Giải pháp tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Ngày 05/9/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2917/KH-UBND truyền thông, tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum năm 2022.

Theo đó, Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể: Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương và Nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa, nội dung và các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025. Từ đó nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong việc tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; Thực hiện phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”...

Ủy ban nhân dân tỉnh giao các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ sau:

Các sở, ban ngành đơn vị thuộc tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua, vận động cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tích cực tham gia hưởng ứng các Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 ” gắn với các phong trào thi đua của ngành, cơ quan, đơn vị; Tăng cường tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử của ngành và kết hợp tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thường xuyên cập nhật thông tin, tuyên truyền các Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu; các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; rà soát, lựa chọn các tin bài, các nội dung liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới đăng tải website: nongthonmoikontum.gov.vn.; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới năm 2022”…

Sở Thông tin và Truyền thông: Đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm [chương trình OCOP] và các chương trình chuyên đề, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề để tuyên truyền thường xuyên, liên tục, kịp thời phản ánh các kết quả, các mô hình, cách làm hay cũng như những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, có chỉ đạo hoặc giải pháp giải quyết phù hợp; phối hợp tổ chức cuộc thi Báo chí viết về nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo đơn vị quản lý Văn hoá Thông tin các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc tổ chức kẻ, vẽ, treo pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị cơ sở làm mới các cụm pano, áp phích, khẩu hiệu ..., nhất là tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hằng năm.

Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc năm 2022 trong thực hiện phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025".

Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đề xuất phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp của Chương trình và ngân ngân sách tỉnh [nếu có] để tổ chức thực hiện Kế hoạch Truyền thông, tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum năm 2022 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Báo Kon Tum, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh: Tăng cường đăng, phát, tin bài, phóng sự về chương trình Nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm; Thường xuyên cập nhật, đưa tin các hoạt động của địa phương về xây dựng nông thôn mới; Xây dựng chuyên mục đối thoại, tọa đàm về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện chương trình; Thường xuyên cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách, tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2022 và cả giai đoạn 2021 - 2025, chương trình OCOP; xây dựng chuyên mục, banner, trailer, tuyên truyền Phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”...

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp với các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại cơ sở; Đẩy mạnh công tác thông tin thông tin, tuyên truyền về chương trình mỗi xã một sản phẩm và vận động khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia chương trình. Trọng tâm là mục tiêu, giải pháp; các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; các mô hình điểm, tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới... 

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên gương mẫu, tích cực tham gia hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới" và các phong trào thi đua có liên quan gắn với các phong trào thi đua của ngành, địa phương, đơn vị.

Hữu Phương – Thanh An

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 745-TB/TU truyền đạt kết luận của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội [khóa XVII] về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” [Chương trình số 04-CTr/TU] tại hội nghị Ban Chỉ đạo Chương trình quý I-2022 về kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU 3 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.

Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Theo đó, trên cơ sở những kết quả đạt được trong Quý I/2022, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã, các xã trên địa bàn Thành phố, thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, người dân về các chủ trương, định hướng xây dựng nông thôn mới [NTM], NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của Trung ương và thành phố; đặc biệt là những vấn đề, những nội dung mang tính bức thiết, nhằm động viên huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác phòng chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp theo mục tiêu của chương trình.

Các cấp, các ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cần bám sát các nội dung chỉ đạo tại Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 4/4/2022 của UBND thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ được giao và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành mục tiêu chương trình đã đề ra.

Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung, triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP] giai đoạn 2021-2025; tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm mới dự thi bảo đảm thực chất, hiệu quả. Về việc này, các sở: NN&PTNT, Công thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội và Ban Tuyên giáo Thành ủy đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm OCOP, kết nối thị trường để đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... trong và ngoài Thành phố.

Đối với các huyện chưa đạt chuẩn NTM, cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận trong năm 2022. Hai huyện Sóc Sơn và Phúc Thọ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, khẩn trương tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Quận ủy, HĐND, UBND các quận tiếp tục quan tâm hỗ trợ các huyện ngoại thành Hà Nội xây dựng NTM theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn, huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2022. Các đơn vị đăng ký hỗ trợ gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã triển khai xây dựng mô hình về phân loại xử lý rác thải tái chế, chất thải hữu cơ sinh hoạt và xử lý chất thải nông nghiệp; mô hình làng “thông minh” để đáp ứng Bộ tiêu chí NTM, giai đoạn 2021-2025.

Quang Trung

Video liên quan

Chủ Đề