Giáo án bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái

BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI

Tuần :17 Ngày dạy Tiết : 34 Ngày soạn

 I / MỤC TIÊU

Vận dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại

Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặy vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ [hoặc chiều dòng điện ] khi biết hai trong ba yếu tố trên .

Biết thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ , cách suy luận logic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế .

II / CHUẨN BỊ :

 + Đối với mỗi nhóm HS :

1 nguồn điện 6V 1 ống dây dẫn khoảng từ 500 đến 700 vòng

1 thanh nam châm 1 sợi dây mảnh , 1 giá TN , 1 công tắc

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 tiết 34: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI Tuần :17 Ngày dạy Tiết : 34 Ngày soạn I / MỤC TIÊU Vận dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặy vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ [hoặc chiều dòng điện ] khi biết hai trong ba yếu tố trên . Biết thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ , cách suy luận logic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế . II / CHUẨN BỊ : + Đối với mỗi nhóm HS : 1 nguồn điện 6V 1 ống dây dẫn khoảng từ 500 đến 700 vòng 1 thanh nam châm 1 sợi dây mảnh , 1 giá TN , 1 công tắc III / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: [kiểm tra bài] a/ Phát biểu quy tắc nắm tay phải ? b/ Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? Hoạt động 2 : [giới thiệu bài mới] Hoạt động 3 : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV cho HS đọc và tóm tắt Bài 1 và tiến hành TN như H 30.1 Phát biểu quy tắc nắm tay phải? Xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây ? Xác định tên các cực từ của ống dây ? Nhận xét sự tương tác giữa ống dây và thanh nam châm? Khi đổi chiều dòng điện thì sự tương tác giữa ống dây và thanh nam châm thế nào ? GV yêu cầu HS đọc bài 2 SGK và nhấn mạnh các kí hiệu [+] ; [.] Gọi vài em lên bảng làm từng câu các em khác làm việc cá nhân và nhận xét bài làm của bạn Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? Nếu HS gặp khó khăn thì trả lời các câu hỏi gợi ý a/Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường b/ Chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn c/ Chiều đường sức từ của từ trường tác dụng lực lên dây dẫn và tên các từ cực .GV hướng dẫn cho HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ , chiều dòng điện và chiều các đường sức từ GV cho HS đọc và trả lời bài 3 GV yêu cầu HS đọc bài 3 SGK và Gọi vài em lên bảng làm từng câu các em khác làm việc cá nhân và nhận xét bài làm của bạn HS đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV Các nhóm tiến hành TN và quan sát trả lời các câu hỏi bài 1 của SGK Các nhóm bố trí và thực hiện TN kiểm tra và rút ra kết luận HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV , cá nhân làm bài,sau đó trao đổi kết quả trên cảlớp Trao đổi và rút ra kết luận và vẽ hình HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV , cá nhân làm bài,sau đó trao đổi kết quả trên cảlớp Bài I a] Nam châm bị hút vào ống dây b] Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa sau đó nó xoay đi và khi cực bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây Bài II a] S + F N b] . S 0 N F c] F N . S 0 Bài III N B Q F1 C Fff A F2 S P D a] Lực F1 và F2 được biểu diễn như hình vẽ b] Quay ngược chiều kim đồng hồ c] Khi lực F1, F2 có chiều ngược lại Muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường Hoạt Động 4:[vận dụng và cũng cố bài ] a/ Cũng cố bài: GV nhắc lại các chiều trong quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái b/ Dặn Dò : Học ghi nhớ SGK , làm hoàn chỉnh các bài 1 ---->bài 3 ,làm bài tập trong SBT Xem trước bài kế tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • Bai tap van dung quy tac nam tay phai.doc

Chuyên đề Vật lý 9: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Vật lý 9 bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái

  • A. Tóm tắt lý thuyết
    • 1. Áp dụng quy tắc nắm tay phải
    • 2. Áp dụng quy tắc bàn tay trái
  • B. Phương pháp giải bài tập
    • 1. Cách xác định sự định hướng của kim nam châm thử
    • 2. Xác định sự tương tác giữa hai ống dây có dòng điện
    • 3. Xác định chiều quay của khung dây hay chiều dòng điện trong khung
  • B. Bài tập áp dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
    • I. Câu hỏi trắc nghiệm
    • II. Câu hỏi bài tập tự luận

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Áp dụng quy tắc nắm tay phải

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. [chỉ từ cực Bắc của ống dây].

