Giải thích con gà có trước hay quả trứng có trước theo triết học

Nếu cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm thì đó là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán “con gà – quả trứng” chung chung [vốn không có lời giải], sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.

Con gà hay quả trứng có trước?           

Trong đời sống hàng ngày, rất nhiều chuyện người ta phải giải quyết mối quan hệ nhân- quả giữa các sự vật mà lại không biết  là cái gì có trước cái gì có sau, cái gì là nguyên  nhân, cái gì là kết quả. Người ta gọi đó là chuyện “con gà quả trứng”, bởi vì gà thì do trứng nở ra mà thành, còn trứng thì lại do con gà đẻ ra, vậy thì cái gì có trước?

Chuyện mối quan hệ giữa chất lượng công vụ với tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức cũng vậy: Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác. Song trái lại, nhiều người lại rất có lý khi cho rằng, nếu công chức nhà nước cứ làm việc với chất lượng và hiệu quả như hiện nay thì đất nước sẽ nghèo mãi, mà đất nước nghèo thì lấy nguồn tài chính ở đâu mà trả cao cho công chức.

Lối tư duy này giống như việc giải bài toán “con gà và quả trứng” vậy.

Để làm rõ vấn đề này,  trước hết cần phải phân biệt rõ là chuyện gà, trứng thật trong thực tế đời sống và chuyện khái niệm con gà, quả trứng chung chung chỉ tồn tại trong nhận thức của con người là hai chuyện khác nhau.

Nhiều người cho là, nguyên nhân chất lượng công vụ còn thấp là do lương của công chức còn thấp nên không thu hút được người tài và nhiệt tình công tác. Ảnh minh họa: Dân trí.

Tại sao phải phân biệt như vậy? Đó là vì con gà, quả trứng tồn tại thật trong đời sống là cái riêng, cái cụ thể. Còn khái niệm con gà, quả trứng mà nhiều khi người ta đem ra tranh luận chỉ là khái niệm chung. Theo quan điểm triết học biện chứng duy vật về cái chung và cái  riêng thì, cái riêng có những đặc điểm mà cái chung không có.

Trong quan  hệ gà – trứng thì chỉ con gà [thật, cụ thể, riêng] và quả trứng [thật, cụ thể, riêng] thì mới có quan hệ cái gì có trước, cái gì có sau, cái gì là nguyên nhân của cái  gì… Còn khái niệm chung Gà – Trứng chỉ là khái niệm của con người đưa ra trong quá trình nhận thức của mình. Những khái niệm chung này thì chẳng có cái gì nở ra hay đẻ ra cái gì [như con gà cụ thể và quả trứng cụ thể trong đời sống], và tất nhiên chẳng cái gì là nguyên nhân hay kết quả của cái gì.

Cần có tư duy đột phá trong chính sách tiền lương

Trở lại vấn đề quan hệ giữa chất lượng công vụ và đời sống [gắn với chế độ tiền lương] công chức: Nếu cứ tranh cãi một cách chung chung rằng tăng lương cán bộ trước hay đợi nền kinh tế khá giả rồi mới tăng lương cho cán bộ thì cũng luẩn quẩn như câu chuyện con gà – quả trứng mà thôi.

Chân lý bao giờ cũng cụ thể. Rõ ràng là các phân tích ở trên dẫn ta tới 01 quan điểm là phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà coi cái nào là trước, cái gì là sau.

Có thể chỗ này thì nên đòi hỏi cán bộ phải làm tốt hơn rồi mới tăng lương, chỗ khác thì cần phải dám nâng thật cao thu nhập cho riêng 01 bộ phận công chức nào đó trước để họ làm việc thật tốt, tạo ra bước đột phá thúc đẩy phát triển cho các khâu tiếp theo. Rõ ràng là tuỳ ở các trường hợp cụ thể khác nhau thì sẽ là gà có trước hay trứng có trước.

Hiện tại, chúng ta chưa thể có đủ điều kiện nâng cao tiền lương cho toàn thể cán bộ công chức, song chúng ta đã có thể, và rất nên mạnh dạn mà nâng cao thu nhập trước cho một bộ phận công chức đang làm việc trong những lĩnh vực đặc thù, vị trí cụ thể nào đó cần phải thu hút và giữ chân những người có năng lực, trình độ cao và phẩm chất tốt.

Khi nâng lương cao cho một bộ phận như vậy, cũng đòi hỏi sau đó, chất lượng công vụ trong lĩnh vực họ  phụ trách phải có sự tiến bộ rõ rệt, nếu không thì chế độ lương đó sẽ bị cắt. Làm như vậy, chúng ta sẽ  tạo ra đột phá, làm cú hích dây chuyền để tạo ra một tầm phát triển mới của đất nước

Đã đến lúc cần có tư duy đột phá trong chính sách về tiền lương cho cán bộ công chức, thể hiện bằng việc Nhà  nước có thể ban hành những cơ chế đặc thù, thí điểm về tiền lương cho lĩnh vực cụ thể nào có thể thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay [cụ thể là lĩnh vực nào xin có một bài nghiên cứu khác].

Còn nếu cứ thỉnh thoảng lại tăng lương một chút cho toàn thể cán bộ công chức như lâu nay thường làm thì đó là một lối tư duy đã cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí sai lầm vì nó giống như việc giải bài toán “con gà – quả trứng” chung chung [vốn không có lời giải], sẽ làm lỡ cơ hội phát triển nhanh hơn của đất nước chúng ta.

Cách nhìn biện chứng duy vật trong xử lý mối quan hệ con gà – quả trứng có ý nghĩa phương pháp luận không chỉ để giải quyết mối quan hệ lao động – tiền lương mà còn có thể áp dụng giải quyết  rất nhiều mối qua hệ khác trong đời sống hàng ngày.

Trần Văn Sỹ

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. 

Rất may là chúng ta có thể giải câu đố này bằng các công cụ của khoa học, cụ thể hơn là các nguyên tắc của sinh học tiến hóa .

Quả trứng đầu tiên

Trứng có đủ hình dạng và kích cỡ tồn tại trên khắp vương quốc động vật. [Ảnh: Science]

Trứng được tìm thấy trên khắp vương quốc động vật, từ rất lâu đời. Về mặt kỹ thuật, một quả trứng chỉ đơn giản là một mạch có màng bao bọc bên trong, nơi phôi thai có thể lớn lên và phát triển cho đến khi nó có thể tự tồn tại.

Thế nhưng, hãy tập trung vào loại trứng của loài chim [hoặc gà] mà chúng ta thường gặp ngày nay.  

Những quả trứng đầu tiên được tìm thấy đã xuất hiện cùng với sự tiến hóa của những chiếc ối đầu tiên cách đây nhiều triệu năm. 

Trước khi trứng xuất hiện, hầu hết các loài động vật dựa vào nước để sinh sản, như đẻ trứng trong ao và các môi trường ẩm ướt khác để trứng không bị khô. 

Dần theo thời gian, một loại trứng khác bắt đầu phát triển. Chúng gồm có 3 lớp màng phụ bên trong: màng đệm, amnion và allantois. 

Mỗi màng này có một chức năng hơi khác nhau nhưng việc bổ sung tất cả các lớp bổ sung này đã cung cấp một hệ thống hỗ trợ sự sống toàn diện, thuận tiện và khép kín.

Theo đó, phôi có thể tự do lấy các chất dinh dưỡng dự trữ, lưu trữ các chất thải dư thừa và hô hấp [bằng cách thở] mà không cần môi trường nước bên ngoài. Các chất lỏng bổ sung được bao bọc trong lớp vỏ ngoài cùng với lớp vỏ cứng chắc bên ngoài cũng cung cấp thêm khả năng bảo vệ.

Sơ đồ cấu tạo quả trứng gà ở ngày thứ 9 [Ảnh: Science]

Sự tiến hóa này của trứng đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới về cơ hội, địa điểm đẻ trứng trên cạn cho các giống loài. Trong khi đó, lớp màng thừa cũng mở đường cho việc xuất hiện những quả trứng lớn hơn. 

Theo Science, hiện các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn chính xác khi nào quả trứng xuất hiện trên Trái đất, chủ yếu là do màng ối không tạo ra các hóa thạch đủ tốt, khiến hồ sơ của chúng không được rõ ràng [về thời điểm hoặc cách thức trứng nước ối phát triển].

Thế nhưng, họ phần nào dự đoán được khoảng thời gian, là khoảng 340 - 370 triệu năm về trước. Trong đó, các loài động vật có vú, bò sát và chim ngày nay đều là hậu duệ của những động vật có màng ối đầu tiên. 

Con gà đầu tiên

Gà rừng châu Á chính là loài gà đầu tiên từng có mặt trên Trái đất.

Các nhà khoa học cho rằng gà rừng đỏ [Gallus gallus] là giống gà đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Chúng có nguồn gốc từ nhiều nước Đông Nam Á bao gồm Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Indonesia. 

Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng gà rừng đỏ lần đầu tiên được thuần hóa cách đây khoảng 10.000 năm, mặc dù phân tích DNA và mô phỏng toán học cho thấy gà nhà có mối quan hệ với gà rừng sớm hơn nhiều, ước tính khoảng 58.000 năm trước. 

Quay trở lại câu hỏi ban đầu của chúng ta. Với những quả trứng có màng ối xuất hiện cách đây khoảng 340 triệu năm và những con gà đầu tiên tiến hóa sớm nhất vào khoảng 58 nghìn năm trước, có thể khẳng định rằng quả trứng có trước con gà. 

Trứng đã có từ trước cả khi gà tồn tại [Ảnh: Science]

Thế nhưng còn quả trứng gà thì sao?

Có bằng chứng khoa học cho thấy nguồn gốc của gà có thể phức tạp hơn một chút, khi đến từ sự biến đổi gen, hoặc đột biến di truyền xảy ra trong một hợp tử được tạo ra bởi hai giống loài "gần giống với gà".

Điều này có nghĩa là hai con vật mang mã gen di truyền, đã giao phối, kết hợp DNA của chúng với nhau để tạo thành tế bào đầu tiên của con gà đầu tiên.

Ngay cả trong trường hợp này, trứng của giống loài "gần giống gà" có thể tạm coi là một quả trứng gà, và chính nó đã nở ra con gà đầu tiên.

Minh Khôi

Theo Science

Video liên quan

Chủ Đề