Giá trị pháp lý của đơn đặt hàng như thế nào?

  • Mục 1, Điều 390, Luật dân sự 2005: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

    Trong trường hợp trên, bản chào giá chỉ mang tính chất thông tin, quảng cáo nên không thể xem là đề nghị giao kết.

    Điều 391. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

    1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

    a] Do bên đề nghị ấn định;

    b] Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

    2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

    a] Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

    b] Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

    c] Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

    Khi một đơn đặt hàng đã ký được lập ra mà chưa có xác nhận của bên bán, theo Điều 388, Luật dân sự 2005, Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, đây cũng chỉ được xem như một lời đề nghị giao kết, không phải hợp đồng có hiệu lực pháp lý.

    [2.]

    Điều 401, Luật dân sự 2005 quy định:

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Trường hợp bên bán đã thực hiện đơn hàng có biên bản giao nhận hay hoá đơn về nội dung của đơn hàng, chứng tỏ bên bán đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng và chấp thuận lời đề nghị trên bằng hành vi cụ thể mà không thông qua văn bản, đây là một hợp đồng hợp lệ.

    [3.]

    Điều 397 Luật dân sự 2005 quy định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng như sau:

    1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

    Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

    2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

    Vì thời hạn 14 ngày kể từ ngày ký đơn hàng đã được ghi rõ trong đề nghị, sau thời hạn này, nếu bên bán không xác nhận đơn hàng [chấp nhận đề nghị] thì đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tự động hết hiệu lực; trừ trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này.

    [4.]

    Điều 401, Luật dân sự 2005 quy định, Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    Như vậy, một hợp đồng mua bán [như trên] được xem là có hiệu lực pháp lý mà không cần thông qua văn bản khi:

    • Bên bán xác nhận đơn hàng thông qua điện thoại, lời nói, email hoặc các hình thức khác không phải bằng văn bản.
    • Bên bán thực hiện việc xác nhận đơn hàng bằng hành vi cụ thể [ví dụ: giao hàng, xuất hóa đơn].

    Thân ái

Video liên quan

Chủ Đề