Đường ống nối của máy bơm nước nên dùng loại

31/12/2018

-

Nguyễn Xuân Soi

-

0 Bình luận

[Ngoài ra, với bộ rơ le chống cạn này, bạn cũng có thể biến chiếc máy bơm hút đẩy thông thường thành máy bơm tăng áp tự động, đây cũng là phương án sử dụng bơm tăng áp rất được ưa chuộng hiện nay]

3. Lựa chọn máy bơm tăng áp lực nước cho đầu vòi ra:

Trên thị trường hiện nay phổ biến có 3 loại bơm tăng áp dùng cho gia đình:

+ Bơm tăng áp lắp ghép [ Có thể tự lắp ghép từ máy bơm thường và rơ le rời]:

Đây là chiếc bơm tăng áp sử dụng 1 chiếc bơm hút đẩy thông thường, lắp ráp vào hệ thống bình áp và rơ le áp lực mua riêng. Loại này thường được dùng để bơm cho hệ thống lớn nhiều đầu vòi ra hoặc dùng làm bơm tăng áp tổng toàn bộ tòa nhà. Ngoài ra cũng có loại bơm tăng áp lắp ghép đơn giản gồm 1 chiếc bơm thường lắp với 1 bộ rơ le chống cạn.

+ Bơm tăng áp cơ:

Bơm tăng áp cơ là máy bơm tăng áp nhà sản xuất đã tích hợp sẵn rơ le và bình áp. Nhờ tính tiện dụng và khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện gia đình, loại này phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất.

Bơm tăng áp cơ cũng có một số hạn chế, là khi bật/tắt tiếng đóng mở của rơ le máy bơm tạch tạch khá lớn và liên tục nên cũng làm người sử dụng cảm thấy khó chịu, đặc biệt là trẻ em và người già.

Hiện nay bơm tăng áp cơ có một số loại được cải tiến lắp thêm rơ le cảm biến dòng chảy và công tắc áp lực điện tử có thể tự ngắt khi không có nước nguồn và khi bật tắt thì không phát ra tiếng kêu tạch tạch như của rơ le má vít trước đây hay dùng nữa. Nếu bạn muốn tham khảo những sản phẩm này mời xem tại đây: Máy bơm JLm

+ Bơm tăng áp điện tử:

Bơm tăng áp điện tử dùng trong gia đình

Bơm tăng áp điện tử là loại bơm sử dụng công nghệ điện tử hiện đại, phù hợp với điều kiện sống tiện nghi, hiện đại hay cho các yêu cầu về chất lượng cuộc sống cao. Bơm tăng áp điện tử bền hơn nhiều so với bơm tăng áp cơ, khi hoạt động tạo ít tạo ra tiếng ồn.

Khi hoạt động, bơm tăng áp điện tử tạo ra áp lực vừa phải, khi tắt thì không duy trì áp lực trên đường ống nên không làm hỏng đường ống. Ngoài ra với kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng nên loại này rất được ưa chuộng hiện nay.

Tuy nhiên, bơm tăng áp điện tử chỉ bật máy khi có lực đẩy của dòng nước ban đầu chảy qua máy nên nếu không có dòng chảy ban đầu hoặc dòng chảy ban đầu quá yếu  thì máy bơm sẽ không tự bật được khi mở vòi, và trong trường hợp này tất nhiên là sẽ không sử dụng được.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm 1 chiếc bơm tăng áp điện tử mini, xin mời tham khảo bài viết này:

+ Bơm tăng áp có hệ thống biến tần:

Sử dụng biến tần trong bơm tăng áp là phương án tốt nhất hiện nay để điều chỉnh lưu lượng cũng như áp lực nước theo ý muốn. Tuy nhiên với giá thành khá cao thì hiện nay biến tần mới được dùng chủ yếu trong các căn hộ cao cấp hoặc trong các hệ thống bơm nước lớn cần sự ổn định cao.

Hệ thống biến tần khi sử dụng có thể lắp tích hợp vào bơm tăng áp điện tử hay bơm tăng áp cơ.

4. Cách chọn máy bơm nước công suất phù hợp và tiết kiệm điện:

+ Lựa chọn máy bơm nước đẩy cao:

– Khi mua máy bơm nước đẩy cao phải tính chiều cao của nhà: Đối với nhà 2 – 3 tầng, chỉ cần mua máy 125W, 150W[ nếu là bơm chân không] và máy 370W [ nếu là bơm ly tâm hoặc bơm bán chân không] [với điều kiện nước hút dễ dàng từ bể ngầm hoặc đường ống nước mạnh]. Còn nếu nhà có đường nước yếu hay 5 tầng trở lên cần chọn máy bơm chân không có công suất 250W trở lên.

– Nên chọn máy có trị số cao hơn nhu cầu sử dụng khoảng 1,5 lần để bù hao phí áp lực từ ma sát đường ống, hạn chế do đầu vòi, cút nối, gấp khúc, đường ống chạy ngang, … . Ví dụ, nếu cần đẩy nước lên độ cao khoảng 10 mét thì chọn máy bơm nước có thể đẩy cao khoảng 15 mét. Ngoài ra nếu đường ống đi dài, gấp khúc hoặc nhiều chỗ nối thì phải tính thêm.

– Cần xác định rõ nguồn nước tại gia đình để chọn mua máy bơm nước phù hợp: Nếu cần hút nước từ đường ống lên bể, hoặc bơm nước từ giếng lên bể thì nên chọn máy bơm châm không hoặc bán chân không. Còn nếu bơm từ bể nước ngầm lên cao thì có thể chọn máy bơm ly tâm hoặc bán chân không hoặc chân không.

+ Lựa chọn máy bơm nước tăng áp:

Bơm tăng áp cơ:

Lựa chọn máy bơm nước tăng áp không khó, vì hầu hết các loại bơm dùng để tăng áp lực nước trong gia đình quy mô trung bình đều có thể dùng được loại bơm tăng áp cơ với công suất 125W đến 150W, tuy nhiên vì máy bơm tăng áp thường lắp tại các vị trí gần khu vực sinh hoạt như: trong nhà tắm, dưới khu rửa bát hay thậm chí ngay trong góc nhà nên ngoài việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng, máy bơm còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung, và tiếng ồn của máy bơm khi hoạt động có thể gây khó chịu. Vì thế, để chọn được loại máy bơm phù hợp với yêu cầu, hoạt động ổn định và tiện nghi trong thời gian dài cũng cần phải tính toán và lựa chọn kỹ càng.

Sử dụng máy bơm tăng áp tốt nhất, tiện nghi nhất chúng tôi khuyên lựa chọn bơm tăng áp điện tử, tuy nhiên cần xem xét kỹ máy bơm này có phù hợp sử dụng trong nhà hay không, và lắp đặt có đúng kỹ thuật không.

Bơm tăng áp điện tử:

Có đặc điểm là khởi động bằng một dòng nước nhỏ chảy qua máy, dòng nước này tác động vào rơ le làm đóng mạch điện và máy bơm chạy. Vì vậy, khi ta mở vòi nước nếu không có dòng nước chảy qua máy ban đầu hoặc quá yếu không đủ khởi động máy bơm thì máy bơm không chạy.Với yêu cầu này, có thể tính toán đơn giản là nếu bồn cấp nước nhà bạn để trên nóc nhà và có mực nước cao hơn so với vị trí nước chảy ra từ 1,5m trở lên thì có thể lắp được bơm tăng áp điện tử, nếu không đủ 1,5m thì nên chọn loại khác.

Ngoài ra, các loại bơm tăng áp điện tử khác nhau thì độ nhạy của rơ le cảm ứng dòng chảy cũng khác nhau, vì thế cần xem xét kỹ nên mua bơm loại nào, của hãng nào.

– Lắp đặt bơm tăng áp điện tử không khó nhưng cần lắp đúng chiều, một số máy bơm chỉ được lắp theo hướng lên [tức là đẩy nước lên] hay chỉ lắp theo hướng xuống [đẩy nước xuống]. Hay lắp theo hướng ngang. Để lắp đúng kỹ thuật cần xem xét kỹ hướng dẫn lắp đặt máy ở trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm. Thực tế có rất nhiều thợ lắp hệ thống nước chủ quan không xem xét kỹ nên đã lắp sai, gây ra hiện tượng máy bơm hoạt động không ổn định, lâu ngày có thể dẫn đến hỏng máy.

