Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là gì

Những trường hợp nào Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư? Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ? Sau đây, Lawkey sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lýLuật Đầu tư năm 2020

1. Các trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

– Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên
  • Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I
  • Dự án đầu tư chế biến dầu khí
  • Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô [casino], trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoàiDự án đầu tư xây dựng nhà ở [để bán, cho thuê, cho thuê mua], khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất

-Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí

– Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên

– Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Thành phần hồ sơ gồm có:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư [Theo mẫu]

– Giấy tờ về nhà đầu tư

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. Bản sao Giấy chứng nhận thành lập. Hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn
  • Địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư
  • Nhu cầu về lao động
  • Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án [Theo mẫu]

– Bản sao một trong các tài liệu sau:

  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính.
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm. Hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ [Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư 2014]. Gồm các nội dung:

  • Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ.
  • Thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư [nếu có];

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Lưu ý: Số lượng bộ hồ sơ phải làm là 8 bộ. Gồm 1 bản chính và 7 bản sao.

>>>Xem thêm:

Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định pháp luật

Chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

– Bước 1:

Nhà đầu tư dự án nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.

– Bước 2:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Và gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật Đầu tư năm 2014.

– Bước 3:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến. Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Gửi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Bước 4:

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét. Có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Bước 5:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tại bước 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư. Và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung:

  • Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án
  • Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài [nếu có]
  • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị. Và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt [nếu có]. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
  • Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư [nếu có]
  • Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất. Và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
  • Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư năm 2014.

Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

– Bước 6:

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch đầu tư. Gồm các nội dung:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án
  • Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Như tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn. Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động [nếu có]. Tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn
  • Công nghệ áp dụng
  • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng [nếu có]
  • Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

>>>Xem thêm:

Hỗ trợ đầu tư đối với khu công nghiệp, khu chế xuất

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Trên đây là những thông tin cơ bản về Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư chuyên nghiệp nhất.

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

    Theo Luật đầu tư công 2019 thì chủ trương đầu tư là “quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.” Vậy còn quyết định chủ chương đầu tư là gì? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc Quyết định chủ trương đầu tư là gì?

Quyết định chủ trương đầu tư là gì? 

Trước hết về quyết định. Quyết định được xem là hình thức văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 4 Luật đầu tư công 2019 cũng có định nghĩa về chủ trương đầu tư: “Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.”

Như vậy có thể hiểu, quyết định chủ trương đầu tư là những văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư

  • Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
  • Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
  •  Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
  • Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
  • Bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
  • Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm: Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; Nhiệm vụ quy hoạch; Dự án đầu tư công khẩn cấp; Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
  • Tờ trình của Chính phủ.
  • Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
  • Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
  • Tài liệu khác có liên quan.

Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:

  • Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
  • Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
  • Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.

Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.

 Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về quyết định chủ trương đầu tư là gì. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc quyết định chủ trương đầu tư là gì hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: 
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ Đề