Du khách thường hay thắc mắc rằng vì sao trước

Một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng rộng rãi đó là chụp cắt lớp vi tính. Khá nhiều người thắc mắc vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính, những bệnh nhân nào nên thực hiện phương pháp trên? Để giải đáp thắc mắc này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

1. Chụp cắt lớp vi tính là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan tới phương pháp chẩn đoán hình ảnh này.

Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá hiện đại

Chắc hẳn mọi người không còn cảm thấy xa lạ với phương pháp chụp cắt lớp vi tính, chúng còn được biết đến với tên gọi chụp CT. Máy chụp hoạt động dựa vào tia X nhằm phân tích, xử lý và cho kết quả là hình ảnh chụp 2 chiều, 3 chiều bộ phận trên cơ thể. Ngày nay, chụp CT trở nên rất phổ biến và hỗ trợ các bác sĩ rất nhiều trong việc theo dõi, phát hiện tổn thương của người bệnh.

Ngoài ra, khi đi chụp cắt lớp vi tính, để hỗ trợ chẩn đoán, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc phản quang. Với những trường hợp này, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Hiệu quả của phương pháp chụp cắt lớp vi tính

Chắc hẳn rất nhiều bạn quan tâm tới những ưu điểm, hiệu quả mà phương pháp chụp cắt lớp vi tính mang lại. Một trong những ưu điểm lớn nhất đó là chất lượng hình ảnh rất tốt. So với phương pháp chụp X - quang, hình ảnh thu được khi đi chụp CT rõ nét hơn, đặc biệt là hình ảnh mô mềm, xương,… Nhờ vậy, các bác sĩ không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình chẩn đoán, đánh giá tình hình bệnh của bạn.

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh sắc nét, khả năng phân giải cao

Đặc biệt, phương pháp chụp CT phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả những người có thiết bị cấy ghép trong cơ thể. Đây là ưu điểm bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu vấn đề: vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính.

3. Một số hạn chế của phương pháp chụp cắt lớp vi tính

Bên cạnh những ưu điểm, hiệu quả kể trên, phương pháp chụp CT còn tồn tại một số nhược điểm. Bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi quyết định đi chụp cắt lớp vi tính.

Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để phân tích hình ảnh, chúng có khả năng gây nhiễm xạ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng về vấn đề trên, bởi vì chúng đã được giới hạn ở mức độ nhất định, hạn chế tối thiểu những tác động xấu tới cơ thể, sức khỏe bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, chụp cắt lớp vi tính không thể phát hiện được những tổn thương ở phần mô mềm với kích thước quá nhỏ. Nguyên nhân là do tia X có khả năng đâm xuyên khá mạnh. Thông thường, để phát hiện, theo dõi những loại tổn thương này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi chụp cộng hưởng từ thay vì chụp cắt lớp vi tính.

Phương pháp này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế nhỏ

4. Giải đáp thắc mắc: vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính

Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất đó là: vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính, phương pháp này hỗ trợ chẩn đoán những bệnh như thế nào?

Ví dụ, người mắc bệnh liên quan tới não bộ, có những chấn thương nghiêm trọng ở khu vực này sẽ được chỉ định đi chụp cắt lớp vi tính. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời những vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như bệnh nhân bị phù não, chảy máu não hoặc xuất hiện khối u nghiêm trọng.

Đặc biệt, phương pháp chụp cắt lớp vi tính cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc phát hiện cấu tạo bất thường, dị tật bẩm sinh. Đó là lý do vì sao những người nghi ngờ bị dị tật bẩm sinh sẽ được yêu cầu đi chụp CT.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị tổn thương ở khu vực đầu, mặt hoặc bụng, khung chậu cũng được chỉ định đi chụp cắt lớp vi tính. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác hơn.

Khá nhiều bạn thắc mắc rằng: vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính?

Như vậy, phương pháp chụp CT đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền y học, chúng góp phần hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, phát hiện tổn thương bên trong cơ thể. Nếu bác sĩ chỉ định bạn đi chụp cắt lớp vi tính, bạn có thể tìm hiểu trước về phương pháp này để có sự chuẩn bị tốt nhất.

5. Một số lưu ý khi đi chụp cắt lớp vi tính

Sau khi nắm được lý do vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính, bạn nên chủ động tìm hiểu những điều lưu ý khi thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Điều này giúp quá trình chụp, kiểm tra diễn ra suôn sẻ hơn, kết quả đảm bảo tính chính xác cao.

