Đóng bảo hiểm thai sản ở đâu

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản thai sản ở đâu để được hưởng phúc lợi đầy đủ nhất là thắc mắc chung của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Không ít trường hợp các chị em có thai vì muốn an dưỡng nên nghỉ việc hoặc vì nhiều lý do nên cần thay đổi công việc hoặc thay đổi nơi ở. Những người rơi vào trường hợp ấy thường có chung một thắc mắc là nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu để có thể nhận đầy đủ phúc lợi mà mình được hưởng. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 thì:

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

Vậy để hưởng chế độ thai sản thì:

Người lao động nộp hồ sơ theo cho người sử dụng lao động
Với trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú

Xem thêm: Những quy định mới nhất về luật bảo hiểm thai sản.

Sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?

Mỗi trường hợp cụ thể, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm thai sản khác nhau. Cụ thể:

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con...

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nam khi vợ sinh con:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
  • Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh...

Xem chi tiết các loại giấy tờ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản với từng trường hợp trong bài viết dưới đây:

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?

Quy trình thực hiện

Căn cứ Quyết định 777/QĐ-BHXH quy định chi tiết thủ tục hưởng chế độ thai sản cho người lao động như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Người lao động:

  • Đối với người đang đóng BHXH: Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
  • Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: Nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi cư trú.

- Đơn vị sử dụng lao động:

  • Tập hợp và lập hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải lập Danh sách 01B-HSB và nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.
  • Nếu thực hiện giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

Làm hồ sơ bảo hiểm thai sản đúng quy định để được đảm bảo quyền lợi

Lưu ý:

Người lao động và đơn vị sử dụng lao động có thể lựa chọn nộp hồ sơ và nhận kết quả bằng một trong các hình thức:

  • Qua giao dịch điện tử
  • Qua dịch vụ bưu chính công ích.
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 2: Cơ quan BHXH nhận hồ sơ

Cơ quan BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của người lao động, đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp.

Bước 3: Nhận kết quả và tiền trợ cấp

- Người lao động có thể nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức:

  • Qua tài khoản ATM của người lao động.
  • Qua đơn vị sử dụng lao động.
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị sử dụng lao động mà đơn vị đã chuyển lại cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản ATM.
  • Nếu người lao động không trực tiếp đến nhận trợ cấp bằng tiền mặt thì lập giấy ủy quyền [Mẫu 13-HSB] hoặc Hợp đồng ủy quyền.

- Người sử dụng lao động: Nhận kết quả giải quyết [Danh sách C70a-HD] và tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người lao động đăng ký nhận tiền mặt.

Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề liên quan đến việc nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản. Khi đi nên mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết để quá trình hoàn tất thủ tục hồ sơ có thể diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy đăng ký để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Đăng ký ngay

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Như vậy, lao động nữ khi sinh con được không chỉ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, mà còn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi sinh: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Ví dụ mức lương bình quân của 6 tháng trước khi nghỉ sinh là 4.180.000đ thì khi sinh con, mẹ bầu được nhận chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội là 4.180.000 x 6 = 25.080.000đ. Ngoài ra, trong bảo hiểm xã hội có các quyền lợi ốm đau, y tế, do vậy mẹ bầu vẫn được hưởng các chế độ ốm đau nằm viện và thăm khám trong suốt quá trình mang bầu.

2. Gói bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm thương mại nhằm hỗ trợ tài chính khi người tham gia không may bị tai nạn, thương tật, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

Quyền lợi thai sản trong gói bảo hiểm sức khỏe là quyền lợi bổ sung tùy chọn nhằm hỗ trợ chi phí trước và sau khi sinh em bé, một số chi phí y tế, điều trị do biến chứng thai sản, chi phí chăm sóc em bé. Theo đó mẹ bầu mua bảo hiểm sức khỏe được chọn thêm chương trình thai sản để vừa được bảo vệ trước những rủi ro vừa được chăm sóc thai sản tốt nhất.

Giới hạn bảo hiểm tối đa cho quyền lợi thai sản được quy định sẵn theo từng chương trình cơ bản đến nâng cao của gói bảo hiểm sức khỏe. Tùy từng gói bảo hiểm của mỗi công ty, quyền lợi thai sản cơ bản là 40 triệu, 70 triệu, riêng với các gói bảo hiểm cao cấp thì quyền lợi thai sản lên đến hơn 100 triệu. Với quyền lợi bảo hiểm thai sản toàn diện, mẹ bầu được đăng ký khám và sinh con tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam và được bảo lãnh viện phí với thẻ bảo hiểm sức khỏe. Điều kiện để được nhận quyền lợi thai sản là sau thời gian chờ khoản 210 ngày, 270 ngày hoặc 280 ngày.

Trước khi mua gói bảo hiểm và lựa chọn chương trình bảo hiểm thai sản mẹ bầu hãy chú ý: một là cân nhắc lựa chọn chương trình bảo hiểm sức khỏe phù hợp với điều kiện tài chính; hai là xem xét tái tục bảo hiểm để hưởng trọn quyền lợi thai sản nếu kế hoạch sinh con không theo dự kiến ban đầu.

1. Đối với người hưởng a] Trường hợp người hưởng là NLĐ đang đóng BHXH: Lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp cho đơn vị SDLĐ trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

b] Trường hợp người hưởng là người sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH do đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi [áp dụng cho cả trường hợp sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian đang đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018 trở đi nhưng đã thôi việc tại đơn vị mà có nguyện vọng nộp hồ sơ hưởng chế độ tại cơ quan BHXH]: Lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

2. Đối với đơn vị SDLĐ
Tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ; lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK [mẫu 01B-HSB] trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao đông cùng chuẩn bị. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội [BHXH].

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, riêng phía người lao động cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

1.1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

Tùy trường hợp hưởng chế độ thai sản mà lao động nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

* Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

* Lao động nữ sinh con:

- Trường hợp thông thường:

+ Bản sao giấy khai sinh;

+ Hoặc trích lục khai sinh;

+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh.

- Trường hợp con chết sau khi sinh: 

Ngoài hồ sơ nêu trên còn có:

+ Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;

+ Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:

Ngoài hồ sơ của trường hợp thông thường, có thêm:

+ Bản sao giấy chứng tử;

+ Hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con:

Có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:

Có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

Có thêm các giấy tờ:

+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

* Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng:

Hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 


1.2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

* Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản:

Hồ sơ gồm:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

* Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:

Hồ sơ gồm:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;

+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện nội dung này.

+ Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

* Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Lưu ý:

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động đang đóng BHXH còn cần có Bản chính danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản [Mẫu 01B-HSB] do doanh nghiệp chuẩn bị.

- Người lao động đã nghỉ việc đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ đã nêu ở trên.


2. Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?

Liên quan đến việc giải quyết hưởng chế độ thai sản, Điều 102 Luật BHXH năm 2014 đã quy định rõ:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, để được giải quyết hưởng thai sản, người lao động phải nộp hồ sơ cho:

+ Doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.

+ Cơ quan BHXH: Nếu người lao động đã nghỉ việc. 


3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?

Cũng theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

* Người lao động đang đóng BHXH: Nộp cho doanh nghiệp.

Thời hạn nộp: Không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH trong 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ người lao động.

* Người lao động đã nghỉ việc: Nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH và xuất trình sổ BHXH nơi cư trú.

Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.

- Thời hạn giải quyết:

+ Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.

+ Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.

- Doanh nghiệp nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người đăng ký nhận bằng tiền mặt tại doanh nghiệp.

- Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:

+ Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.

+ Thông qua tài khoản cá nhân.

+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH nếu doanh nghiệp đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản cá nhân;

+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là hồ sở hưởng chế độ thai sản mới nhất và thủ tục thực hiện. Người lao động nên lưu ý để hưởng trọn sự hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm xã hội. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất. 

>> Hướng dẫn cách tính tiền thai sản chi tiết nhất

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con 

>> Chế độ thai sản thay đổi như thế nào từ ngày 01/9/2021?

Video liên quan

Chủ Đề