Gel giọt sương là gì

Gel đặc tạo giọt sương chỉ cần lấy gel sau đó chấm hay vẽ lên móng để tạo giọt sương sau đó hơ đèn là ok nhea

Shop chuyên sỉ lẻ phụ kiện nail mi

Bạn cần gì ib shop nhé

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

Năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam có rất nhiều khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã được xếp hạng vào nhóm những đại học xuất sắc của thế giới và Châu Á.

Top 500 trường hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi

Ngày 18.2.2020, bảng xếp hạng uy tín của Times Higher Education [THE] đã công bố top 500 trường đại học hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi.

Danh sách này có 3 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng. Cụ thể, Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 201-250; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251-300; tiếp theo là Đại học Quốc gia TPHCM thuộc nhóm 401-500.

Trong các đại diện đến từ Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đứng đầu về chỉ số ảnh hưởng nghiên cứu [chỉ số trích dẫn khoa học]. Trong khi đó, Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu về triển vọng quốc tế.

Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng của Times Higher Education [THE] công bố ngày 22.4.2020, trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng các đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2020 [THE Impact Rankings].

Ngoài ra, tại bảng xếp hạng này, ĐH bách khoa Hà Nội cũng được xếp vào top 301-400 các đại học có ảnh hưởng toàn cầu.

Bảng xếp hạng Nature Index giai đoạn từ 01.3.2019 đến ngày 29.2.2020 [Ảnh chụp màn hình]

Top 400 đại học tốt nhất thế giới

Ngày 15.7.2020, hệ thống xếp hạng đại học Thượng Hải [Academic Ranking for World Universities: ARWU] - hệ thống xếp hạng đại học khó nhất thế giới, xếp Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào Top 400 và 500 đại học tốt nhất thế giới theo một số nhóm ngành học thuật năm 2020.

Trong bảng xếp hạng này, nhóm ngành Toán [Mathematics]  của Trường ĐH Tôn Đức Thắng thuộc top 301-400 thế giới và số 1 Việt Nam; nhóm ngành kỹ thuật điện và điện tử [Electrical & Electronic Engineering] và nhóm ngành khoa học máy tính [Computer Science & Engineering] được xếp vào top 401-500 thế giới và số 1 Việt Nam.

Lọt bảng xếp hạng các đại học xuất sắc nhất toàn thế giới

Ngày 15.8.2020, Hệ thống xếp hạng ĐH thế giới Academic Ranking for World Universities [ARWU] công bố kết quả xếp hạng các ĐH xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020.

Việt Nam có một đại học duy nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào trong bảng này và được xếp top 701-800, tăng ít nhất 200 bậc so với năm 2019 là 901-1000.

Top 1.000 trường tốt nhất thế giới

Ngày 2.9.2020, Thời báo Giáo dục đại học [Times Higher Education, THE] công bố kết quả Xếp hạng đại học thế giới mới nhất [World University Rankings, WUR 2021].

Việt Nam có 3 trường được xếp hạng cùng với 1527 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801 -1000 thế giới; Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 1000+.

Top các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á

Mới đây nhất, ngày 25.11.2020, Tổ chức giáo dục QS [Quacquarelli Symonds - Vương quốc Anh] công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 [QS Asia University Rankings 2021]

11 trường đại học của Việt Nam lọt top tốt nhất Châu Á của bảng xếp hạng QS. [Ảnh chụp màn hình]

Theo đó, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á.

So với bảng xếp hạng năm 2020, nước ta chỉ có 8 cơ sở giáo dục đại học lọt top các trường được đánh giá. 3 cơ sở giáo dục đại học có thêm trong năm nay là Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Công nghiệp TPHCM và Đại học Kinh tế TPHCM.

Phenylephrine là thuốc gì hay Phenylephrine hcl là gì? là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Phenylephrine hcl hay Phenylephrine hydrochloride là một thuốc cường giao cảm, có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể a1-adrenergic có tác dụng làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp yếu hơn so với norepinephrin, nhưng thời gian tác dụng dài hơn. Phenylephrin hydroclorid có thể gây nhịp tim chậm do phản xạ, làm giảm thể tích máu trong tuần hoàn, giảm lưu lượng máu qua thận, giảm máu tới nhiều mô và cơ quan của cơ thể.

Phenylephrin cũng có tác dụng gián tiếp do giải phóng norepinephrin từ các nang chứa vào tuần hoàn. Do đó, một số người nhận thấy dấu hiệu bị quen thuốc, giảm hiệu quả ở những lần điều trị sau đó. Một số ứng dụng điều trị của thuốc Phenylephrine:

  • Phenylephrin có thể được dùng bằng đường toàn thân. Trước đây, thuốc đã được sử dụng để điều trị sốc sau khi đã bù đủ dịch để giúp nâng huyết áp, nhưng hiệu quả chưa được chứng thực và có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho người bệnh. Trường hợp này, thuốc Norepinephrin, metaraminol thường được ưa dùng hơn, nhất là khi cần kích thích hoạt động cơ tim, đặc biệt trong sốc do nhồi máu cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, tai biến phẫu thuật. Tuy vậy, phenylephrin có thể có ích trong điều trị hạ huyết áp do gây mê bằng các thuốc như cyclopropan, halothan hoặc các thuốc khác dễ gây loạn nhịp tim.
  • Phenylephrin cũng đã từng được dùng để dự phòng và điều trị hạ huyết áp do gây tê tuỷ sống, nhưng vẫn có nhiều tranh cãi vì có thể làm giảm lưu lượng tim.
  • Dùng phenylephrin để điều trị hạ huyết áp trong khi gây mê cho sản phụ hiện nay còn nhiều tranh cãi, vì có thể chưa cần thuốc mà chỉ cần điều trị bằng bù đủ dịch và thay đổi tư thế người bệnh để tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới. Nếu trường hợp cần dùng thuốc để nâng huyết áp, ephedrin thường được ưa dùng hơn.
  • Phenylephrin cũng đã được dùng để điều trị cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, đặc biệt có thể khi người bệnh bị hạ huyết áp hoặc sốc, nhưng có thể kháng một thuốc khác.
  • Ngày nay, thuốc chủ yếu được dùng tại chỗ hay dạng phối hợp để điều trị bệnh ở mắt hay tình trạng sung huyết mũi.

Thuốc Phenylephrine được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm: Thuốc tiêm, viên nén, dung dịch uống, viên đặt hậu môn, Cream, gel và mỡ 0,25%< dung dịch nhỏ mắt, dung dịch nhỏ mũi.

Thuốc Phenylephrine được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Toàn thân: Hiện nay thuốc này ít được chỉ định cho tác dụng toàn thân.
  • Chỉ định dùng đường uống đơn độc hoặc phối hợp để điều trị sung huyết mũi.
  • Chỉ định dùng tại chỗ: Nhỏ mắt giúp làm giãn đồng tử trong điều trị viêm màng bồ đào khả năng bị dính; chuẩn bị làm giãn đồng tử trước khi phẫu thuật nhãn cầu; dùng để chẩn đoán thông qua soi đáy mắt; Nhỏ mắt để làm giảm sung huyết kết mạc trong bệnh viêm kết mạc cấp; Nhỏ mũi để giúp làm giảm sung huyết mũi, giảm nề mũi xoang do bị cảm lạnh...

