Dự thảo luật giáo dục đại học sửa đổi 2023

Bà Nguyễn Thị Phúc - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Luật Giáo dục đại học đã dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn tổ chức và hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học là hết sức cần thiết. Dự thảo Luật Giáo dục đại học [sửa đổi] gồm 6 chương và 73 điều, tập trung vào những vấn đề lớn về phát triển hệ thống giáo dục đại học, vấn đề về quản trị và tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học…

Theo ông Mai Hữu Cường - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận, việc sửa đổi, bổ sung Luật phải tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển, hướng đến mục tiêu quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có sức khỏe, trí tuệ, có đạo đức, kỷ luật, có năng lực thực tiễn…, góp phần phát triển văn hóa, tri thức khoa học, đáp ứng nhu cầu của người học, của Nhà nước và các bên liên quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế…

Góp ý về vấn đề tự chủ đại học, ông Mai Hữu Cường cho rằng tự chủ giáo dục là vấn đề quan trọng, tuy nhiên không nên quy định chi tiết vấn đề này vào trong Luật mà nên quy định trong văn bản dưới Luật hoặc thông tư hướng dẫn cụ thể. Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến này.

Các đại biểu đề nghị quy định rõ nội dung, mức độ, lộ trình, điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ trên tất cả các mặt về: học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự gắn với trách nhiệm giải trình và đổi mới quản trị đại học phù hợp với điều kiện, năng lực của từng cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, quy định rõ việc kiểm định và công khai chất lượng đào tạo, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để tạo tính đồng bộ trong triển khai tự chủ đại học một cách thực chất…

Về cơ cấu tổ chức và quản trị của cơ sở giáo dục đại học, các đại biểu đề nghị quy định rõ vị trí pháp lý của Hội đồng trường và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mối quan hệ giữa Hội đồng trường với các thiết chế khác…

Một số đại biểu đề nghị không phân biệt về cơ cấu tổ chức của trường công lập và trường tư thục, đồng thời cân nhắc việc cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự quyết định về cơ cấu tổ chức…

Một số đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa quan tâm và quy định cụ thể về vấn đề liên thông từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp lên đại học. Nếu Luật có quy định cụ thể thì người học sẽ yên tâm hơn và lựa chọn vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng trên thực tế các trường đại học, cao đẳng đã có nhiều chương trình đào tạo liên kết cả trong nước lẫn quốc tế nhưng hiện nay trong dự thảo vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề liên kết đào tạo giữa các trường đại học. Luật không nên quy định cụ thể loại hình, hình thức đào tạo bởi theo xu hướng quốc tế ngày càng có nhiều hình thức, loại hình đào tạo mới vì vậy nên có thông tư hướng dẫn riêng.

Các ý kiến góp ý sẽ được đoàn đại biểu Quốc hội tiếp thu và tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trong kỳ họp tới.

Sáng 30-5, tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Dự thảo luật này sửa đổi, bổ sung 31 điều; bổ sung 2 điều mới; bãi bỏ 1 điều và 1 khoản; bãi bỏ cụm từ tại 5 điều; thay thế cụm từ tại 1 điều; đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật.

Một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo Luật là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học.

Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 và các nội dung liên quan tới tự chủ đại học ở một số điều khác nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy tối đa nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế. 

Cụ thể, về tự chủ trong hoạt động chuyên môn, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ mở ngành, tự chủ liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong việc thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học và công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học.

Các trường được tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo để Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của pháp luật. 

Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận trên cơ sở đề xuất của Hội đồng trường; Hiệu trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng quản trị quyết định. 

Về tự chủ tài chính, tài sản thể hiện ở quy định về cơ sở giáo dục đại học có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo.

Các cơ sở giáo dục đại học được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp.

Tại Điều 65, dự thảo Luật cũng quy định về giá dịch vụ đào tạo. Theo đó, dịch vụ đào tạo gồm: Dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu giá dịch vụ đào tạo được xác định theo quy định tại Điều 105 của Luật Giáo dục.

Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.

Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá, đẩy mạnh tự chủ là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của giáo dục đại học; đi đôi với mở rộng tự chủ là tăng cường trách nhiệm giải trình và đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là nâng cao vai trò, năng lực của Hội đồng trường. 

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu, Ủy ban cơ bản nhất trí với nhiều nội dung sửa đổi của dự thảo. Tuy nhiên, ông đề nghị cần làm rõ hơn các khái niệm, nội hàm về quyền tự chủ, về năng lực tự chủ; về phạm vi, mức độ, điều kiện thực hiện quyền tự chủ phù hợp với năng lực của cơ sở giáo dục đại học và yêu cầu cụ thể về trách nhiệm giải trình.

Đồng thời, theo ông Phan Thanh Bình, cần quy định trong dự thảo Luật nguyên tắc pháp lý cần thiết nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật về vấn đề tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; đặc biệt là về tổ chức - nhân sự, tài chính và tài sản.

Bảo Hân/Hà Nội mới

Chủ Đề