Dung tích xy lanh là gì năm 2024

Bài viết này của Tinxe sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh cụm từ "dung tích xi-lanh". Mời các bạn cùng theo dõi.

Khi đọc thông số xe hoặc được nghe giới thiệu về thông số xe chắc hẳn các bạn thường thấy cụm từ "dung tính xi-lanh". Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được dung tích xi-lanh thực chất là gì và dung tích xi-lanh được tính như thế nào.

Dung tích xi-lanh là gì?

Xi lanh là bộ phận hoạt động chính của động cơ xe, đây cũng là không gian để piston di chuyển và thúc đẩy quá trình đốt cháy nhiên liệu. Một khối động cơ ô tô thường có nhiều xi-lanh và thể tích công tác tổng của tất cả các xi-lanh này được gọi là dung tích xi-lanh [engine displacement].

Dung tích xi-lanh là thông số để người dùng nhận biết được độ lớn của động cơ. Theo đó, dung tích xi-lanh càng lớn thì động cơ hoạt động càng khỏe do chứa được nhiều nhiên liệu. Tất nhiên, đồng nghĩa với điều này chính là xe sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Dung tích xi-lanh là thông số quan trọng nhận biết hiệu suất của động cơ .

Cụ thể, khi dung tích xi-lanh lớn thì hỗn hợp nhiên liệu đốt cháy trong một đơn vị thời gian sẽ càng lớn, sinh ra công suất mạnh, cũng "ngốn" nhiều nhiên liệu hơn và ngược lại. Trong trường hợp đang phân vân lựa chọn giữa 2 mẫu xe có thông số tương đương nhau, nếu muốn chọn 1 chiếc xe có khả năng vận hành mạnh mẽ, bạn có thể nhìn vào dung tích xi-lanh và hiệu suất hoạt động.

Chúng ta thường thấy các ký hiệu như 1.5, 2.0 hay 2.5 ở vỏ xe nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Đây chính là ký hiệu dung tích xi-lanh động cơ của xe. Dung tích xi-lanh được tính bằng đơn vị lít [L], hoặc centimet khối [cc/cm3, trong đó, 1.000 cm3 = 1L]. Ví dụ, nếu động cơ của 1 chiếc xe có kết cấu 4 xi-lanh và mỗi xi-lanh có dung tích 0.5L thì tổng dung tích xi-lanh của cả khối động cơ đó là 2.0L. Thường thì dung tích xi-lanh sẽ được làm tròn, ví dụ như động cơ xe có dung tích 1.988 cc sẽ thường được làm tròn thành 2.0L.

Ngoài ra, nếu để ý, bạn sẽ thấy bên cạnh con số chỉ dung tích xi lanh còn có các ký hiệu như I4, V8 hay W12. Những ký hiệu này chỉ ra kiểu sắp xếp xi-lanh trong khối động cơ, ví dụ như I4 là 4 xi-lanh xếp thẳng hàng; V8 là 8 xi-lanh được xếp theo hình chữ V; hay W12 là 12 xi lanh xếp theo chữ W. Trong đó, những con số như 4, 8 hay 12 để chỉ số lượng xi-lanh trong động cơ xe.

Dung tích xi-lanh được thiết kế phù hợp với kết cấu động cơ của từng loại xe.

Cách tính dung tích xi-lanh chuẩn xác nhất

Theo các chuyên gia tư vấn kỹ thuật xe, cách tính dung tích xi-lanh động cơ xe chính xác nhất được áp dụng công thức sau:

Vh = π*D2 /4*S​

Trong đó:

  • Vh: Dung tích xi-lanh động cơ
  • π: Pi = 3,14
  • D: Là đường kính của xi-lanh [mm]
  • S: Hành trình của piston [mm], được xác định là khoảng cách của ĐCT [điểm chết trên] và ĐCD [điểm chết dưới]

Cách tính dung tích xi-lanh động cơ xe.

Ngoài ra:

Thể tích toàn bộ xi-lanh [Va] = Vh [thể tích công tác của xi-lanh] + Vc [thể tích buồng cháy của xi-lanh]

Thể tích làm việc của động cơ [Ve] = Vh [thể tích công tác của xi-lanh] * i [số xi-lanh có trong động cơ].

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về lốp Kia Morning và cách chọn lốp phù hợp
  • Nguyên nhân nào gây cạn kiệt nguồn năng lượng ắc quy nhanh chóng?
  • Những sai lầm phổ biến mà lại nguy hiểm khi dùng điều hòa xe ô tô

Dung tích xi-lanh bao nhiêu là phù hợp?

Khi sản xuất một chiếc xe, hãng sẽ thiết kế dung tích xi-lanh phù hợp với kích thước tổng thể và khả năng vận hành của động cơ. Vì vậy, người sử dụng sẽ thấy có các mẫu xe được tạo ra để di chuyển hàng ngày trong nội đô với khả năng vận hành vừa phải, tiết kiệm nhiên liệu tốt hay có những loại xe động cơ lớn, hiệu suất cao để chạy đường trường hoặc chinh chiến trên các đường đua. Theo Tinxe, thường thì các dòng xe chạy trong thành phố sẽ có dung tích xi-lanh trung bình khoảng 2.0L.

Dung tích xi lanh thể hiện sức mạnh và công suất của động cơ. Tùy vào các loại xe sẽ được thiết kế động cơ có dung tích xi lanh khác nhau. Hãy cùng ISUZUHN tìm hiểu Cách tính dung tích xi lanh và những vấn đề liên quan đến yếu tố quyết định sức mạnh của động cơ này.

Dung tích xi lanh là gì?

Trước khi tìm hiểu cách tính dung tích xi lanh, ta hãy bắt đầu tìm hiểu dung tích xi lanh là gì? Dung tích xi lanh là tổng thể tích lượng xăng hoặc dầu tất cả xi lanh của động cơ đó có thể chứa. Ví dụ động cơ V8 có 8 xy lanh mỗi xy lanh có thể tích là 0.5L thì dung tích xi lanh của động cơ đó là 4 Lít. Dung tích xi lanh được đo bằng đơn vị CC đối với xe máy và Lít đối với ô tô. [1Lít=1000cc]. Dung tích xi lanh của động cơ thường được làm tròn. Ví dụ động cơ 1.497cc sẽ được làm tròn và gọi là động cơ 1.5 Lít.

Dung tích xi lanh là yếu tố quyết định sức mạnh của động cơ. Động cơ có dung tích xi lanh càng lớn sẽ cho ra công suất càng mạnh mẽ và tạo ra nhiều lực kéo cho xe. Tuy nhiên, động cơ có dung tích xi lanh lớn cũng sẽ tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn.

Cách tính dung tích xi lanh

Dung tích xi lanh của động cơ được tính toán theo công thức cụ thể và có thể tính thể tích xi lanh theo từng trường hợp sau

Cách tính dung tích xi lanh xe máy chuẩn xác

Cách tính dung tích xi lanh của động cơ xe máy được thực hiện theo công thức như sau:

V = [R^2 x 3.14 x hành trình piston]/1000

Trong đó r là bán kính của piston bên trong xi lanh

Ví dụ: Một chiếc xe Wave 110 có có r2 là 49.1 mm, và hành trình hoạt động của piston là 57.9mm. Như vậy dung tích xi lanh trong động cơ của của Wave 110 là V = [[52.4:2]^2 x 3.14 x 57.9]/1000 = 110cc.

Cách tính dung tích xi lanh động cơ ô tô

Cách tính dung tích xi lanh

Theo các chuyên gia kỹ thuật động cơ xe ô tô. Cách tính dung tích xy xe ô tô được thực hiện theo công thức sau:

V[h] = π*D2 /4*S

​Trong đó:

V[h]: là thể tích xi lanh của động cơ ô tô;

π: là số pi=3.14;

D: là đường kính của xy lanh đó [mm];

S: là quãng đường di chuyển của pittong [mm]. Được xác định là khoảng cách từ ĐCD [điểm chết dưới] đến ĐCT [điểm chết trên].

Ngoài ra, ta còn một số công thức tính thể tích khác như:

Thể tích toàn bộ xylanh V[a]=V[h]+V[c] [thể tích công tác + thể tích buồng đốt xi lanh]

Thể tích hoạt động của động cơ V[e]= V[h] * i [thể tích công tác của xi lanh * số xi lanh có trong động cơ]

Dung tích xi lanh của động cơ bao nhiêu là đủ

Không có con số cụ thể cho dung tích xy lanh của động cơ ô tô. Nhà sản xuất sẽ thiết kế dung tích xi lanh của động cơ ô tô phù hợp với nhu cầu của từng loại xe. Đối với các dòng xe có dung tích xi lanh lớn sẽ cho công suất và sức kéo mạnh mẽ. Tất nhiên các dòng xe có dung tích xy lanh lớn thì lượng nhiên liệu tiêu hao cũng sẽ tăng đáng kể.

Không bàn đến các dòng xe sang, những tải sẽ có dung tích xy lanh lớn hơn các dòng xe con phổ thông. Ví dụ: các dòng xe tải của ISUZU như QKR, NQR, NPQ sẽ có dung tích xy lanh từ 4-6L lớn. Trong khi đó các dòng xe con phổ thông chỉ có dung tích xi lanh dao động từ 1.5-3L. Sở dĩ như vậy là các dòng xe tải được thiết kế có dung tích xi lanh lớn để để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa. Còn các dòng xe con chở người nên không cần thiết phải trang bị dung tích xi lanh lớn

Tuy nhiên, công suất động cơ không hoàn toàn quyết định khả năng vận hành và hiệu suất của xe ô tô. Các yếu tố như khối lượng, khung gầm, hệ thống treo v..v cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành và tăng tốc của xe. Chính vì vậy các dòng xe tải dù có dung tích xi lanh lớn và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn nhưng chưa chắc khả năng tăng tốc và tốc độ tối đa chưa chắc nhanh hơn các dòng xe con.

So sánh động cơ một xy lanh và động cơ nhiều xy lanh

Sau khi đã tìm hiểu Cách tính dung tích xi lanh, chúng ta hãy cùng đi so sánh ưu và nhược điểm của động cơ một xi lanh và động cơ nhiều xi lanh

Động cơ một xi lanh [xylanh đơn]

+ Ưu điểm: Động cơ xi lanh đơn thường chỉ có một có ít linh kiện và dễ sản xuất và láp ráp nên có chi phí thấp hơn. Cấu tạo của động cơ xy lanh đơn có cửa hút và cửa xả được thiết kế đơn giản. Vì vậy có thể thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng.

+ Nhược điểm: Động cơ rất khó để cân bằng do cấu tạo lớn và tốc độ quay nhanh. Chỉ có duy nhất một kỳ có khả năng sinh ra công suất cho động cơ [khoảng 25%]. Bắt buộc phải được thiết kế một bánh đà lớn để dự trữ năng lượng quán tính. Chỉ phù hợp cho các thiết bị nhỏ và các dòng xe máy.

Động cơ nhiều xi lanh

+ Ưu điểm: Động cơ nhỏ nên có khả năng cân bằng tốt hơn so với động cơ xi lanh đơn. Lực quán tính nhỏ do các pittong có cấu tạo nhỏ nên tạo ra tốc độ cao cho động cơ. Nhiệm vụ tạo ra công suất cho xe được san đều ra các xy lanh nên không cần sử dụng các bánh đà lớn như động cơ xy lanh đơn. Dễ tạo ra công suất cao do có nhiều đường ống nạp xả hơn.

+ Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, nhiều linh kiện cần để chế tác nên chi phí sản xuất và lắp ráp cao. Chi phi bảo dưỡng và sửa chữa cũng cao hơn so với động cơ xi lanh đơn.

Kết bài: Hy vọng những thông tin chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp ích cho quý khách và bổ sung thêm kiến thức về Cách tính dung tích xi lanh và những vấn đề liên quan đến dung tích xi lanh. Hãy tiếp tục theo dõi ISUZUHN để có thêm những kiến thức bổ ích về động cơ xe ô tô nhé.

Dung tích xi lanh ô tô là gì?

Dung tích xi lanh là một đơn vị đo thể tích trong động cơ. Thể tích này đo lường tổng thể tích của tất cả các xi lanh bên trong động cơ. Dung tích xi lanh thường được đánh giá bằng đơn vị lít hoặc cc [cm3], trong đó 1.000 cm3 tương đương 1 lít.

Dung tích xi lanh 175cm3 là gì?

Tại Thông tư 58/2020 quy định, các biển số môtô và xe máy sẽ được phân loại theo dung tích xi lanh như: Xe máy điện, Xe máy có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; môtô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên. Hiện nay, Thông tư 24/2023 quy định biển số môtô dành cho cá nhân chỉ còn một loại duy nhất.

Dung tích xi lanh dưới 50cm3 là gì?

Vậy dung tích xi lanh 50cc là gì? Là tổng thể tích của tất cả các xi lanh trong động cơ của xe có phân khối 50cc. Những dòng xe này có khối lượng tương đối nhẹ, rất phù hợp với các bạn học sinh sinh viên, hoặc những người lớn tuổi.

Trong công thức tính dung tích xi lanh V Pi D 2 S 4 thì S là gì?

Vh = π*D2 /4*S​ D: Là đường kính thực của xilanh trong động cơ [mm]. S: Đoạn đường di chuyển của pittong [mm], được xác định là khoảng cách từ ĐCT tới ĐCD.

Chủ Đề