Trước khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính, bạn nên thông báo rõ tình trạng sức khỏe với bác sĩ để họ đưa ra quyết định phù hợp. Đặc biệt, những bệnh nhân đang mắc bệnh tim, đái tháo đường hoặc hen suyễn nên chủ động báo về bệnh tình của mình nhé!

Ngoài ra, các chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu cũng nên thông tin tới bác sĩ. Thông thường, người ta sẽ hạn chế trường hợp thai phụ chụp CT bởi tia X có thể tác động, ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết bác sĩ mới chỉ định phụ nữ mang thai thực hiện phương pháp này.

Với trẻ nhỏ, để quá trình chụp diễn ra thuận lợi, chúng ta nên để trẻ nằm ngủ, tránh gây sợ hãi, ảnh hưởng tới tâm lý của con.

Khi đi chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn rất cẩn thận, chu đáo

Trong quá trình tìm hiểu vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về những trường hợp bệnh nhân cần tiêm thuốc cản quang. Nếu được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân hoặc người nhà cần ký vào bản cam kết trước khi tiến hành chụp CT. Bạn đừng quên nhịn ăn, uống nước trước khi chụp khoảng 5 - 6 tiếng nhé!

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc vì sao cần phải chụp cắt lớp vi tính. Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước khi đi chụp cắt lớp vi tính, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ thông tin và các lưu ý. Nhờ vậy quá trình chụp sẽ diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả tốt hơn.

Mục lục [Hiện]

  1. Tình huống 1: Khách hàng không hài lòng, muốn trả sản phẩm và lấy lại tiền
  2. Tình huống 2: Khách hàng chê sản phẩm giá quá đắt
  3. Tình huống 3: Khách hàng phàn nàn về dịch vụ
  4. Tình huống 4: Khách hàng yêu cầu một tính năng mà sản phẩm của bạn không có
  5. Tình huống 5: Từ chối yêu cầu không hợp lý của khách hàng
  6. Tình huống 6: Sản phẩm đến tay khách hàng bị lỗi
  7. Tình huống 7: Đối diện với những khách hàng nóng tính
  8. Tình huống 8: Thắc mắc của khách hàng mà bạn chưa có câu trả lời
  9. Tình huống 9: Khách hàng hỏi về một sản phẩm bạn không có sẵn
  10. Tình huống 10: Khi bạn phải thực hiện một cuộc chuyển giao khách hàng

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn là một kỹ năng vô cùngquan trọng trong hoạt động chăm sóc khách hàng của tổ chức. Khách hàng là những người rất khó tính và thường có những thắc mắc, vấn đề cần được giải quyết một cách khéo léo, nhanh chóng.

Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay 10 tình huống mà nhân viên tư vấn hay gặp phải trong quá trình chăm sóc khách hàng để từ đó có cho mình kinh nghiệm tại bài viết dưới đây.

Tình huống 1: Khách hàng không hài lòng, muốn trả sản phẩm và lấy lại tiền

Đây là tình huống mà bất cứ ai khi bán hàng cũng dễ dàng gặp phải, đặc biệt với các sản phẩm bán lẻ. Không ít trường hợp khách hàng muốn trả lại hàng nhưng cửa hàng nhất quyết không cho hoặc có thái độ bực bội. Đây là cách hành xử thiếu chuyên nghiệp mà bạn phải tránh.

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn, không hài lòng về sản phẩm và muốn lấy lại tiền

Để xử lý tình huống khách hàng phàn nàn này, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

Tình huống 2: Khách hàng chê sản phẩm giá quá đắt

Khách hàng luôn tìm kiếm những món đồ tương tự nhau nhưng có giá cả thấp hơn với tâm lý tiết kiệm. Đương nhiên không phải lúc nào mức giá của bạn cũng giống hệt của đối thủ. Nếu khách hàng chê sản phẩm có giá quá đắt, bạn cũng đừng vì vậy mà thay đổi thái độ, hoặc "trả treo" như: "anh/chị mà thấy mắc thì mời anh/chị sang nơi khác mà mua". Đây là cách xử lý tình huống khách hàng phàn nàn cực kỳ yếu kém, phản cảm.

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn chê sản phẩm giá đắt

Trong trường hợp này, bạn nên:

Việc thấuhiểu được tâm lý của khách hàng cũng như nắm bắtcác đặc điểm tâm lý khi mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xử lý các tình huống mà khách hàng phàn nàn một cách hiệu quả từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình. Trong bài viết "Tâm lý khách hàng là gì? Đặc điểm và cách nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua sắm" các chuyên gia của Bizfly đã chia sẻ một cách chi tiết về cách giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả, mọi người có thể tham khảo và áp dụng cho việc kinh doanh của mình.

Tình huống 3: Khách hàng phàn nàn về dịch vụ

Đôi khi khách hàng quá khó tính hoặc có yêu cầu cao, muốn dịch vụ của bạn phải tương xứng với những tên tuổi lớn. Họ có thể trở nên tức giận, không hài lòng khi nhân viên không nhanh nhẹn hoặc khu vực để xe quá bừa bộn mà bảo vệ chưa kịp sắp xếp.

Một số cách giải quyết, xử lý tình huống khách hàng phàn nàn bạn nên áp dụng:

Tình huống 4: Khách hàng yêu cầu một tính năng mà sản phẩm của bạn không có

Không phải sản phẩm nào cũng sẵn sàng thêm/bớt tính năng theo nhu cầu của khách hàng.

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn về tính năng sản phẩm mà doanh nghiệp không có

Để xử lý tình huống này, bạn nên:

Tình huống 5: Từ chối yêu cầu không hợp lý của khách hàng

Nếu khách hàng yêu cầu bạn phải đền bù gấp 10 lần nếu họ không ưng ý, trả lại sản phẩm, bạn sẽ xử lý ra sao? Đây là những yêu cầu bất hợp lý mà rất nhiều khách hàng "khó tính" hay đưa ra. Nhiều trường hợp khách hàng quá mạnh mẽ đòi hỏi khiến nhân viên bực tức, nóng giận.

Trong tình huống này, bạn có thể:

Xem thêm:11 cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hiệu quả

Tình huống 6: Sản phẩm đến tay khách hàng bị lỗi

Đây là tình huống đáng tiếc, đặc biệt hay xảy ra với kinh doanh online.

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn khi chất lượng sản phẩm bị lỗi

Tình huống 7: Đối diện với những khách hàng nóng tính

Dù khách hàng có nóng tính đến đâu, có lời nói nặng lời đến đâu thì nhân viên bán hàng cũng không bao giờ cãi nhau tay đôi lại.

Cách xử lý tình huống khách hàng phàn nàn, nóng tính như này cần có sự bình tĩnh, kiên nhẫn và kiểm soát cảm xúc.

Tình huống 8: Thắc mắc của khách hàng mà bạn chưa có câu trả lời

Có những câu hỏi "hóc búa" mà bạn không thể trả lời, nhưng khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng nếu bạn không đưa ra phản hồi rõ ràng.

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn khi bạn không trả lời được câu hỏi của họ

Để tránh mất điểm trong mắt khách, bạn có thể áp dụng:

Tình huống 9: Khách hàng hỏi về một sản phẩm bạn không có sẵn

Trong trường hợp này, bạn nên có những lời như:

" Xin lỗi vì sự bất tiện này. Hiện mặt hàng đang hết nên bên em sẽ bổ sung trong thời gian sớm nhất. Cụ thể sẽ khoảng 1-2 tuần nữa. Anh/chị có thể cho em xin thông tin liên lạc, ngay khi hàng về bên em sẽ nhắn tin cho anh/chị có được không ạ?".

Việc bạn đưa ra một lời hứa rằng sản phẩm sẽ sớm restock và thông tin sẽ cập nhật nhanh nhất cho khách hàng thể hiện sự tận tâm, chu đáo, kéo khách hàng quay trở lại.

Tình huống 10: Khi bạn phải thực hiện một cuộc chuyển giao khách hàng

Đôi khi đã đến giờ bạn hết ca, hoặc không thể tiếp tục công tác, bạn cần chuyển giao thông tin khách, nhiệm vụ chăm sóc khách cho đồng nghiệp.

Xử lý tình huống khách hàng phàn nàn khi bạn thực hiện chuyển giao cho người khác

Để chuyên nghiệp, bạn nên có sự thông báo cho cả phía đồng nghiệp và khách hàng như sau:

Bất kỳ ai khi bán hàng cũng sẽ gặp rất nhiều tình huống bất ngờ, oái oăm. Nhưng nếu bạn tinh tế, chịu khó học hỏi và giữ thái độ chuyên nghiệp thì việc xử lý tình huống khách hàng phàn nàn là rất dễ dàng. Mỗi sự cố này để góp phần nâng cao kỹ năng bán hàng, nhận được sự tin tưởng, quý mến và tăng lượng khách hàng trung thành.

Video liên quan

Chủ Đề