Giá trị nội dung của bài Mùa xuân của tôi

8 lượt xem

Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Mùa xuân của tôi"

Bài làm:

1. Giá trị nội dung

  • Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả
  • Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.

2. Giá trị nghệ thuật

  • Giọng điệu sôi nổi, tha thiết nhớ thương, miêu tả đặc sắc, so sánh hiệu quả.
  • Từ ngữ, hình ảnh phong phú, giàu sức gợi, nhiều liên tưởng hấp dẫn

Cập nhật: 07/09/2021

Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Sách mới [KNTT, CTST, CD]: Mùa xuân của tôi

TOPLOIGIAi xin giới thiệu Phần tổng hợp đầy đủ nhất về tác phẩm Mùa xuân của tôi. Gồm các mục: khái quát tác giả, tóm tắt tác phẩm, giá trị nội dung, dàn ý phân tích, và đặc biệt là soạn bài Mùa xuân của tôi BẰNG 2 CÁCH

Click vào tên từng mục để xem chi tiết các bạn nhé:

  • Dàn ý phân tích bài Mùa xuân của tôi : I. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng [giới thiệu khái quát về cuộc đời, tiểu sử và đặc điểm sáng tác của tác giả…] - Giới thiệu về thể loại tùy bút

  • Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Mùa xuân của tôi

Trang trước

Trang Sau

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Mùa xuân của tôi Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Mùa xuân của tôi trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

BÁN BỘT QUẾ LÀM GIA VỊ, NẤU NƯỚC QUẾ ZALO 0985364288

A. Nội dung tác phẩm Mùa xuân của tôi

Bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là một người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên biết trân trọng sự sống và tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của mùa xuân

B. Đôi nét về tác phẩm Mùa xuân của tôi

1. Tác giả

–  Vũ Bằng [1913 – 1984] sinh ra tại Hà Nội. Quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

– Ông là một nhà văn và nhà báo đã sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sở trường là tùy bút, bút kí và truyện ngắn.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống ở cùng kiểm soát của Mỹ – Ngụy, xa cách quê hương.

b. Xuất xứ

– Bài văn “Mùa xuân của tôi” trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút – bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.

– Tên văn bản do người biên soạn đặt

b, Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm khi xuân về

– Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Không khí mùa xuân ngập tràn

– Phần 3. Còn lại. Mùa xuân sau rằm tháng giêng.

c, Phương thức biểu đạt

– Biểu cảm

d, Giá trị nội dung

– Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được khắc họa thật chân thực qua cái nhìn của một người xa quê. Đồng thời bài tùy bút cũng bộc lộ được tình yêu quê hương, đất nước da diết của tác giả. 

h, Giá trị nghệ thuật

– Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm

– Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp

– Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm

C. Sơ đồ tư duy Mùa xuân của tôi

D. Đọc hiểu văn bản Mùa xuân của tôi

1. Tình cảm khi xuân về

– Như một lẽ thường tình: Ai cũng chuộng mùa xuân

– Lời văn: “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc câu.

=> Tình yêu mùa xuân luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người

2. Không khí mùa xuân ngập tràn

* Cảnh sắc đất trời:

– Màu sông xanh, núi tím đầy thơ mộng

– Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

– Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

* Cảnh xuân đến với con người:

– Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên

– Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường

=> Đây là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống

3. Mùa xuân sau rằm tháng giêng.

* Không khí:

– Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết

– Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống

– Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

* Cảnh sắc thiên nhiên:

– Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong

– Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác

– Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng

=> Không khí sinh hoạt của con người đã trở về cuộc sống sinh hoạt thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ, cái sức sống của nó.

Những câu hỏi liên quan

Câu 1: Hoàn cảnh và tâm trạng của Vũ Bằng khi viết văn bản Mùa xuân của tôi có gì đặc biệt? Điều đó có ảnh hưởng gì đến giọng điệu và cảm xúc của bài văn?

Câu 2: Đánh dấu vào nhũng nhận xét đúng về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân cùa tôi”:

Văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Văn bản đã tái hiện được không khí và cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân ờ Hà Nội và miền Bắc một cách sinh động.

Văn bản đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả đối với các lễ hội dân gian trong mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

Sự quan sát và cảm nhận tinh tế; hình ảnh, chi tiết đặc sắc.

Văn bản đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, lòng yêu cuộc sống tha thiết và khát vọng thống nhất đất nước của nhà văn.

Lựa chọn được điểm nhìn đặc sắc, có tác dụng lớn trong việc miêu tả cảnh.

Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết tạo nén sức truyền cảm manh mẽ.

Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu sức biểu cảm.

Sử dụng nhiều phép nghệ thuật độc đáo như phép so sánh, liệt kê, điệp ngữ…

Sử dụng bút pháp khoa trương độc đáo để miêu tả cảnh thiên nhiền.

Câu 3: Nêu cảm nhận của em về chất thơ của đoạn văn sau.

“Tôi yêu sông xanh núi tím, yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riều riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kẽu ưong đêm xanh, có tiếng ữống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.

Câu 4: Mùa xuân đã khơi dậy sức sông và làm hồi sinh tâm hồn tác già. Điều đó được thể hiện qua một loạt những biện pháp so sánh. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của chúng [trong đoạn từ “Người yêu cảnh” đến “mở hội liên hoan”].

Câu 5: Hãy tìm các từ láy trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng :

“Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ỏ trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Video liên quan

Chủ Đề