Dòng nào dưới đây không nói đúng về cách lựa chọn dẫn chứng cho phép lập luận chứng minh

Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi như bài viết của bạn không đủ ý và khả năng sẽ không giành được điểm tối đa. Tuyển sinh số xin hướng dẫn các thí sinh cách lấy dẫn chứng thuyết phục, giúp bạn gây ấn tượng với giáo viên khi thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. 

Tác dụng của việc lấy dẫn chứng

  • Chứng tỏ sự hiểu biết về đề bài cũng vốn kiến thức xã hội của thí sinh
  • Giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn, không bị mơ hồ, lý thuyết suông
  • Giúp ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị luận xã hội

=> Một chất liệu không thể thiếu khi viết đoạn văn chừng 200 chữ về một tư tưởng, đạo lý, một hiện tượng xã hội nào đó. 

Lấy dẫn chứng như thế nào? 

Thông thường mỗi luận điểm sẽ có một dẫn chứng. Tuy nhiên nếu không lựa chọn đúng lí lẽ và phân tích sâu dẫn chứng thì sẽ làm bài viết bị mờ nhòa hoặc đi sai trọng điểm. Bạn cần ghi nhớ: 

  • Đối với bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống, đưa nhiều dẫn chứng ở phần nêu thực trạng
  • Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, phần phân tích, chứng minh phải có dẫn chứng đi kèm.

Ví dụ 1: Yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. 

Với đề này, chúng ta phải giải thích sự tử tế là gì, sự tử tế có ý nghĩa như thế nào với con người và xã hội cũng như lật ngược lại vấn đề nếu như xã hội này không còn sự tử tế. Trong đó, việc đưa dẫn chứng cần là những việc có thực trong đời sống.

Dẫn chứng về việc làm tử tế: Vào tháng 6 vừa qua, clip cậu bé Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6 trường THCS Long An [xã Long An, H.Long Thành, Đồng Nai] dừng xe lại trước một cống thoát nước rồi cuối xuống nhặt hết đống rác đang che miệng cống để khơi thông dòng chảy được lan truyền trên mạng xã hội. Hành động đẹp, ý nghĩa của em truyền cảm hứng chung tay làm việc tốt, bảo vệ môi trường tới cộng đồng. 

=> Đây là sự việc mới, được báo chí, truyền thông rầm rộ cách đây không lâu. Việc lấy được những dẫn chứng mới giúp bài viết sinh động, thời sự, không bị đi vào lối mòn. 

Ngoài ra, thí sinh có thể lấy dẫn chứng việc làm tử tế xung quanh đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, những mạnh thường quân ủng hộ tiền, vật dụng, thiết bị y tế, cống hiến cho cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.... 

- Còn dẫn chứng về việc xã hội thiếu sự tử tế thì sẽ như thế nào, bạn có thể kể đến sự việc lợi dụng dịch bệnh, nhiều cơ sở kinh doanh bán khẩu trang với giá "cắt cổ", đội giá lên nhiều lần. 

Ví dụ 2: Trình bày suy nghĩ về câu nói của Bác trong khoảng 200 từ: "Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau".

Bạn cần lấy dẫn chứng cho từng luận điểm

- Luận điểm thứ nhất: Nghề nào cũng cao quý, mỗi nghề nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu xã hội nên có vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.

Bạn có thể lấy dẫn chứng bằng cách đặt những giả thiết liên quan như nếu bây giờ không có những người lao công, không có những người lái xe, không có những người thợ thủ công…, xã hội sẽ thiếu hụt điều gì? Và hậu quả sẽ như thế nào?

- Luận điểm thứ hai: Chứng minh con người làm vẻ vang nghề nghiệp chứ không phải nghề nghiệp làm rạng danh con người. Dù là lao động trí óc hay lao động tay chân thì họ đều đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy bất cứ ngành nghề nào cũng đáng được tôn vinh.

Dẫn chứng về các cuộc thi hay danh hiệu mà họ được nhận. Điều đó chứng tỏ những công việc tưởng chừng như bình thường vẫn được tôn vinh nếu người làm việc cố gắng hết sức… Ví dụ: Dương Huy Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ Cordon Bleu, Pháp.

**Lưu ý

Khi làm bài, lấy dẫn chứng càng mới, càng gần thời điểm thi càng tốt. Những dẫn chứng đã quá quen thuộc, thường được sử dụng đi sử dụng lại từ trước đến nay trong các bài văn thì không nên tiếp tục sử dụng. Muốn có dẫn chứng mang tính thời sự cần tích cực theo dõi báo, tivi, truy cập nguồn mới nhất từ internet…

- Số lượng dẫn chứng nên phù hợp, nên có 2 dẫn chứng, tối đa là 3 dẫn chứng cho vấn đề nghị luận.

- Dẫn chứng phải là dẫn chứng ở ngoài đời thực, không lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn chương.

- Chú ý lấy dẫn chứng ở trong nước trước rồi mới đến nước ngoài.

- Tuyệt đối không lấy dẫn chứng kiểu chung chung, sáo rỗng hoặc không liên quan đền vấn đề đang bàn luận.

- Sự sáng tạo luôn được đánh giá cao.

Suzy

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7: Cách làm văn lập luận chứng minh có đáp án chi tiết, chọn lọc.Tài liệu có 4 trang gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Cách làm văn lập luận chứng minh có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 7 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 11 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Cách làm văn lập luận chứng minh có đáp án – Ngữ văn lớp 7:

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7

Bài giảng: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Cách làm văn lập luận chứng minh

Câu 1: Câu mở đầu một bài văn nghị luận không làm nhiệm vụ gì?

A. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh.

B. Liên kết đoạn văn đã viết ở trên với đoạn văn sẽ viết ở dưới.

C. Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm mà đoạn văn sẽ làm sáng tỏ.

D.Cả A,B,C đều sai.

Đáp án: C

Câu 2: Cho đề bài sau:

Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người.Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, lụân điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề tài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hoà khí hậu trên trái đất.

C. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

D. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

Đáp án:D

Câu 3: Cho đề bài sau: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào,mọi người chúng ta đều biết…”[Phạm Văn Đồng]

Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế sáng tác văn học của Bác, em hãy chứng minh nhận định trên.

Cách diễn đạt nào trong hai cách sau cũng đặt ra những nhiệm vụ nghị luận giống với đề bài trên ?

A. Chứng minh rằng Bác Hồ là một người vô cùng giản dị cả trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học.

B. Ông Phạm Văn Đồng cho rằng: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biêt…” .hãy giải thích ý kiến trên.

Đáp án:A

Câu 4: Dòng nào không phải là luận điểm có trong đề bài nêu ra ở câu 8?

A.Bác giản dị trong đời sống, tác phong sinh hoạt.

B. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người, trong từng câu nói và bài viết.

C. trong văn thơ của mình,Bác Hồ cũng biểu hiện sự giản dị đó.

D. Các nhà thơ, nhà văn khác viết nhiều về sự giản dị của Bác Hồ.

Đáp án: D

Câu 5: Cách nào trong các cách sau đây dùng để chứng minh cho một luận điểm trong phép lập luận chứng minh ?

A. Chỉ cần nêu các dẫn chứng dùng để chứng minh và phân tích các dẫn chứng ấy.

B. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu văn gắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới.

C. Chỉ cần nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu văn gắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới .

D. chỉ cần nêu luận điểm và những kết luận cần đạt tới

Đáp án: B

Câu 6: Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh không cần giải thích vấn đề chứng minh.Đúng hay sai?

A. Đúng        B.Sai

Đáp án: B

Câu 7: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh,người viết phải nêu lên nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng khi chứng minh.

B. Nêu được các luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài văn chứng minh.

D. Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Đáp án: D

Câu 8: Trong phần thân bài của bài văn chứng minh,người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C.Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Đáp án: A

Câu 9: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A.Thân bài        B.Mở bài

C. Cả thân bài và Mở bài        D. A,B,C đều sai.

Đáp án: B

Câu 10: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định lí lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Đáp án: A.

Câu 11: Thao tác nào không thực hiện trong phần kết luận của phép lập luận chứng minh ?

A. Thông báo luận điểm đã chứng minh xong.

B. Tóm tắt lại tất cả các vấn đề đã chứng minh ở phần thân bài.

C. nêu ý nghĩa công việc chứng minh với thực tế đời sống.

D. Có thể liên hệ vấn đề chứng minh với cuộc sống của bản thân[nếu cần].

Đáp án: A

Video liên quan

Chủ Đề