dị tật sau sinh [viêm phúc mạc bào thai, megacolon, không hậu môn],..

Viêm amidan giả mạc là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều để mô tả về tình trạng, diễn biến của bệnh viêm amidan trong giai đoạn cấp tính. 

Viêm amidan giả mạc là do đâu?

Có thể bạn chưa biết, viêm amidan là bệnh lý khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng điển hình nhất vẫn là từ sự tác động trực tiếp của các loại virus. Có thể điểm qua một số cái tên như: virus cúm, adeno, rhino, virus sởi…và các loại vi khuẩn như tụ cầu, H. Influenzae, liên cầu, phế cầu. Những tác nhân này xâm nhập và trực tiếp gây ra bệnh.

Ngoài ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành của chứng viêm amidan ở người. Trong số những chứng viêm amidan, có thể nhận định viêm amidan giả mạc là một thể bệnh hiếm gặp và khó đoán. Nó thường hay xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn viêm amidan cấp tính.

Các loại virus, vi khuẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành của chứng viêm amidan ở người

Thể bệnh này là hệ quả từ sự tấn công mạnh mẽ của trực khuẩn Klebs – Loeffler gây nên. Viêm amidan giả mạc có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, song độ tuổi nhiễm bệnh phổ biến nhất nằm trong khoảng từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng cơ bản nhất của viêm amidan giả mạc là trên bề mặt của amidan có một lớp màng giả mạc màu trắng xám bao phủ xung quanh, khá dày, dai và dính vì vậy mà rất khó bị bóc tách.

Dấu hiệu của viêm amidan giả mạc

Viêm amidan thuộc giai đoạn cấp tính vì vậy cũng mang những dấu hiệu đặc trưng nhất của giai đoạn này. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện viêm amidan giả mạc qua những triệu chứng chính kể sau:

  • Cơ thể người bệnh bị sốt đột ngột, toàn thân có thể cảm thấy mệt mỏi kèm theo đó là cảm giác đau nhức các cơ.
  • Bệnh nhân có trạng thái chán ăn kèm biểu hiện người uể oải, suy nhược cơ thể.
  • Họng bị sưng đau, niêm mạc họng tấy đỏ và có khi có hiện tượng xuất tiết. 
  • Bệnh nhân còn có thể bị hạch nổi ở vị trí góc hàm, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu điển hình
  • Mỗi khi ăn hay nuốt bất cứ đồ ăn gì cũng cảm thấy khó khăn, đau buốt. Những cơn đau còn có xu hướng lan lên đến hai bên mang tai
  • Họng luôn có cảm giác khô rát
  • Trong họng có nhiều đờm hoặc có tình trạng ho có đờm
  • Trên bề mặt amidan có nhiều xù xì, sưng to
  • Các khe, rãnh amidan có chứa nhiều mủ có mùi hôi khó chịu.
  • Bao quanh amidan kèm theo những màng giả mạc trắng có màu đục mờ.

    Họng bị sưng đau, niêm mạc họng tấy đỏ là một trong số những triệu chứng của viêm amidan giả mạc

Cách điều trị viêm amidan giả mạc

Tùy thuộc vào giai đoạn viêm amidan cấp tính nhưng theo đánh giá chung của giới chuyên môn thì việc điều trị viêm amidan giả mạc không phải là điều dễ dàng. 

Nguyên do là vì đây là một thể bệnh đặc biệt, hiếm gặp nên người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Bệnh nhân có thể đối phó với chứng viêm amidan giả mạc này với những giải pháp đến từ các loại thuốc tân dược như giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, hạ sốt… 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp với các bài thuốc dân gian khác để loại bỏ các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả và an toàn nhất. Đồng thời việc điều trị này sẽ hạn chế được nguy cơ bệnh bệnh biến chứng gây những căn bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh nhân có thể đối phó với chứng viêm amidan giả mạc này với những giải pháp đến từ các loại thuốc tân dược

Phòng tránh viêm amidan giả mạc

Để tránh cho bản thân không mắc phải chứng bệnh dai dẳng và khó chịu như viêm amidan giả mạc, các bạn hãy ghi nhớ và thực hiện những lời khuyên dưới đây:

Chú ý giữ gìn và thực hiện các biện pháp vệ sinh răng, miệng và họng sạch sẽ. 

Lời khuyên cho các bạn là hãy áp dụng súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước diệt khuẩn mua tại các hiệu thuốc. Duy trì việc đánh răng đúng cách 2 – 3 lần/ngày.

Thường xuyên đeo khẩu trang khi làm việc, khi ra đường, hay mỗi khi đến những nơi có nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm….

Thường xuyên đeo khẩu trang khi làm việc, khi ra đường

Tránh ở trong môi trường có điều hòa để nhiệt độ thấp, đồng thời hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ uống để trong tủ lạnh hoặc có đá.

Hãy luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ cũng như môi trường sống xung quanh luôn thông thoáng, không được có gió lùa vào quá nhiều.

Trên đây là một số thông tin cần biết của tình trạng amidan giả mạc bị viêm cùng nguyên nhân và hướng điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc trong việc theo dõi tình trạng bệnh và để định hướng điều trị một cách kịp thời, nhanh chóng và triệt để giải quyết những chứng viêm nhiễm về đường hô hấp. Từ đó loại bỏ đi khả năng bệnh biến chứng và gây viêm amidan giả mạc gây nên.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chủ Đề