Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên

Ngày 23/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND về ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022.

Theo đó, Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành kèm theo Quyết định này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, gồm:

1. Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản không kim loại [Phụ lục 01];

2. Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên [Phụ lục 02];

3. Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên [Phụ lục 03];

4. Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên [Phụ lục 04];

5. Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với yến sào thiên nhiên [Phụ lục 05].

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2022.

Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

[Nguồn: Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND]

  • Giám sát để bình ổn thị trường xăng dầu

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND về ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng chia thành 5 loại: thuế tài nguyên đối với khoáng sản không kim loại [từ 90 ngàn đồng đến 8 triệu đồng/tấn]; thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên [từ 4.200 đến 2,8 tỷ đồng/m3]; thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên [từ 70-616 ngàn đồng/kg]; thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên [từ 2.000 đồng-1,1 triệu đồng/m3]; thuế tài nguyên đối với yến sào thiên nhiên [51,1 triệu đồng/kg]. Bảng giá này áp dụng từ tháng 9/2022.

Đối tượng áp dụng quyết định này là các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh kê khai, tính thuế tài nguyên và tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định; tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không bán ra hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán quy định; tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên theo phương pháp ấn định hoặc trường hợp loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng do mô hình tổ chức, khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu độc lập nên không có đủ căn cứ để xác định giá bán tài nguyên khai thác…

QUANG VŨ

;

Thuế tài nguyên được tính thế nào? Giá tính thuế tài nguyên được xác định ra sao? Bài viết này sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc trên.

Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxGiá tính thuế đơn vị tài nguyênxThuế suất thuế tài nguyên

Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxMức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Giá tính thuế tài nguyên 

Theo quy định tại Thông tư 152/2015/TT-BTC, có thể thấy một số đặc điểm của giá tính thuế tài nguyên như sau:

– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác

– Giá tính thuế tài nguyên chưa bao gồm thuế GTGT

– Giá tính thuế tài nguyên không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định. Nếu trong trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.

– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm không bao gồm chi phí vận chuyển [trong trường hợp  bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định].

Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp cụ thể

Cách tính thuế tài nguyên trong đối với từng trường hợp cụ thể được quy định như sau:

Trường hợp 1: Đối với loại tài nguyên xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên có cùng phẩm cấp, chất lượng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và được áp dụng cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng.

Giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên = Tổng doanh thu [chưa có thuế GTGT]/ Tổng sản lượng tài nguyên tương ứng bán ra

Giá tính thuế tài nguyên là giá tính thuế đơn vị tài nguyên bình quân gia quyền của tháng trước gần nhất có doanh thu [nếu trong tháng có khai thác tài nguyên nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên].

Giá tính thuế tài nguyên là giá do Tổng công ty, Tập đoàn quyết định nhưng không được thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh tại địa phương nơi khai thác tài nguyên quy định [nếu các tổ chức là pháp nhân khai thác tài nguyên cho Tập đoàn, Tổng công ty để tập trung một đầu mối tiêu thụ theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên hoặc bán ra theo giá do Tổng công ty, Tập đoàn quyết định].

Trường hợp 2: Đối với loại tài nguyên không xác định được giá bán đơn vị tài nguyên khai thác do có chứa nhiều chất khác nhau

Giá tính thuế là giá bán đơn vị tài nguyên của từng chất, được xác định căn cứ tổng doanh thu bán tài nguyên trong tháng [chưa có thuế GTGT] tính cho từng chất có trong tài nguyên khai thác theo tỷ lệ hàm lượng của từng chất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm phê duyệt và sản lượng tài nguyên bán ra ghi trên chứng từ bán hàng tương ứng với từng chất.

Ví dụ: Doanh nghiệp E khai thác 1.000 tấn quặng, tỷ lệ từng chất có trong mẫu quặng đã được kiểm định là: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%. Trong tháng, doanh nghiệp bán 600 tấn quặng, doanh thu 900 triệu đồng.

Sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định như sau:

– Đồng: 1.000 tấn x 60% = 600 tấn.

– Bạc : 1.000 tấn x 0,2% = 2 tấn.

– Thiếc: 1.000 tấn x 0,5% = 5 tấn

Giá tính thuế được xác định đối với từng chất có trong quặng như sau:

– Doanh thu đối với lượng Đồng bán ra trong tháng: 900tr x 60% = 540tr

– Tổng sản lượng Đồng bán ra trong tháng: 600 tấn x 60% = 360 tấn

– Giá tính thuế đối với Đồng [tr/tấn]: 540tr / 360 tấn

– Khi khai, nộp thuế tài nguyên, đơn vị phải khai, nộp thuế đối với cả 600 tấn quặng đồng với giá tính thuế [như nêu trên] với thuế suất tương ứng.

Tương tự xác định giá tính thuế để khai, nộp thuế đối với lượng bạc, thiếc có trong 1.000 tấn quặng khai thác trong tháng.

Trường hợp 3: Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra [bán trong nước hoặc xuất khẩu]

Trường hợp bán ra sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên [trường hợp bán trong nước] tương ứng với sản lượng tài nguyên bán ra ghi trên chứng từ bán hàng hoặc trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu [trường hợp xuất khẩu] không bao gồm thuế xuất khẩu tương ứng với sản lượng tài nguyên xuất khẩu ghi trên chứng từ xuất khẩu.

Trường hợp bán ra sản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp.

Trường hợp tài nguyên khai thác đưa vào chế biến, sản xuất sản phẩm và thu được sản phẩm tài nguyên đồng hành thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên theo trường hợp 4.

Trường hợp giá tính thuế mà người nộp thuế xác định thấp hơn giá tính thuế tại Bảng giá do UBND cấp tỉnh quy định thì áp dụng giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp tại Bảng giá của UBND cấp tỉnh quy định chưa có giá đối với loại sản phẩm này thì cơ quan thuế phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, ấn định theo pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp 4: Giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên cụ thể 

– Đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện: Giá tính thuế tài nguyên là giá bán điện thương phm bình quân. Giá bán điện thương phẩm bình quân được xác định theo giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công Thương quyết định.

– Đối với gỗ: Giá tính thuế tài nguyên là giá bán tại bãi giao [kho, bãi nơi khai thác]; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.

– Đối với nước thiên nhiên [nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh]: Nếu xác định được giá bán ra thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán ra. Nếu không có giá bán ra thì giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định.

–  Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp này, sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ kết quả kiểm tra, giá tính thuế tài nguyên là giá tại Bảng giá do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tương ứng với từng thời kỳ.

Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về Giá tính thuế tài nguyên theo quy định hiện hành theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! 

Video liên quan

Chủ Đề