Chống chỉ định của thuốc Phenylephrine:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nặng, bị nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành.
  • Tăng huyết áp, mắc bệnh block nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, tình trạng nhịp nhanh thất.
  • Cường giáp nặng hoặc mắc bệnh glôcôm góc đóng.
  • Dạng dung dịch 10% không được dùng cho trẻ nhỏ hoặc những người cao tuổi.
  • Không dùng dung dịch 10% và 2,5% cho trẻ sơ sinh đẻ ra nhẹ cân. Để tránh tai biến do nguy cơ tăng huyết áp ở trẻ em, để nhỏ mắt chỉ nên dùng dung dịch tra mắt 0,5%. Không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Không dùng khi bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thuốc, mẫn cảm chéo với pseudoephedrin hoặc mẫn cảm với các thành phần khác có trong thuốc.
  • Không dùng thuốc dạng đường uống cùng với các thuốc ức chế MAO hoặc đã ngừng sử dụng thuốc ức MAO nhưng chưa quá 14 ngày và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

Cách dùng: Tùy vào dạng bảo chế mà có cách sử dụng khác nhau.

Liều dùng:

Đối với người lớn

Dùng toàn thân: Cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả và dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.

  • Hạ huyết áp: Liều ban đầu 2 - 5 mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp; liều sau dao động từ 1 - 10mg nếu cần tuỳ theo đáp ứng của từng người. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm 100 - 500 microgam, sau đó lặp lại nếu cần sau ít nhất 15 phút; trường hợp hạ huyết áp nặng hòa 1 ống 10 mg trong 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% truyền tĩnh mạch với tốc độ ban đầu tới 180 microgam/phút, rồi sau đó giảm dần tùy theo đáp ứng tới 30 - 60 microgam/phút; dự phòng hạ huyết áp trong khi gây tê tủy sống dùng 2 – 3 mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 3 - 4 phút trước khi gây tê tủy sống.
  • Điều trị cấp cứu hạ huyết áp trong gây tê tủy sống ở người lớn: Tiêm tĩnh mạch, liều ban đầu 0,2 mg; sau đó tiêm với liều không được vượt quá liều trước 0,1 - 0,2 mg.
  • Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất: Liều 0,25-0,5 mg tiêm tĩnh mạch nhanh thường tiêm trong vòng 20 - 30 giây.
  • Điều trị sung huyết mũi: Dùng đường uống để điều trị sung huyết mũi với liều khoảng 10 mg/lần, cách 4 giờ uống 1 lần, tối đa một ngày không được vượt quá 60 mg.

Nhỏ mắt:

  • Dùng để giãn đồng tử và co mạch nên nhỏ thuốc vào kết mạc mắt 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc dung dịch 10%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần;
  • Làm giãn đồng tử kéo dài nhỏ 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc dùng dịch 10% khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày; Điều trị viêm kết mạc mắt [đau mắt đỏ] nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch phenynephrine 0,12%, cách 3 - 4 giờ 1 lần khi cần;
  • Gây giãn đồng tử trước khi tiến hành phẫu thuật nên nhỏ vào kết mạc mắt 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10% khoảng 30 - 60 phút trước khi phẫu thuật;

Nhỏ mắt gây giãn đồng tử để tiến hành chẩn đoán:

  • Đo khúc xạ mắt nhỏ vào kết mạc 1 giọt thuốc làm liệt thể mi, sau đó 5 phút sau, nhỏ 1 giọt dung dịch phenylephrine 2,5%;
  • Dùng để soi đáy mắt nhỏ vào kết mạc mắt 1 hoặc 2 giọt dung dịch 2,5%, khoảng từ 15 đến 30 phút trước khi soi, có thể lặp lại sau khoảng 10 - 60 phút nếu cần;
  • Soi võng mạc cần nhỏ thuốc vào kết mạc khoảng 1 giọt dung dịch 2,5%.

Nhỏ mũi: Nhỏ 2 - 3 giọt hoặc dùng dạng phun sương với dung dịch 0,25 - 0,5% vào mỗi bên mũi, khoảng 4 giờ một lần nếu cần. Nếu nghẹt mũi nhiều, lần đầu có thể dùng dung dịch 1%.

Liều dùng đối với trẻ em:

Dùng toàn thân: Điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống dùng liều khuyến cáo liều 0,044 - 0,088 mg/kg bằng cách tiêm bắp hoặc dưới da.

Nhỏ mắt:

  • Giãn đồng tử: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, lặp lại sau đó 1 giờ nếu cần.
  • Làm giãn đồng tử kéo dài: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% và nhỏ mỗi ngày 2 - 3 lần.
  • Làm giãn đồng tử trước khi phẫu thuật: Nhỏ 1 giọt dung dịch 2,5% vào kết mạc mắt, từ 30 đến 60 phút trước khi phẫu thuật.

Làm giãn đồng tử để tiến hành chẩn đoán:

  • Đo khúc xạ: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch atropin 1%, sau đó từ 10 – 15 phút nhỏ 1 giọt dung dịch phenylephrine 2,5% và tiếp tục nhỏ 1 giọt thứ 2 dung dịch atropin 1% sau 5- 10 phút.
  • Soi đáy mắt: Liều tương tự như đối với người lớn.

Nhỏ mũi: Để giúp làm giảm sung huyết mũi

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Liều do bác sĩ chỉ định, tùy theo từng người bệnh.
  • Trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi: Nhỏ vào mỗi bên mũi 2 - 3 giọt dung dịch 0,125% - 0,16%, nhỏ 4 giờ một lần nếu cần.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Nhỏ vào mỗi bên mũi 2 - 3 giọt hoặc dùng dạng phun sương dung dịch 0,25%, 4 giờ một lần nếu cần. Không nên dùng dung dịch phenylephrin 0,5% để nhỏ mũi cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Từ 12 tuổi trở lên: Dùng liều giống như người lớn.
  • Nếu bạn gặp phải tình trạng dị ứng với thuốc trước đây cần thông báo với bác sĩ. Tránh dùng khi đã biết trước có dị ứng với thuốc.
  • Cần bổ sung sung đủ lượng dịch cho cơ thể trước khi dùng phenylephrine. Hoặc phải theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc huyết áp thất trái để có thể phát hiện và xử lý tình trạng giảm thể tích máu;
  • Trong chế phẩm thuốc tiêm phenylephrin hydroclorid, để chống oxy hoá người ta thường cho thêm natri metabisulfit, đây là chất có khả năng gây phản ứng dị ứng, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng như bị bệnh hen phế quản.
  • Cần thận trọng khi dùng cho những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, người bệnh cường giáp, nhịp tim chậm, block tim một phần, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường typ 1, bệnh cơ tim.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc bằng đường uống ở những bệnh nhân bị hen phế quản, tắc ruột, phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Khi dùng thuốc nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng kích thích, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ phải ngừng thuốc và thông báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, chưa có chứng minh dùng thuốc an toàn. Nên không dùng trừ khi thực sự cần thuốc.
  • Nếu chẳng may dùng quá liều phenylephrine gây ra tăng huyết áp, đau đầu, cơn co giật, nguy cơ xuất huyết não do tăng huyết áp, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Khi phát hiện quá liều cần sử dụng các thuốc để điều trị triệu chứng và hỗ trợ chăm sóc y tế chung.
  • Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời thuốc này với một số thuốc khác. Tương tác thuốc sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và hạn chế tác dụng của thuốc. Một số thuốc có thể tương tác với thuốc này bao gồm: Các thuốc chẹn alpha và chẹn beta của hệ Adrenergic, Oxytocin, không phối hợp thuốc này với thuốc cường giao cảm, tương tác với các thuốc khác như digitalis, lợi tiểu, chống trầm cảm. Một số thuốc tương kỵ với Phenylephrine muối sắt, kim loại.
  • Đối với dạng nhỏ tại chỗ cần chú ý tránh để nhiễm khuẩn dung dịch nhỏ mặt hay nhỏ mũi.

Trên đây là một số thông tin về thuốc phenylephrine. Người bệnh cần dùng thuốc dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ, nếu gặp vấn đề bất thường khi dùng thuốc bạn nên thông báo để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Chủ Đề