Bơm tăng áp tự ghép

Ngoài 2 loại bơm tăng áp điện tử và bơm tăng áp cơ phổ biến nói trên, máy bơm tăng áp tự lắp ghép là loại đơn giản và dễ lựa chọn, lắp đặt. Với loại bơm này bạn chỉ cần chọn 1 chiếc bơm hút đẩy thường đáp ứng được các yêu cầu như cột áp, lưu lượng nước, lắp cùng với bộ rơ le chống cạn [hay còn gọi là rơ le điện tử].

Trong gia đình thông thường chỉ nên lựa chọn loại bơm có cột áp 15 – 30m, lưu lượng nước thì dựa vào số đầu vòi sử dụng cùng 1 lúc. Ví dụ nếu cần tăng áp cho 3 vòi rửa tay cùng lúc với áp lực vừa phải thì chọn máy bơm có cột áp 15-20m và lưu lượng nước khoảng 2000 lít/h.

Cần lưu ý là với phương án sử dụng bơm tăng áp tự lắp ghép này, áp lực do máy bơm tạo ra trên đường ống luôn luôn là tối đa nên phải cân nhắc lựa chọn máy bơm phù hợp khi hệ thống đường ống yếu dễ bị rò rỉ.

 

[Bơm tăng áp tự lắp ghép có hình thức giống như bơm hút đẩy lắp với bộ rơ le chống cạn để bảo vệ máy bơm khỏi cháy khi chạy khô].

Sử dụng bơm tăng áp lắp ghép là phương pháp rất hay vì nó đáp ứng được hầu hết các yêu cầu mong muốn. Tuy nhiên vì đây là lựa chọn nhiều bộ phận để lắp vào thành bộ máy bơm có chức năng tăng áp tự động nên ngoài việc chọn máy bơm và phụ kiện chất lượng tốt thì cũng cần thợ lắp có tay nghề và hiểu biết nguyên lý hoạt động của máy.

Bơm tăng áp có biến tần:

Bơm tăng áp có biến tần là loại máy bơm có hầu như tất cả các ưu điểm và loại bỏ được hầu hết các nhược điểm của các loại máy bơm trên. Tuy nhiên, giá bơm tăng áp gắn biến tần cũng rất cao.

Biến tần là thiết bị biến đổi tần số dòng điện vào máy bơm, và nhờ đó nó điều khiển máy bơm chạy theo tốc độ mong muốn. Khi sử dụng biến tần vào bơm tăng áp, máy bơm của bạn sẽ hoạt động tương ứng với số đầu vòi được sử dụng, ví dụ: nếu bạn mở 1 vòi để sử dụng thì bơm sẽ chạy chậm để đáp ứng dòng nước cho 1 vòi, nếu chạy 3 vòi thì bơm chạy với tốc độ đáp ứng lượng nước cho 3 vòi.

+ Lựa chọn máy bơm hút giếng:

– Phải chú ý đến mực nước ngầm để lựa đúng loại máy bơm [Lưu ý: mực nước ngầm tính từ mặt nước tĩnh đến vị trí đặt máy bơm]:

+ Mực nước ngầm không quá 5 mét, dùng loại máy bơm cánh thông thường.

+ Mực nước ngầm từ 5-8 mét, có thể lựa chọn máy bơm cánh trục ngang hoặc các loại máy bơm hút khác.

+ Mực nước ngầm từ 8 – 24 mét, phải dùng đến đường hồi và cọc hỗ trợ hút sâu.

+ Mực nước ngầm sâu hơn 24m, phải dùng máy bơm hỏa tiễn thả thẳng xuống giếng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để lựa chọn máy bơm nước cho gia đình, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp cho các bạn dễ dàng nắm bắt và lựa chọn được cho gia đình chiếc máy bơm phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề