Gdtt HOSE là gì

Việc làm Tài chính

1. Những thông tin cơ bản trong giao dịch thỏa thuận tại thị trường chứng khoán

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển bạn có thể tìm được rất nhiều định nghĩa và khái niệm về giao dịch thỏa thuận. Bạn sẽ có hơn 1 triệu thông báo về định nghĩa về giao dịch thỏa thuận nhưng đâu mới và những thông tin chuẩn xác mà bạn đang muốn biết? Tại đây tôi sẽ nói cho bạn biết bản chất của giao dịch thỏa thuận là thế nào để bạn có thể xác định đúng con đường bạn đang đi. 

Những thông tin cơ bản trong giao dịch thỏa thuận tại thị trường chứng khoán

Giao dịch là một thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc công cụ tài chính như trái phiếu, giấy tờ có giá...

Giao dịch thỏa thuận là các giao dịch được các nhà đầu tư hoặc là những thành viên trong một nhóm thỏa thuận với nhau về giá và khối lượng. Tuy nhiên giá giao dịch thỏa thuận bắt buộc phải nằm trong biên độ giao động về giá trong các ngày giao dịch. 

Nếu bạn là người chơi chứng khoán dày dạn kinh nghiệm thì bạn cũng không còn lạ lùng gì với những mã, những con số xanh đỏ, vàng hiền thử trên bảng giao dịch tại sàn chứng khoán. Hiện nay tại thị trường chứng khoán của Việt Nam có hai sàn chính tại Hồ Chí Minh [HOSE] và Hà Nội [HNX], mỗi nơi sẽ có những giao dịch cụ thể và những thỏa thuận khác nhau. 

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

2. Sàn giao dịch thỏa thuận Hà Nội [HNX]

Như đã nói ở trên, hai sàn giao dịch tại Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có nhưng giao dịch và thỏa thuận khác nhau và ít có tương xứng yêu cầu những nhà đầu tư cần cân nhắc và tìm hiểu thông tin kỹ càng. 

Sàn giao dịch thỏa thuận Hà Nội [HNX]

Quy định về thời gian giao dịch tại Hà Nội thường sẽ bắt đầu và được tiến hành song song với các giao dịch báo giá từ sáng lúc 8.30 đến 10h45. Thời gian còn lại cho đến 11h sẽ phục vụ cho các thành viên của trung tâm đối chiếu và sửa lệnh nếu được coi là cần thiết. 

2.2. Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch tại Hà Nội được quy định khá khắt khe và được cụ thể hóa chi tiết như sau. 

đối với cổ phiếu: Lớn hơn hoặc bằng 5000 cổ phiếu

đối với trái phiếu: Lớn hơn hoặc bằng 1000 trái phiếu. 

các giao dịch lô lẻ [từ 01 - 99 cổ phiếu] sẽ thực hiện khớp lệnh liên tục hoặc thỏa thuận đồng thời sẽ không quy định đơn bị giao dịch. 

Một số lệnh giao dịch được áp dụng và phải được thực hiện theo đúng quy định. Bạn có thể đọc thêm về các lệnh như ATO tại timviec365.vn.

2.3. Hình thức thanh toán

Có hai hình thức thanh toán chủ yếu dành cho các nhà đầu tư lựa chọn.

Các giao dịch có khối lượng dưới 100 nghìn cổ phiếu hoặc thấp hơn 10 tỷ đồng giá trái phiếu thường sẽ áp dụng hình thức thanh toán đa phương với chu kỳ T+3.

Ngược lại, các giao dịch có khối lượng lớn hơn hoặc ngang giá với 100 nghìn cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng có mệnh giá trái phiếu thì được ưu tiên lựa chọn 3 hình thức thanh toán linh hoạt: Trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3, Đa phương với thanh toán T+3 và song phương với thanh toán T+2

Việc làm KD bất động sản

3. Sàn giao dịch thỏa thuận Hồ Chí Minh [HOSE]

Những giao dịch cổ phiếu [CP] hoặc chứng chỉ quỹ [CCQ] có khối lượng vượt mức 20 nghìn trở lên trong một lần đặt lệnh và tất cả nhưng giao dịch trái phiếu [TP] đều bắt buộc phải thực hiện thông qua giao dịch thỏa thuận. 

Sàn giao dịch thỏa thuận Hồ Chí Minh [HOSE]

Thời gian đối với cổ phần và chứng chỉ quỹ là từ 10.30 - 11.00

Thời gian đối với trái phiếu là từ 8.30 - 11.00

3.2. Hình thức thanh toán

Tại sàn giao dịch Hồ Chí Minh thì được thanh toán duy nhất bằng một cách đó là thanh toán T+3, trong đó biên độ động là ở mức 7%

3.3. Khối lượng giao dịch

- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: từ 20.000 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ trở lên trong một lần đặt lệnh [bắt buộc phải thực hiện theo phương thức GDTT];

- Trái phiếu: không giới hạn về khối lượng [tất cả trái phiếu đều phải thực hiện theo phương thức GDTT].

Như vậy, nếu NĐT muốn giao dịch tại HOSE với khối lượng từ 20.000 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ trở lên theo phương thức khớp lệnh thì phải chia nhỏ khối lượng giao dịch ra thành nhiều lệnh.

4. Trình tự tiến hành giao dịch thỏa thuận

Trình tự tiến hành giao dịch thỏa thuận

Trình tự tiến hành [áp dụng cho cả 2 sàn]

- Nếu NĐT đã xác định được đối tác và 2 bên đã thỏa thuận xong các điều kiện về giá, khối lượng, hình thức thanh toán... thì sẽ thông báo cho công ty chứng khoán của cả 2 bên. CTCK sẽ thực hiện nhập lệnh vào hệ thống của thị trường và cuối mỗi phiên, Sở/Trung tâm GDCK sẽ tiến hành tổng hợp vào kết quả giao dịch toàn thị trường.

- Nếu NĐT chưa xác định được đối tác, khi có nhu cầu, sẽ tới đặt lệnh chào mua hoặc chào bán tại CTCK. Đại diện giao dịch [ĐDGD] của CTCK sẽ nhập lệnh vào hệ thống và lệnh này sẽ hiển thị trên cửa sổ lệnh của Sở/Trung tâm GDCK và CTCK. Căn cứ vào các thông tin chào mua, chào bán trên sổ lệnh GDTT, các CTCK sẽ liên lạc với nhau, giúp NĐT tìm kiếm, thỏa thuận với đối tác về mức giá, khối lượng giao dịch... Sau khi đã đạt được thỏa thuận, ĐDGD của CTCK bên bán sẽ nhập lệnh giao dịch đã được thỏa thuận vào hệ thống gồm: mã, số lượng, giá, số hiệu thành viên bên mua, ký hiệu lệnh giao dịch, số hiệu tài khoản giao dịch của NĐT... Hệ thống tại Sở/Trung tâm GDCK sẽ nhận, xác nhận các lệnh giao dịch do CTCK nhập và đưa ra kết quả. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình của ĐDGD và màn hình của CTCK.

Một số lưu ý

- Giá trị GDTT ở cả HOSE và HASTC đều không được sử dụng để tính chỉ số VN-Index và HASTC-Index;

- GDTT cổ phiếu, chứng chỉ quỹ phải tuân theo quy định về biên độ dao động giá trong ngày;

- Không được GDTT cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên.

5. Hiện thực của giao dịch thỏa thuận trên thị trường chứng khoán

5.1. Thị trường chứng khoán hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Thị trường chứng khoán hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tiếp tục giúp nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã rót 36,4 tỷ USD vào thị trường vào cuối năm ngoái, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [SSC], các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 7,51 nghìn tỷ đồng [tương đương 323 triệu USD] cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại các sàn giao dịch chứng khoán trong năm và hơn 13,73 nghìn tỷ đồng [591,5 triệu USD] ] giá trị của trái phiếu.
Sự tham gia tích cực của nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 là nhờ sự tăng trưởng cao của thị trường. Điểm chuẩn VN-Index của Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh [HoSE] kết thúc năm ở mức 960,99 điểm, tăng 7,7% so với năm trước, mức tăng trưởng cao nhất được ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á.
Với hơn 1.600 cổ phiếu niêm yết và chứng chỉ quỹ trên HoSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đến 1.402 nghìn tỷ đồng [60,40 tỷ USD], tăng vượt mức 16% so với cuối năm 2018.
Vốn hóa thị trường chứng khoán tăng 10,7% so với năm 2018 đạt hơn 4,38 tỷ đồng [tương đương 188,73 tỷ USD], tương đương 79,2% tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của quốc gia năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong hai năm qua, với hầu hết các hoạt động mua ròng diễn ra thông qua các giao dịch thỏa thuận.

5.2. Thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ còn đi xa hơn thực tế

Các chuyên gia dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút thêm vốn nước ngoài, được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố hỗ trợ, đặc biệt là các quỹ giao dịch trao đổi [ETF].
Theo Công ty Chứng khoán Viet Dragon [VDSC], sau khi là một trong hai quỹ ETF thu hút vốn chính của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai năm qua, có khả năng E1VFVN30 sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền từ hai nhà đầu tư chính của mình là Thái Lan và Hàn Quốc, vì lãi suất ở hai quốc gia này đang ở mức thấp sau khi hai ngân hàng trung ương địa phương thực hiện cắt giảm lãi suất vào năm ngoái.

Thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ còn đi xa hơn thực tế

Điểm chuẩn của Việt Nam VN-Index tăng 7,7% trong năm 2019, cao hơn KOSPI của Hàn Quốc, chỉ tăng 6,3% và SET của Thái Lan chỉ tăng 0,6%.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được dự báo sẽ tích cực hơn vì dự kiến ​​Kuwait sẽ được nâng cấp từ vị thế thị trường biên giới lên thị trường mới nổi bởi Morgan Stanley Capital International [MSCI] vào tháng 5 năm 2021. Theo đó, trọng lượng của cổ phiếu Việt Nam trong Chỉ số MSCI Frontier 100 sẽ tăng lên 30%, thay vì chỉ khoảng 12,3% như hiện tại. Nếu vậy, quỹ thụ động Ishares MSCI Frontier 100 ETF có thể mua bằng cổ phiếu Việt Nam trị giá 86,5 triệu USD, VDSC cho biết.
Chia sẻ quan điểm tương tự, các nhà phân tích từ Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, ngoài việc nâng cấp dự kiến ​​của MSCI lên thị trường mới nổi, khả năng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO] của một số tên tuổi đáng chú ý như Bamboo Airways, Ngân hàng Cổ phần Thương mại Hàng hải và Công ty Cổ phần Gỗ An Cường sẽ cũng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút nhiều dòng vốn.
Các chuyên gia cho rằng triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay sẽ sáng sủa hơn, dự báo lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường năm 2021 sẽ tăng 18% so với năm 2019 trong khi chỉ số VN-Index có thể tăng 20,7% lên 1.160 điểm cuối năm.

Trên đây là những thông tin về giao dịch thỏa thuận là gì? Đồng thời là những chia sẻ về thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Timviec365.vn rất vui được đồng hành cùng bạn xuyên suốt bài viết này, mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích mà bạn đang cần.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề