Đóng vai nhân vật Lý Thông trong truyện Thạch Sanh

Em hãy đóng vai nhân vật Lý Thông kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Thạch Sanh .

ĐỀ 2

1. Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. Người chồng mất sớm, nên mẹ con làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mãi tận đêm khuya.Một hôm, gà gáy lâu lắm rồi mà vẫn chưa thấy mẹ dậy. Cô bé thức giấc vội đến bên mẹ, cô biết là mẹ đã ốm rồi! Làm thế nào bây giờ, giữa nơi hoang vắng và cảnh nghèo túng này? Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo lên nhìn con.Một buổi chiều, khi ánh nắng chiếu qua khe liếp, bà mẹ chợt tỉnh lại. Bà cất tiếng thều thào:– Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm.2. Cô bé vội vã ra đi. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Được một đoạn đường dài, cô gặp một cụ già tóc bạc phơ. Thấy cô bé đi một mình, cụ liền hỏi:– Cháu đi đâu mà vội thế?– Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu, mà bệnh tình mỗi ngày một thêm nặng.Tự nhận là thầy thuốc, cụ bảo em dẫn về nhà để xem bệnh giúp. Về đến nhà, xem mạch cho người ốm xong, cụ quay lại hỏi cô bé:– Chỉ có hai mẹ con cháu ở đây thôi ư?– Thưa, vâng ạ!– Từ hôm mẹ ốm, cháu chăm sóc mẹ như thế nào?– Thưa cụ, cháu chỉ biết quanh quẩn bên giường làm vui lòng mẹ cháu.– Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chữa cho mẹ cháu khỏi. Bây giờ cháu cần đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp, mang về đây để ta làm thuốc.3. Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết, cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:– Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: "Một, hai, ba, bốn, rồi hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?."Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!Từ đó hàng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp. Đó chính là bông hoa cúc trắng.

                                        [Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản]

Trả lời câu hỏi:
Câu 1 [1.0điểm]. Văn bản trên lí giải sự ra đời của một loài hoa. Dựa vào nội dung được kể, em hãy thử đặt nhan đề cho câu chuyện trên.
Câu 2 [1.0 điểm]. Em hãy chỉ ra 3 dấu hiệu để nhận biết đây là một truyện cổ tích?
Câu 3 [1.0 điểm]. Những chi tiết nào trong truyện thể hiện tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ? Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo ấy là gì?
Câu 4 [1.0 điểm]. Sự vất vả, tần tảo của người mẹ trong câu văn: "Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mãi tận đêm khuya." khiến em liên tưởng đến câu thành ngữ nào? em hãy viết câu thành ngữ ấy?
Câu 5 [1.0 điểm]. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 6: Từ nội dung của câu chuyện, hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về long hiếu thảo? [5-7 câu]

Tên của tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Một lần nọ, tôi đi ngang qua gốc đa, thầy một chàng trai đang gánh bó củi lớn về. Nghĩ bụng người này khỏe mạnh, tôi liền lân la tới hỏi chuyện, biết được tên của anh ta là Thạch Sanh. Thấy anh ta sống một mình, tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em. Thạch Sanh chẳng nghĩ ngợi gì mà đồng ý, rồi dọn về sống cùng tôi và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân nhiều lần đến diệt trừ nhưng đều không được. Dân làng phải lập miếu thờ, hằng năm nộp cho nó một mạng người.

Năm đó, đến lượt tôi. Tôi nghĩ bụng sẽ lừa Thạch Sanh đi thay. Chiều hôm đó, Thạch Sanh đi kiếm củi về, tôi liền dọn ra một mâm rượu thịt mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì vẫn còn mẻ rượu chưa xong, phiền em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh nghe tôi nói vậy, chẳng nghi ngờ gì mà đồng ý ngay. Còn tôi thì yên chí vì không phải nộp mạng cho chằn tinh. Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì nghe có tiếng gọi cửa. Giọng nói như của Thạch Sanh. Ngỡ oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh vào nhà, rồi kể lại chuyện giết chằn tinh thì tôi mới hiểu rằng hắn chưa chết thật. Nghe xong, tôi liền bảo với Thạch Sanh:

- Con trăn đó là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất sẽ bị tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi, mọi chuyện đã có anh lo liệu.

Thạch Sanh tin lời tôi, trốn đi. Hôm sau, tôi hí hửng đem đầu chằn tinh vào cung, và được nhà vua ban thưởng, phong cho làm Quận công.

Vua có công chúa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải mở hội cho hoàng tử các nước và con trai trong thiên hạ đến tham dự, để công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người đó. Tôi cũng tham gia vào buổi lễ. Khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất.

Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng lo lắng, sai tôi đi tìm và hứa sẽ gả công chúa cho. Nhưng tôi biết tìm nàng ở đâu. Tôi truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. Trong lễ hội, tôi gặp lại Thạch Sanh. Tôi kể cho hắn nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Đến hang, Thạch Sanh xin được xuống hang cứu công chúa. Sau khi cứu được công chúa lên, tôi cho người lấp kín cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.

Từ khi được cứu thoát về cung, công chúa không nói không cười. Vua liền hoãn việc cưới xin. Tôi phải mời rất nhiều thầy thuốc về. Nhưng chẳng ai cứu được nàng. Bỗng một hôm, trong cung vang lên tiếng đàn lạ. Công chúa nghe thấy liền cười nói vui vẻ, xin vua gọi người đánh đàn vào. Tôi cũng được nhà vua cho gọi đến. Hóa ra người đánh đàn là Thạch Sanh. Nhìn thấy hắn, trong lòng tôi lo lắng, hoảng sợ vô cùng. Thạch Sanh đã đem hết sự tình cho nhà vua nghe. Vua nghe xong, vô cùng tức giận, liền cho người bắt giam hai mẹ con tôi lại, giao cho Thạch Sanh xử lí. Nể tình xưa, Thạch Sanh tha cho chúng tôi được trở về quê cũ.

Trên đường về quê, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung. Lúc này, khi phải chịu kiếp loài vật, tôi cảm thấy hối hận vô cùng về những lỗi lầm của mình.

Tôi là Lí Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền đến làm quen.


Anh ta tên là Thạch Sanh. Từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về nhà ở cùng mình và mẹ già. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời.


Từ đó, Thạch Sanh nhận làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà. Mẹ con tôi đỡ vất vả hơn. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, sẽ không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt nhà tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.


Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Sau khi nghe Thạch Sanh kể rõ sự tình, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi, để cậu ta trốn đi. Đến sáng hôm sau, tôi mang đầu chằn tinh đến gặp nhà vua. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.


Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Nhà vua bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Ngay trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng rất lớn quắp đi mất. Nhà vua lo lắng, giao trọng trách tìm công chúa cho tôi.


Trên đường đi, tôi gặp Thạch Sanh. Sau khi nghe tôi kể, Thạch Sanh nói mình biết hang đại bang ở đâu, và xin được đi cùng. Tôi đồng ý ngay. Đến nơi, Thạch Sanh xin được xuống hang cứu công chúa. Sau khi công chúa được cứu, tôi sai người lấp cửa hang lại, rồi đưa công chúa về cung. Nhưng kể từ hôm đấy, công chúa không nói cũng không cười. Nhà vua lo lắng lắm, tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không có tác dụng.


Một hôm, từ trong cung vang đến tiếng đàn. Công chúa nghe thấy liền nói cười vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ liền cho người đánh đàn đền. Thì ra là Thạch Sanh. Cậu ta kể rõ sự tình, khiến cho nhà vua tức giận. Vua sai người bắt giam mẹ con tôi, giao cho Thạch Sanh xét xử. Cậu ta thương tình nên tha cho mẹ con tôi về quê. Nhưng đi được nửa đường, mẹ con tôi bị sét đánh, rồi hóa kiếp thành bọ hung.

Video liên quan

Chủ Đề