Ghi nhận doanh thu và giá vốn khi nào

Giá vốn hàng bán [hay còn gọi là giá vốn] là một chi phí quan trọng mà nhân viên kế toán tổng hợp cần chú ý trong công tác hạch toán kế toán. Bạn phải hiểu đúng bản chất kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán thì mới có thể hạch toán đúng và báo cáo chính xác, đầy đủ được. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Kế toán tổng hợp giá vốn bán hàng là gì?

1. Khái niệm giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán gồm những gì?

1.1. Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán hiểu đơn giản chính là tập hợp tất cả các chi phí để tạo ra hàng hóa được tiêu thụ trong một thời gian cụ thể [một kỳ, một năm…].

1.2. Giá vốn hàng bán gồm những gì?

Giá vốn hàng bán bao gồm giá thành sản xuất của thành phẩm, trị giá hàng hóa mua vào, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ.

Ngoài ra giá vốn được ghi nhận trong một số trường hợp sau:

  • Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đầu tư: chi phí sửa chữa; chi phí khấu hao; chi phí cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động; chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
  • Phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán [sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có].
  • Các sản phẩm được bán kèm theo hàng hóa như thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị của chúng được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
  • Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường được hoàn lại khi xuất bán hàng hóa [trước đó các khoản thuế này được tính vào trị giá hàng mua] thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.
  • Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trong trường hợp số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho.

2. Nguyên tắc ghi nhận giá vốn và các phương pháp tính giá vốn hàng bán 

2.1. Nguyên tắc ghi nhận giá vốn

Giá vốn hàng bán được ghi nhận dựa trên nguyên tắc phù hợp: doanh thu phù hợp với chi phí.

  • Giá vốn hàng bán được ghi nhận và tập hợp theo giá trị và số lượng thành phẩm, hàng hoá, vật tư xuất bán cho khách hàng, phù hợp với doanh thu ghi nhận trong kỳ.
  • Giá vốn dịch vụ được ghi nhận theo chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành dịch vụ, phù hợp với doanh thu ghi nhận trong kỳ.

2.2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán dùng trong kế toán tổng hợp

2.2.1. Phương pháp FIFO [nhập trước xuất trước]

Phương pháp FIFO [nhập trước xuất trước] là phương pháp được tuân thủ theo nguyên tắc hàng nhập kho trước sẽ được xuất bán trước. Giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho được tính bằng trị giá mua thực tế của lô hàng nhập trước. 

2.2.2. Phương pháp Giá đích danh

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng đơn chiếc hay từng lô hàng hóa nhập kho. Khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập đích danh lô đó. Ưu điểm của phương pháp này là công tác tính giá hàng hóa được kịp thời, và thông qua việc tính giá hàng hóa xuất kho kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản đơn chiếc hay từng lô hàng hóa. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho.

2.2.3. Phương pháp Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ

Đây là phương pháp mà giá trị hàng hóa tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng hóa được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một hàng hóa về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Giá thực tế xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Đơn giá bình quân

Đơn giá bình quân được tính trong 2 trường hợp như sau:

  • Bình quân sau mỗi lần nhập
  • Bình quân cuối kỳ: đến cuối kỳ kế toán mới tính lại đơn giá bình quân để tính giá trị xuất kho trong kỳ và giá trị tồn kho cuối kỳ

3. Ví dụ về tính giá vốn hàng bán trong kế toán tổng hợp

3.1. Ví dụ về phương pháp FIFO

Công ty NewTrain trong tháng 01/2019 có phát sinh như sau:

  • Dư đầu kỳ hàng hóa A: số lượng 1.000 sp, đơn giá 30.000đ/sp
  • 15/01: mua 200 sp hàng hóa A với giá mua 40.000đ/sp
  • 18/01: mua 500 sp hàng hóa A với giá mua 35.000đ/sp
  • 30/01: xuất kho bán 1.100 sp hàng hóa A

--> 30/01: Trị giá vốn hàng bán = 1.000 sp x 30.000 + 100 sp x 40.000

3.2. Ví dụ về phương pháp Giá đích danh

Công ty NewTrain trong tháng 01/2019 có phát sinh như sau với hàng hóa A:

  • Dư đầu kỳ: số lượng 1.000 sp, đơn giá 30.000đ/sp
  • 15/01: mua 200 sp với giá mua 40.000đ/sp
  • 18/01: mua 500 sp với giá mua 35.000đ/sp
  • 30/01: xuất kho bán 300 sp tồn đầu kỳ và 300 sp nhập ngày 18/01

Vậy tính giá vốn hàng xuất kho như sau:

--> 30/01: Trị giá vốn hàng bán = 300 sp x 30.000 + 300 sp x 35.000

3.3. Ví dụ về phương pháp Bình quân gia quyền cuối kỳ

Công ty NewTrain trong tháng 01/2019 có phát sinh như sau với hàng hóa A:

  • Dư đầu kỳ: số lượng 1.000 sp, đơn giá 30.000đ/sp
  • 15/01: mua 200 sp với giá mua 40.000đ/sp
  • 18/01: mua 500 sp với giá mua 35.000đ/sp
  • 30/01: xuất kho bán 1.100 sp hàng hóa A

Vậy tính giá vốn hàng xuất kho tại thời điểm cuối kỳ như sau:

1] Đơn giá xuất kho bình quân tính như sau:

[1000 sp x 30.000 + 200 sp x 40.000 + 500 sp x 35.000] : [1.000 + 200 + 500] = 32.647đ

2] Giá trị hàng xuất kho = 1.100 sp x 32.647

Chi phí giá vốn là chi phí chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, do vậy kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Để trở thành kế toán giỏi, các bạn cần phải tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn, được thực hành thường xuyên. Dựa trên nhu cầu được thực hành nâng cao nghiệp vụ kế toán, Trung tâm đào tạo NewTrain xin gửi tới các bạn khóa học kế toán tổng hợp thực hành. Trung tâm sẽ cung cấp cho các bạn 2-3 bộ chứng từ thực tế của các doanh nghiệp khác nhau giúp học viên thực hành nghiệp vụ một cách thực tế nhất. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ kế toán trưởng hơn 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi hoàn toàn có thể giải quyết mọi vướng mắc về công việc kế toán tổng hợp cho các bạn.

Để biết thêm thông tin về các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các kênh sau để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất:

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung của chuẩn mực kế toán số 14:
  • 2. Nội dung chuẩn mực :
  • 3. Xác định doanh thu :
  • 4. Nhận biết giao dịch :
  • 5. Doanh thu bán hàng :

1. Quy định chung của chuẩn mực kế toán số 14:

- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

- Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:

+ Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.

+ Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.

+ Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.

Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên [Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30]. Chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác được quy định ở các chuẩn mực kế toán khác.

- Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

+ Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

+ Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

+ Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

+ Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

2. Nội dung chuẩn mực :

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu [Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng]. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.

3. Xác định doanh thu :

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ [-] các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

4. Nhận biết giao dịch :

Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại. Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận.

5. Doanh thu bán hàng :

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm [5] điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua. Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường.

+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó.

+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;

+ Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không.

- Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán.

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong [ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không]. Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được [Nợ phải thu khó đòi] thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng [như chi phí bảo hành và chi phí khác], thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm [5] điều kiện quy định ở đoạn 10.

Câu hỏi : So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn

Nội dung tư vấn

Thứ nhất, đối với hoạt động bán hàng hóa, theo chuẩn mực kế toán số 14:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm [5] điều kiện sau:

[a] Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

[b] Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

[c] Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

[d] Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

[e] Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Như vậy, có thể hiểu, doanh thu kế toán được ghi nhận tại thời điểm giao nhận hàng hóa mà không yêu cầu thu được tiền hay chưa. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 96/2015/TT_BTC, thời điểm ghi nhận doanh thu đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Về thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT_BTC quy định:

"Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."

Do đó, thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán trùng với thời điểm xuất hóa đơn chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Thứ hai, đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, chuẩn mực kế toán số 14 quy định:

Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn [4] điều kiện sau:

[a] Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

[b] Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

[c] Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

[d] Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Điều 3 Thông tư 96/2015/TT_BTC quy định:

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua

Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật kế toán, pháp luật thuế, thời điểm ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ. Trong khi đó, thời điểm xuất hóa đơn khi cung ứng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT_BTC:

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Như vậy, trong trường hợp cung ứng dịch vụ thu tiền trước hoặc trong khi thực hiện dịch vụ thì doanh nghiêp vẫn xuất hóa đơn nhưng chưa được ghi nhận doanh thu mà phải đợi đến khi hoàn thành gói dịch vụ.

Kết luận:

- Đối với trường hợp bán hàng hóa, thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm ghi nhận doanh thu.

- Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ, thời điểm ghi nhận doanh thu có thể khác thời điểm xuất hóa đơn.

Trên đây là bài viết: So sánh thời điểm xuất hóa đơn với thời điểm ghi nhận doanh thu ? . Nếu có vấn đề gì còn vướng mắc quý khách hàng có thể liên hệ theo tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến: 1900.6162 để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề