F0 cách ly tại nhà được hỗ trợ gì

Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Luật Hừng Đông, Hà Nội, chia sẻ những thông tin cụ thể về các chế độ và quyền lợi của người lao động khi mắc Covid-19 [là F0].

Thứ nhất, khi người bị nhiễm Covid-19 [là F0] nghỉ việc để điều trị mà vẫn còn phép năm, thời gian nghỉ việc này có thể được trừ vào ngày nghỉ phép năm do người sử dụng lao động chi trả. Do đó, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.

Luật sư Nguyễn Danh Huế nêu rõ, khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Cụ thể, lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng 12 ngày làm việc. Lao động chưa thành niên, khuyết tật, làm các công việc độc hại, nặng nhọc, làm nghề được hưởng 14 ngày làm việc và đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại sẽ được hưởng 16 ngày làm việc.

Thứ hai, chế độ ốm đau của chính sách bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động bị mắc Covid-19 có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc [khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014].

Thời gian được hưởng chế độ ốm đau như sau:

Lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng theo các mốc: đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm hưởng 30 ngày, đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 15 đến dưới 30 năm hưởng 40 ngày, đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 30 được hưởng 60 ngày.

Lưu ý 4 chế độ dành cho F0, kể cả F0 điều trị tại nhà: Tiền lương do người sử dụng lao động trả Chế độ ốm đau nếu tham gia bảo hiểm xã hội Hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng từ Công đoàn

Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19

Lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc… được hưởng: đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm hưởng 40 ngày, đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 15 đến dưới 30 năm hưởng 50 ngày, đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 30 được hưởng 70 ngày.

Thứ ba, người lao động là F0 thuộc thành viên công đoàn sẽ được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng.

Tại Quyết định 3749/QĐ-TLĐ ban hành ngày 15/12/2021 về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định, đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được nhận hỗ trợ như sau: Các F0 có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế có thể nhận hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng.

F0 điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, các cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế có thể nhận hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, kể từ hôm nay, 1/3/2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định dừng thực hiện Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ nêu trên.

Từ thời điểm trên, việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 [kể cả F0 tử vong] được thực hiện theo quy định về chi hỗ trợ, thăm hỏi, trợ cấp tại các Quyết định: số 4290/QĐ-TLĐ ngày 1/3/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở, số 4291/QĐ-TLĐ ngày 1/3/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn.

Việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chi hỗ trợ cho các đối tượng bị nhiễm Covid-19 trước ngày 1/3/2022 theo Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ được thực hiện chậm nhất đến ngày 31/3/2022.

Thứ tư, khoản tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở [tương đương 447 nghìn đồng/ngày]. Tổng là 2,235 triệu đồng.

Sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục, họ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày theo quy định tại Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Ngoài ra, điểm 3, Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 25/3/2020 quy định: Nếu vì nguyên nhân khách quan như dịch bệnh nguy hiểm, thì tiền lương ngừng việc do người lao động và người sử dụng lao động bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Vì vậy, trong trường hợp người lao động đã sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm, thì vẫn sẽ được người sử dụng lao động chi trả mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Cơ quan bảo hiểm xã hội lưu ý một số hồ sơ cần có để nhận chế độ với người lao động mắc Covid-19.

Cụ thể, đối với người lao động là F0 điều trị nội trú, cần có Giấy ra viện.

Đối với người lao động là F0 điều trị ngoại trú, cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Các giấy tờ có thể nộp trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

NGÂN ANH

Thời điểm này, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các trường hợp hoàn thành điều trị, cách ly đối với F0, F1 tại cơ sở y tế, cách ly tập trung và tại nhà làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các trường hợp trên sẽ được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày. Chính sách giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người dân và để các công dân yên tâm thực hiện nghiêm việc điều trị, cách ly theo quy định.

Mặc dù đang trong thời gian cách ly y tế tại nhà nhưng chị Nguyễn Thị Thu, phường Ngô Quyền, thành phố Phúc Yên rất phấn khởi khi được cán bộ tổ dân phố thông báo về việc chuẩn bị làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau thời gian hoàn thành cách ly y tế. Chị Thu là F1 và đang phải thực hiện cách ly y tế tại nhà theo quy định.

Thời gian qua, do phải nghỉ làm để cách ly nên thu nhập của gia đình chị rất eo hẹp trong khi nhiều khoản chi tiêu hằng ngày không thể cắt giảm. Khoản tiền hỗ trợ phần nào giúp gia đình chị giảm bớt gánh nặng tài chính trong bối cảnh Tết dương lịch, Tết nguyên đán đang cận kề.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp F0 điều trị, cách ly tại nhà mà chỉ có F1. Các công dân này đang được các cán bộ địa phương hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ để đề nghị hỗ trợ.

Theo quy định, các trường hợp F0, F1 điều trị, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và tại nhà được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày, tối đa không quá 45 ngày đối với F0 điều trị Covid-19; không quá 21 ngày đối với F1 cách ly y tế [ thời gian điều trị từ ngày 27/04/2021 đến hết ngày 31/12/2021]. Riêng đối với trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi và người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/lần.

Hồ sơ đề nghị đối với F0 gồm giấy ra viện, bản sao [bản có dấu đỏ được công chứng] một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận mức độ khuyết tật, thẻ bảo hiểm y tế…

Hồ sơ đề nghị đối với F1 tại cơ sở cách ly y tế đã hoàn thành cách ly trước ngày 6/11/2021 và F1 cách ly tại nhà gồm: Văn bản cách ly của cơ quan có thẩm quyền về việc cách ly y tế tại cơ sở cách ly y tế hoặc tại nhà; giấy hoàn thành cách ly đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở y tế trước ngày 6/11/2021 hoặc cách ly tại nhà; phiếu thu hoặc xác nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với F1 đã hoàn thành cách ly trước ngày 6/11/2021. Bản sao [bản có dấu đỏ được công chứng] một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận mức độ khuyết tật, thẻ bảo hiểm y tế… Thời gian tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến ngày 27/1/2022.

Hà Trần

Các khoản tiền F0 có thể nhận khi điều trị COVID-19 tại nhà

[ĐCSVN] - “Hiện tại bệnh nhân mắc COVID-19 nếu đủ điều kiện đều có thể tự điều trị tại nhà. Vậy các trường hợp F0 điều trị tại nhà sẽ nhận được những khoản hỗ trợ nào. Cụ thể từng loại hỗ trợ đó ra sao? Rất mong nhận được sự chia sẻ.” Bạn Phan Nam [ Hoàng Mai, Hà Nội] hỏi?

Các khoản tiền F0 có thể nhận khi điều trị COVID-19 tại nhà. Ảnh CTV

Trả lời:

Theo như tình hình hiện tại Nhà nước đã cho phép các ca F0 đủ điều kiện được điều trị tại nhà. Do đó, ngoài các vấn đề liên quan đến các loại thuốc điều trị, thời gian điều trị, các chú ý khi điều trị tại nhà…thì người mắc COVID-19 cũng cần nắm rõ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng.

Thứ nhất khi mắc COVID-19 người bệnh sẽ phải nghỉ việc ở nhà điều trị. Vậy trong thời gian nghỉ viêc để điều trị bệnh người bệnh có được hưởng lương hay không cũng là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm.

Theo đó, khi người bị nhiễm COVID-19 nghỉ việc để điều trị mà vẫn còn phép năm thì thời gian nghỉ việc này có thể được trừ vào ngày nghỉ phép năm. Do đó, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động Cụ thể: lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng 12 ngày làm việc; lao động chưa thành niên, khuyết tật, làm các công việc độc hại, nặng nhọc, làm nghề được hưởng 14 ngày làm việc và đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại sẽ được hưởng 16 ngày làm việc.

Thứ 2 về vấn đề bảo hiểm chế độ ốm đau căn cứ vào điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 người bị mắc COVID-19 có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian được hưởng chế độ ốm đau như sau:

Lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng theo các mốc: đóng BHXH dưới 15 năm hưởng 30 ngày, đóng BHXH đủ từ 15 đến dưới 30 năm hưởng 40 ngày, đóng BHXH đủ từ 30 được hưởng 60 ngày.

Lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc…được hưởng: đóng BHXH dưới 15 năm hưởng 40 ngày, đóng BHXH đủ từ 15 đến dưới 30 năm hưởng 50 ngày, đóng BHXH đủ từ 30 được hưởng 70 ngày.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc [khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014].

Thứ 3 người lao động là F0 thuộc thành viên công đoàn cũng sẽ được hỗ trợ lên tới 3 triệu đồng.

Tại Quyết định 3749/QĐ-TLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được nhận hỗ trợ như sau:

Các F0 có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế có thể nhận hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng.

F0 điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, các cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế có thể nhận hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng.

Lưu ý, mỗi trường hợp F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính.

Thứ 4 là khoản tiền dưỡng sức sau khi điều trị COVID-19

Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày [theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014].

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng./.

HC

Video liên quan

Chủ Đề