Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào

Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào

Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục để đào tạo nguồn lao động hùng hậu, chất lượng góp phần giúp đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt, môi trường đại học là nơi tạo ra cơ hội cho sinh viên cũng như giảng viên, trong đó , sinh viên được học tập và rèn luyện còn giảng viên truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế cho thế hệ sau.

Vậy giảng viên là gì? Cơ hội việc làm giảng viên ra sao? Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của BlogTopCV.vn để hiểu kỹ hơn về ngành này!

  • Giảng viên là gì? Giảng viên khác giáo viên như nào?
  • Các hạng giảng viên và điều kiện thăng hạng
    • Các thứ hạng giảng viên là gì?
    • Điều kiện để thăng hạng giảng viên là gì?
  • Những yêu cầu để trở thành giảng viên là gì?
  • Những việc làm giảng viên siêu HOT hiện nay
    • Giảng viên cơ hữu
    • Giảng viên thỉnh giảng
    • Giảng viên ngành luật
      • Giảng dạy
      • Nghiên cứu khoa học 
      • Bồi dưỡng, nâng cao trình độ
    • Giảng viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 
    • Giảng viên ngành ngôn ngữ
  • Mức lương của giảng viên
    • Bậc lương của giảng viên
    • Hệ số lương
    • Công thức tính lương dựa theo bậc lương
  • Nên tìm việc làm giảng viên uy tín ở đâu?
  • Tạm kết 

Giảng viên là những người có trình độ chuyên môn sâu rộng về một chuyên ngành hay một lĩnh vực nào đó, đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong việc giảng dạy hay đào tạo ở cao đẳng, đại học, sau đại học, cao học. Ngoài ra, giảng viên còn triển khai việc làm điều tra và nghiên cứu, thuyết trình một đề tài nào đó thuộc chuyên ngành của mình.

Hiện nay, giảng viên được chia thành nhiều cấp bậc tùy theo trình độ học vấn. Nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn làm việc trong ngành giáo dục với vị trí giảng viên sẽ  theo học Thạc sĩ và có cơ hội được lãnh đạo trường mời ở lại làm việc.  

Không chỉ giảng viên, giáo viên cũng là nghề cao quý được nhiều người lựa chịn theo đuổi. Tuy nhiên, một vài người chưa phân biệt chính xác được 2 công việc này.

Thực tế, cả giảng viên và giáo viên đều là những  người vừa trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh, vừa hỗ trợ xây dựng tích cách, tâm lý con người. Có thể nói, cả 2 đều là những người quyết định sự phát triển của một quốc gia. Cùng có vai trò quan trọng như vậy nhưng giáo viên và giảng viên cũng có một vài điểm riêng biệt, bạn đọc có thể tham khảo trong bảng so sánh dưới đây!

Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào
Giảng viên là gì? Giảng viên khác giáo viên như nào?

Giảng viên Giáo viên
Đối tượng  Sinh viên  Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12
Nhiệm vụ chính Tập trung đào tạo chuyên ngành cho học viên. Lồng ghép bài học kinh nghiệm thực tế vào giảng dạy trực tiếp cho sinh viên.  Giảng dạy những bài học về cuộc sống, kiến thức và kỹ năng khoa học.Lên kế hoạch giảng dạy, triển khai tiết học theo  chương trình của nhà trường. Ra đề thi, chấm thi đánh giá chất lượng học sinh. 
Trình độ chuyên môn Bắt buộc phải là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư hoặc giáo sư Trung cấp, cao đẳng hoặc đại học
Giảng viên là gì? Giảng viên khác giáo viên như nào?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường – TopCV Blog

Các hạng giảng viên và điều kiện thăng hạng

Trong môi trường giáo dục, giảng viên đều được tuyển chọn theo tiêu chí chung. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá năng lực, trình độ hay bằng cấp của các giảng viên có thể không khác nhau. Tùy thuộc vào chức năng và trình độ mà giảng viên được chia thành nhiều thứ hạng khác nhau. 

Các thứ hạng giảng viên là gì?

Đa số các trường đại học công lập đều phân chia giảng viên theo các thứ hạng và giao phó trách nhiệm theo năng lực của người đó. Cụ thể, giảng viên hiện đang được chia thành 3 cấp hạng: Hạng I, hạng II và hạng III. 

  • Hạng I: Là những giảng viên có bằng Tiến sĩ, có 1 trong 6 chứng chỉ ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật cùng với chứng chỉ tin học và 1 năm kinh nghiệm với kỹ năng tin học cho công việc chuyên môn. Đồng thời, giảng viên phải biên soạn ít nhất 2 giáo trình môn học tùy chuyên ngành, được áp dụng vào giảng dạy và 15 bài báo và báo cáo chuyên ngành được công bố tại những hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
  • Hạng II: Là những giảng viên có bằng Thạc sĩ cùng với chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên II theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo và thành thạo ít nhất 1 trong 6 ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật. Đồng thời, phải làm cố vấn cho ít nhất 5 sinh viên bảo vệ luận văn thạc sĩ thành công và ít nhất 1 sinh viên bảo vệ thành công công trình nghiên cứu tiến sĩ. 
  • Hạng III: Là những người có bằng Thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy cùng với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học. Đồng thời  thành thạo ít nhất 1 trong 6 ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật kèm theo đó là chứng chỉ tin học cơ bản. 

Điều kiện để thăng hạng giảng viên là gì?

Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nêu rõ  quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng đối với giảng viên. Theo đó, để thăng hạng từ giảng viên hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau: 

  • Từ giảng viên hạng III lên hạng II: Giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm với người có bằng Thạc sĩ và 6 năm với người có bằng Tiến sĩ, trong đó phải có ít nhất 1 năm giữ hạng chức danh giảng viên hạng II (tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng). 
  • Từ giảng viên hạng II lên hạng I: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 6 năm, trong đó ít nhất năm giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II (tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng). 

Những yêu cầu để trở thành giảng viên là gì?

Thực tế, mỗi trường đại học sẽ có yêu cầu khác nhau đối với giảng viên của mình. Tuy nhiên, trình độ học vấn và kỹ năng mềm là 2 kỹ năng chung mà bất kỳ giảng viên nào cũng phải có. 

  • Trình độ học vấn: Để trở thành giảng viên phải vượt qua bài kiểm tra viết qua trắc nghiệm và bài luận, kèm theo đó là kiểm tra miệng. Với một vài chuyên ngành đặc thù, còn phải trải qua những bài thi kiểm tra kỹ năng chuyên môn. Với những vị trí như giáo sư hay giảng viên cao cấp, yêu cầu sẽ cao và khắt khe hơn. 
  • Kỹ năng mềm: Làm trong ngành giáo dục đầu tiên cần phải có đạo đức nghề nghiệp, không chỉ truyền đạt kiến thức, giảng viên còn phải chia sẻ kinh nghiệm sống, định hướng lối sống lành mạnh. Ngoài ra, giảng viên phải luôn có tinh thần học hỏi. Không chỉ sinh viên mà giảng viên cũng luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức liên tục để phục vụ công tác giảng dạy. 

Những việc làm giảng viên siêu HOT hiện nay

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được giảng viên là gì? Vậy hiện nay có những việc làm giảng viên siêu HOT nào?

Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào
Những việc làm giảng viên siêu HOT hiện nay

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên hữu cơ là đội ngũ nhân viên chính thức của nhà trường, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước, chịu sự phân công và có trách nhiệm tham gia các hoạt động do trường đề ra. Đây được coi là đội ngũ giảng viên nòng cốt của nhà trường, bởi họ không chỉ chịu trách nhiệm giảng dạy mà còn xây dựng, bảo vệ chính đơn vị đang công tác. Giảng viên hữu cơ sẽ ký hợp đồng lao động thời hạn 3 năm hoặc không xác định thời gian theo quy định của Bộ luật Lao động. 

Đa số các trường cao đẳng, đại học tuyển dụng giảng viên cơ hữu đều dựa trên những tiêu chí sau: 

  • Có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ,… theo đúng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. 
  • Giảng viên cơ hữu phải được đào tạo kỹ năng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo việc truyền đạt kiến thức đến sinh viên.
  • Phẩm chất đạo đức tốt và chuẩn mực của xã hội, ngoài cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn phải có phẩm chất chính trị. 

Giảng viên thỉnh giảng

Giảng viên thỉnh giảng là những nhà giáo hay người có đủ tiêu chuẩn của một nhà giáo được cơ sở giáo dục mời đến giảng dạy. Họ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ đại học chính quy trở lên. Đa số các giảng viên thỉnh giảng sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Tham gia giảng dạy chuyên đề, truyền tải lý thuyết, dẫn dắt học sinh, sinh viên thí nghiệm, thực hành, thực tập theo nội dung chương trình đào tạo. 
  • Tham gia giảng dạy chuyên đề tại các trường cao đẳng, đại học,…
  • Hướng dẫn, tham gia hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp. 
  • Hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. 
  • Xây dựng, biên soạn giáo trình, sách tham khảo, tư liệu giảng dạy.

Giảng viên ngành luật

Giảng viên ngành luật là người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học chuyên ngành luật. Họ có nền tảng kiến thức pháp luật tốt, có sự đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về luật. 

Giảng viên ngành luật tại các trường cao đẳng, đại học sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ chính gồm: 

Giảng dạy

  • Nghiên cứu về bộ môn cũng như tìm hiểu về các chuyên đề giảng dạy được nhà trường phân công. 
  • Lập kế hoạch giảng dạy, thiết kế tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân. 
  • Trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, đồng thời hỗ trợ học viên trong việc tự học, tự điều tra và nghiên cứu. 
  • Tham gia công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả giảng dạy của bản thân để rút kinh nghiệm, thay đổi phù hợp.

Nghiên cứu khoa học 

  • Tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy. 
  • Tham gia viết bài đăng trên tạp chí về pháp lý, chuyên đề giảng dạy, viết báo cáo giải trình. 
  • Tham gia bàn luận trong những hội thảo chiến lực về pháp lý. 

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Giảng viên luật phải luôn nâng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức và các kỹ năng hỗ trợ khác để nâng cao hiệu suất giảng dạy. Bởi lẽ ngành luật nói chung và mỗi chuyên ngành nói riêng đều yêu cầu rất cao về sự đầu tư nghiên cứu.  

Mỗi trường sẽ có các quy định riêng về điều kiện dành cho giảng viên. Tuy nhiên, với ngành luật, muốn trở thành giảng viên phải đáp ứng đủ một số điều kiện chung dưới đây: 

  • Có bằng Thạc sĩ ngành Luật trở lên. 
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 
  • Trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2014 / TT-BGDĐT và Thông tư số 03/2014 / TT-BTTTT.

Giảng viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 

Đây là những người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Để trở thành giảng viên ngành này, họ phải tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên ngành/chuyên ngành Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các chuyên ngành khác có liên quan như Xuất nhập khẩu, Chuỗi cung ứng, hay Thương mại Quốc tế.

Công việc chính của giảng viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng gồm: 

  • Trực tiếp lên kế hoạch và giảng dạy tại trường. 
  • Tham gia hoạt động phát triển chuyên môn, thiết kế tài liệu phục vụ công tác giảng dạy. 
  • Nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
  • Tạo dựng mối quan hệ với các trường, cơ quan ban ngành, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để làm cầu nối giữa sinh viên và đơn vị tuyển dụng. 

Giảng viên ngành ngôn ngữ

Giảng viên ngôn ngữ là những người đủ điều kiện giảng dạy ngôn ngữ như Anh, Nhật, Hàn, Trung,… tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp. Không chỉ giảng dạy từ vựng, ngữ pháp, cách giao tiếp chuyên sâu cho sinh viên, giảng viên còn truyền tải những nguyên tắc, văn hóa và các giá trị, phong tục của nước đó. Đồng thời, xây dựng và thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với sinh viên. 

Để trở thành giảng viên ngôn ngữ cần phải đáp án những điều kiện chung sau:

  • Với giảng viên dạy môn lý thuyết phải có bằng Thạc sĩ trở lên, còn dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án cần có bằng Tiến sĩ. 
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 
  • Trình độ tin học văn phòng đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe theo yêu cầu. 

Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào
Lương của giảng viên phụ thuộc vào các vị trí khác nhau

Mức lương của giảng viên

Có lẽ những ai định hướng theo công việc giảng dạy đều tìm hiểu kỹ về khung bậc lương cũng như hệ số lương. Tuy nhiên, vẫn còn vài bạn trẻ băn khoăn và chưa thực sự hiểu về vấn đề này. Dưới đây là một vài thông tin quan trọng về mức lương của giảng viên, bạn đọc có thể tham khảo. 

Bậc lương của giảng viên

Trong Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ có phân loại nhóm ngạch cùng các bậc lương của công nhân viên chức nói chung và giảng viên  nói riêng. Từ đó đưa ra hệ số lương đối với từng mức lương cụ thể cho các vị trí khác nhau. Cụ thể, có 3 nhóm ngạch lương gồm: 

  • Viên chức loại A3: Nhóm những giảng viên cao cấp. 
  • Viên chức loại A2: Nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương.
  • Viên chức loại A1: Áp dụng với nhóm giảng viên thông thường.

Hệ số lương

Đây là chỉ số phân loại kinh nghiệm của các giảng viên. Cụ thể, với những người mới vào nghề thường có mức lương thấp hơn, đồng nghĩa với hệ số lương ở mức khởi điểm. Làm việc càng lâu, kinh nghiệm và thành tích càng nhiều thì hệ số lương cũng sẽ tăng dần lên. 

Giảng viên đại học sẽ được xếp lương theo quy định của Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau: 

  • Giảng viên cao cấp hạng I: Hệ số lương từ 6.2 – 8.0.
  • Giảng viên chính hạng II: Hệ số lương từ 4.4 – 6.78.
  • Giảng viên hạng III, Trợ giảng hạng III: Áp dụng hệ số lương từ 2.34 – 4.98.

Công thức tính lương dựa theo bậc lương

Lương của giảng viên sẽ được tính theo công thức sau: Tổng lương nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội.

Các yếu tố thành phần trong công thức tính lương ở trên được tính như sau: 

  • Lương= Hệ số lương x 1.6 triệu đồng. 
  • Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%.
  • Bảo hiểm xã hội = Lương x 10.5%. 

Nên tìm việc làm giảng viên uy tín ở đâu?

Giảng viên là gì? Tìm việc ở đâu uy tín? Thực tế, đa số giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học,… đều được mời về giảng dạy hoặc sinh viên có thành tích xuất sắc, hoàn thành bậc học thạc sĩ được giữ lại làm việc. Tuy nhiên, với những ai chưa được may mắn có thể tìm việc làm giảng viên trên các trang tin tuyển dụng như TopCV, Indeed, Vieclam24h,…. Trong đó, TopCV được nhiều người tin tưởng, lựa chọn sử dụng nhất. 

TopCV được biết đến là nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu Việt Nam với hệ thống dữ liệu hơn 5.000.000 ứng viên, mỗi ngày có hơn 30.000 việc làm đa lĩnh vực, đa tỉnh thành, đa trình độ được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng tại Việt Nam, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người lao động. 

Để tìm việc làm giảng viên trên TopCV, ứng viên chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản sau: 

  • Nhấp vào Bộ lọc “Lĩnh vực/Ngành nghề”, nhập từ khóa “giảng viên”. 
  • Nhấp vào ô “TÌM”. Những thông tin tuyển dụng liên quan đến giảng viên sẽ hiện ra để bạn lựa chọn. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV cho nghề giáo viên

Tạm kết 

Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề giảng viên, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nghề cao quý này. Đừng quên thường xuyên truy cập vào TopCV để cập nhật những việc làm hot nhất hiện nay nhé!

Lượt xem: 348