Giá trứng gà ta 2023

Theo báo cáo về kết quả xét duyệt giá đăng ký của doanh nghiệp [DN] tham gia các chương trình bình ổn thị trường [BOTT] năm 2022 và Tết Quý Mão 2023 của Sở Tài chính gửi UBND TPHCM, chương trình thực hiện từ 1/4/2022 đến hết 31/3/2023.

Trong đó, chương trình BOTT các mặt hàng lương thực, thực phẩm [LTTP] thiết yếu năm 2022 - 2023 có 34 DN đăng ký tham gia. Theo tiêu chí, giá bán các sản phẩm [SP] trong chương trình BOTT phải đảm bảo thấp hơn giá thị trường của SP cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5% - 10%.

Trong 10 nhóm hàng có 3 nhóm hàng đề nghị tăng giá là dầu ăn [tăng 24%], thịt gia cầm [tăng 10% - 27%] và trứng gia cầm [tăng 5% - 9%]. Một nhóm hàng lương thực chế biến gồm bún, phở ăn liền giảm 2% theo chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%; 6 nhóm hàng còn lại giữ nguyên giá.

Báo cáo dẫn trường hợp các nhà cung cấp hàng cho Saigon Co.op nhiều lần có văn bản đề nghị tăng giá do những tháng đầu năm 2021 đến nay giá dầu ăn nguyên liệu trên thế giới liên tục tăng. Qua kiểm tra, báo giá của một số nhà cung cấp cho Saigon Co.op từ ngày 1/4/2022, mặt hàng dầu ăn Nakydaco sẽ tăng từ 42.120 đồng lên 48.600 đồng/lít, Happi Koki tăng từ 47.304 đồng lên 54.864 đồng/lít. Đồng thời, đối chiếu với giá thị trường một số mặt hàng dầu ăn như Cái Lân tăng từ 43.000 – 50.500 đồng/lít, Happy Koki tăng từ 47.500- 50.900 đồng/lít…

Theo Sở Tài chính, giá dầu ăn tăng nhưng để chia sẻ với người dân, Saigon Co.op thống nhất với Tổ Công tác giữ giá như năm 2021. Theo đó, dầu ăn thực vật Nakydaco là 40.500 đồng/lít; 81.000 đồng/bình 2 lít; 202.500 đồng/can 5 lít và dầu ăn Cooking 40.300 đồng/lít.

Từ ngày 2/4, giá trứng gia cầm trong chương trình bình ổn thị trường tăng từ 1.500 - 2.000 đồng/chục

Về mặt hàng trứng gia cầm, 4 DN tham gia đề xuất tăng giá trứng gà BOTT từ 1.600-2.000 đồng/chục, tăng 2.000 - 3.000 đồng/chục trứng vịt. Theo các DN, giá thức ăn chăn nuôi như cám, nhà cung cấp C.P từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 tăng từ 200- 400 đồng/kg; túi bao bì tăng 31%; bao bì hộp giấy tăng 28%; hộp nhựa tăng 22%; tem nhãn, giấy thùng carton tăng 15% - 32%... Đồng thời, hiện nay do giá trứng gia cầm BOTT đang thấp hơn nhiều so với giá thị trường, xuất hiện tình trạng “gom hàng”. Các hệ thống siêu thị báo cáo, có những thời điểm siêu thị không cung cấp kịp thời sản lượng trứng BOTT.

Đối với mặt hàng thịt gia cầm, 5 DN tham gia đề xuất tăng giá thịt gà, vịt trong chương trình BOTT từ 10% - 27%. Các DN cho biết từ tháng 1/2022 đến thời điểm hiện tại, giá gà lông các mặt hàng tăng cao và chi phí vật liệu, bao bì tăng 25%, thức ăn chăn nuôi tăng 16%; chi phí điện, nước, chi phí thuê kho bãi, quảng cáo tăng 100%...

Mặc dù chi phí đầu vào tăng cao, nhưng nhằm chia sẻ khó khăn với người dân, các DN thống nhất mức tăng giá trứng gia cầm từ 5% - 6%, tăng giá thịt gia cầm từ 7% - 14% . Theo đó, giá trứng gà  từ 28.000 đồng/chục lên 29.500 đồng/chục; trứng vịt từ 33.000 đồng/chục lên 35.000 đồng/chục; thịt gà ta 90.000 đồng/kg; thịt gà tam hoàng 67.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp 45.000 đồng/kg; thịt vịt 68.000 đồng/kg…

Đối với nhóm hàng sữa, có 4 DN tham gia BOTT sữa bột và sữa nước. Trong đó, một DN [Vinamilk] đề nghị tăng giá sữa bột, sữa nước lên 1,7% - 2% với lý do giá nguyên vật liệu tăng cao 30 – 53% so với năm 2021, giá xăng dầu tăng… Có 2 DN đăng ký giá mới và một DN giữ nguyên giá.

Theo tiêu chí chương trình, DN đủ điều kiện điều chỉnh giá nhưng tiếp tục hỗ trợ người dân, Vinamilk thống nhất với Tổ Công tác mức giá giữ nguyên như năm 2021 và tiếp tục theo dõi thị trường để có đề xuất điều chỉnh cho phù hợp.

Giá bán mới các mặt hàng BOTT sẽ áp dụng từ ngày 2/4/2022.

Nguyễn Cẩm

Báo Nông nghiệp Việt Nam - 01/04/2022 7:52:12 CH

Do chịu tác động từ giá thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển, bao bì tăng liên tục, giá bán mặt hàng trứng gia cầm tăng 7-14%, thịt gia cầm tăng 5-6%.

Ngày 1/4, Sở Tài chính TP.HCM đã có báo cáo trình UBND TP.HCM về kết quả xét duyệt giá đăng ký của doanh nghiệp [DN] tham gia các chương trình Bình ổn thị trường năm 2022 và Tết Quý Mão 2023. Giá được áp dụng bắt đầu từ ngày 2/4/2022 đến 31/3/2023.

Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu năm 2022 có 34 doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình Bình ổn thị trường. Tiêu chí trong Chương trình Bình ổn thị trường, giá bán các sản phẩm phải đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5% - 10%.

Trong 10 nhóm hàng có 3 nhóm hàng đề nghị tăng giá là dầu ăn [tăng 24%], thịt gia cầm [tăng 10% - 27%] và trứng gia cầm [tăng 5% - 9%]. Một nhóm hàng lương thực chế biến [bún, phở ăn liền] giảm 2% theo chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%; 6 nhóm hàng còn lại giữ nguyên giá. 

Đối với giá bán thịt gia cầm: Theo các doanh nghiệp, tình hình giá thức ăn chăn nuôi như cám, bao bì đang tăng, rất nhiều đơn vị thông báo điều chỉnh giá cám từ giai đoạn tháng 7/2021 đến tháng 3/2022. Đồng thời hiện nay, do giá trứng gia cầm trong Chương trình Bình ổn thị trường đang thấp hơn nhiều so với giá thị trường, xuất hiện tình trạng “gom hàng”. Do đó, giá thịt gia cầm được điều chỉnh tăng từ 7 - 14% so với năm 2021. Cụ thể, sau khi tăng, thịt gà ta ở mức 90.000 đồng/kg, thịt gà tam hoàng 67.000 đồng/kg, thịt gà công nghiệp 45.000 đồng/kg, thịt vịt 68.000 đồng/kg.

Người tiêu dùng lựa chọn trứng gia cầm tại siêu thị Mega Market Hưng Phú [TP Thủ Đức]. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tương tự, giá trứng gia cầm tăng 5-6%, cụ thể trứng gà 29.500 đồng/chục [giá cũ 28.000 đồng]; trứng vịt 35.000 đồng/chục [giá cũ 33.000 đồng].

Mặt hàng thịt heo, dù giá heo hơi các doanh nghiệp thu mua tăng 10% so với thời điểm liền kề, tuy nhiên, các doanh nghiệp tạm thời chưa điều chỉnh tăng giá nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, tạo hiệu ứng truyền thông, kích cầu mua sắm của người dân. Các doanh nghiệp cam kết mức giá bán áp dụng cho nhóm hàng thịt heo giữ nguyên với mức giá bình ổn năm 2021. Cụ thể, thịt heo đùi 104.000 đồng/kg, thịt vai 130.000 đồng/kg, thịt cốt lết 125.000 đồng/kg, chân giò và thịt nách 110.000 đồng/kg, thịt nạc [vai, đùi] 155.000 đồng/kg, xương đuôi heo 85.000 đồng/kg, xương bộ heo 55.000 đồng/kg.

Ở nhóm hàng thủy hải sản tươi và rau, củ, quả có sự biến động liên tục, tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau an toàn đã qua sơ chế với giá thấp hơn thị trường từ 5-10%.

Nhóm hàng gạo giữ nguyên giá bán so với mức giá bình ổn năm 2021 với gạo trắng thường 5% tấm là 14.500 đồng/kg [không bao bì] và 15.500 đồng/kg [bao bì PA/PE, túi 5 kg], gạo Jasmine 15.500 đồng/kg [không bao bì] và 17.000 đồng/kg [bao bì PA/PE, túi 5 kg].

Nhóm đường ăn, muối ăn giữ nguyên giá bán so với mức giá bình ổn năm 2021 với đường RE là 24.500 đồng/kg, đường tinh luyện An Khê là 25.000 đồng/kg và muối ăn tinh chế là 4.300 đồng/túi.

Mặt hàng dầu ăn cũng giữ giá ổn định như trước đó với dầu ăn thực vật Nakydaco là 40.500 đồng/lít, 81.000 đồng/bình 2 lít và 202.500 đồng/can 5 lít, dầu ăn Cooking là 40.300 đồng/lít...

Theo Sở Tài chính, trong năm 2022 có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường. Do đó, một số mặt hàng tham gia chương trình đủ điều kiện chỉnh giá. Tuy nhiên, để ủng hộ thành phố, đa số doanh nghiệp cố gắng giữ giá. Trong thời gian tới, nếu tình hình giá nguyên liệu đầu vào và giá thị trường tiếp tục tăng cao hơn nữa, sẽ có một hoặc hai mặt hàng đề nghị điều chỉnh giá để phù hợp với tình hình biến động giá nguyên liệu và đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Các tin liên quan

Chủ Đề