Em hiệu thế nào vệ cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm 

 Trong hơn 7 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh ta diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi [DTLCP] và Viêm da nổi cục trên trâu bò [VDNC].

 Dự báo trong thời gian tới, bệnh DTLCP tiếp tục có nguy cơ phát sinh và lây lan, đặc biệt là các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao; bệnh VDNC trên trâu bò có nguy cơ phát sinh ở trâu bò chưa được tiêm phòng hoặc bê nghé mới sinh, đặc biệt tại các xã có tỷ lệ tiêm phòng thấp, chưa đạt miễn dịch bảo hộ theo khuyến cáo của cơ quan thú y; bệnh Cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh rất lớn do một số tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đã có dịch; lưu lượng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm đi qua địa bàn tỉnh lớn; kết quả giám sát chủ động hàng năm cho thấy trên địa bàn tỉnh có lưu hành vi rút cúm gia cầm A/H5N6. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh đang xảy ra dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N8, đây là chủng vi rút có khả năng lây sang người.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo sức khỏe con người và động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn một số biện pháp phòng bệnh trên từng đối tượng vật nuôi, như sau:

1. Đối với trâu bò

- Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu bò; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu bò chưa được tiêm hoặc bê nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu cho trâu bò 2 lần/năm hoặc cho trâu bò mới mua về.

- Mua trâu bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14-28 ngày rồi mới cho nhập đàn.

- Định kỳ quyét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; tổ chức phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2tuần đối với vùng chưa có dịch và 1-2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.

2. Đối với lợn

- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14-21 ngày.

- Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... Cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin như Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh, Tam liên...định kỳ cho đàn lợn.

- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và con người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7-21 ngày trước khi đưa lợn mới đến.

- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh DTLCP thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.

3. Đối với gia cầm

- Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32-350C, thông thoáng, tránh gió lùa.

- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.

- Thực hiện chủng/tiêm phòng một số bệnh bằng vắc xin như bệnh Newcastle; Gumboro; Cúm gia cầm; Dịch tả vịt, Bại huyết…

- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.

- Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để được hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

                                                                                      Hồng Kỳ

                                                                   Chi cục Chăn nuôi – Thú y

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH

1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ [pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch] toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...

Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.

Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động [quần, áo, ủng, mũ] sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.

Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.

2. Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

3. Quan sát vật nuôi hàng ngày

Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...

Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân [đối với lợn].

4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường

Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách [nếu có]. Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.

Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.

Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.

2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày [tuỳ theo từng loại vắc xin] mới có miễn dịch.

Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

Theo khuyennongvn.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề