Đơn vị l/l là gì

Bài viết tham vấn nhằm hướng dẫn khách hàng hiểu rõ hơn về ý nghĩa các chỉ số có trong phiếu trả kết quả. Dưới đây là ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi đọc kết quả:

1. RBC [RED BLOOD CELLS – SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU]

  • Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường đối với Nam: 4,5 – 5,8 T/L; Nữ: 3,9 – 5,2 T/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài [bệnh tim, bệnh phổi…].
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…

Hồng cầu – Ảnh: Internet

2. HGB [HEMOGLOBIN – LƯỢNG HUYẾT SẮC TỐ]

  • Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.
  • Giá trị bình thường đối với Nam: 130 – 180 g/L; Nữ: 120 – 165 g/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy…
  • Giá trị chẩn đoán:

+ Chẩn đoán thiếu máu khi HGB ở Nam giới < 130 g/L; Nữ giới < 120 g/L.

+ Khi HST < 80 g/L: cân nhắc truyền máu.

+ Khi HST < 70 g/L: cần truyền máu.

+ Khi HST < 60 g/L: truyền máu cấp cứu.

3. HCT [HEMATOCRIT – THỂ TÍCH KHỐI HỒNG CẦU]

  • Là tỉ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường đối với Nam: 0,39 – 0,49 L/L; Nữ: 0,33 – 0,43 L/L.
  • Tăng trong các trường hợp: cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…

4. MCV [MEAN CORPUSCULAR VOLUME – THỂ TÍCH TRUNG BÌNH HỒNG CẦU]

  • Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.
  • Giá trị bình thường: 85 – 95 fL.
  • Tăng trong các trường hợp: Thiếu VTM B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, tan máu cấp…
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…

5. MCH [MEAN CORPUSCULAR HEMOGLOBIN – LƯỢNG HST TRUNG BÌNH HỒNG CẦU]

  • Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC.
  • Giá trị bình thường: 28 – 32 pg.
  • Tăng trong các trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…
  • Giảm trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.

6. MCHC [MEAN CORPUSCULAR HEMOGLOBIN CONCENTRATION – NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ TRUNG BÌNH HỒNG CẦU]

  • Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.
  • Giá trị bình thường: 320 – 360 g/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Mất nước ưu trương, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường…
  • Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, xơ gan, nghiện rượu…

7. RDW [RED DISTRIBUTION WIDTH – DẢI/ ĐỘ RỘNG PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC HỒNG CẦU]

  • Đánh giá mức độ đồng đều về kích thước giữa các hồng cầu.
  • Giá trị bình thường: 11 – 15%
  • Giá trị chẩn đoán:

+ RDW tăng kết hợp MCV tăng: Thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympo mạn.

+ RDW tăng kết hợp MCV bình thường: Nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.

+ RDW tăng kết hợp MCV giảm: Do thiếu sắt, sự phân mảng hồng cầu, bệnh thalassemia.

8. WBC [WHITE BLOOD CELLS – SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU]

  • Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường: 4 – 10 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Viêm, nhiễm khuẩn, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…
  • Giảm trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm virus, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…

9. NEU [NEUTROPHIL – BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH]

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.
  • Giá trị bình thường: 43 – 76 % hoặc 2 – 8 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp tính [viêm phổi, viêm ruột thừa, áp se…], nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật lớn mất nhiều máu, stress, một số ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị…

10. EO [EOSINOPHIL – BẠCH CẦU HẠT ƯA ACID]

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.
  • Giá trị bình thường: 2 – 4% hoặc 0,1 – 0,7 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…
  • Giảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

11. BASO [BASOPHIL – BẠCH CẦU HẠT ƯA BASE]

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.
  • Giá trị bình thường: 0 – 1% hoặc 0.01 – 0,25 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm độc, tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

12. LYM [LYMPHOCYTE – BẠCH CẦU LYMPHO]

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.
  • Giá trị bình thường: 17 – 48% hoặc 1 – 5 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, viêm loét đại tràng, suy thượng thận…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid…

13. MONO [MONOCYTES – BẠCH CẦU MONO]

  • Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.
  • Giá trị bình thường: 4 – 8% hoặc 0,2 – 1,5 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…

14. PLT [PLATELET – SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU]

  • Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
  • Giá trị bình thường: 150 – 400 G/L.
  • Tăng trong các trường hợp: hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lách…
  • Giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương [Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…], bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị…

+ Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu…

15. MPV [MEAN PLATELET VOLUME – THỂ TÍCH TRUNG BÌNH TIỂU CẦU]

  • Là chỉ số đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.
  • Giá trị bình thường: 5 – 8 fL.
  • Tăng trong các trường hợp: bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…
  • Giảm trong các trường hợp: thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương…

16. PCT [PLATELETCRIT – THỂ TÍCH KHỐI TIỂU CẦU]

  • Giá trị bình thường: 0,016 – 0,036 L/L.
  • Tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…
  • Giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

17. PDW [PLATELET DISTRIBUTION WIDTH – DẢI/ ĐỘ RỘNG PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC TIỂU CẦU]

  • Giá trị bình thường: 11 – 15%.
  • Tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…
  • Giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

Xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm thường tiến hành định kỳ 6 tháng – 1 năm/1 lần, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ cao.

18. P-LCR [PLATELET LARGER CELL RATIO – TỶ LỆ TIỂU CẦU CÓ KÍCH THƯỚC LỚN]

– Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.

– Giá trị bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

– P-LCR tăng [thường kết hợp MPV tăng] được coi là một chỉ số về yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ/ huyết khối và nhồi máu cơ tim.

HEALTH VIỆT NAM 

Chủ Đề