Người ta sử dụng nguyên lí này của cuộn dây để tạo ra các nam châm điện. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các dây hoặc tăng số vòng dây.

2. Áp dụng quy tắc bàn tay trái

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

B. Phương pháp giải bài tập

1. Cách xác định sự định hướng của kim nam châm thử

  • Xác định chiều dòng điện trong ống dây.
  • Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ.
  • Suy ra định hướng của kim nam châm thử.

2. Xác định sự tương tác giữa hai ống dây có dòng điện

  • Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ khi biết chiều dòng điện.
  • Xác định các cực của ống dây từ đó suy ra lực tương tác giữa chúng.

3. Xác định chiều quay của khung dây hay chiều dòng điện trong khung

  • Áp dụng quy tắc bàn tay trái để:

Xác định chiều lực từ khi biết chiều dòng điện và chiều của đường sức từ. Từ đó suy ra chiều quay của khung dây.

Xác định chiều lực từ tác dụng lên khung dây khi biết chiều quay của nó.

Xác định chiều dòng điện trong khung khi biết chiều của lực từ và chiều của đường sức từ.

Từ đó suy ra chiều dòng điện trong khung dây dẫn.

B. Bài tập áp dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Quy tắc nào dưới đây được sử dụng để xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện?

A. Quy tắc nắm tay phải

B. Quy tắc bàn tay phải

C. Quy tắc nắm bàn tay trái

D. Quy tắc bàn tay trái

Đáp án A

Câu 2. Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì

A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây

B. Là những vòng tròn cách đều nhau có tâm nằm trên trục ống dây

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực BẮc của ống dây

Đáp án D

Câu 3. Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?

A. chiều của dòng điện trong ống dây

B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử

C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây

D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở trong lòng ống dây

Đáp án D

Câu 4: Một dây dẫn AB có thể trượt tự do trên hai thanh ray dẫn điện MC và ND được đặt trong từ trường mà đường sức từ vuông góc với mặt phẳng MCDN, có chiều đi về phía sau mặt tờ giấy về phía mắt ta. Hỏi thanh AB sẽ chuyển động theo hướng nào?

A. Hướng F2

B. Hướng F4

C. Hướng F1

D. Hướng F3

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ⇒ Hướng lực từ theo hướng F1

→ Đáp án C

Câu 5: Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:

Các trường hợp có lực điện từ thẳng đứng hướng xuống trên hình vẽ gồm:

A. a B. c, d C. a, b D. Không có

Các trường hợp c và d có lực điện từ hướng xuống phía dưới

→ Đáp án B

Câu 6: Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:

Các trường hợp có lực điện từ nằm ngang hướng sang trái trên hình vẽ gồm:

A. c, d

B. a, b

C. a

D. Không có

Trường hợp có lực điện từ nằm ngang hướng sang trái gồm a và b

→ Đáp án B

Câu 7: Quan sát hình vẽ

Hãy cho biết chiều dòng điện và chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn CD đúng với hình nào trong các hình a, b, c hay d.

A. Hình d

B. Hình a

C. Hình c

D. Hình b

Áp dụng quy tắc bàn tay trái với dây CD với chiều dòng điện từ C đến D ⇒ Chiều của lực từ hướng lên => Hình c

→ Đáp án C

Câu 8: Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:

Các trường hợp có lực điện từ nằm ngang hướng sang phải trên hình vẽ gồm:

A. Không có

B. c, d

C. a

D. a, b

Không có trường hợp nào hướng sang phải vì

a, b: Lực điện từ hướng sang trái.

c, d: Lực điện từ hướng xuống dưới.

→ Đáp án A

Câu 9: Mặt cắt thẳng đứng của một đèn hình trong máy thu hình được vẽ như trong hình vẽ. Tia AA' tượng trưng cho chùm electron đến đập vào màn huỳnh quang M, các ống dây L1, L2 dùng để lái chùm tia electron theo phương nằm ngang. Hỏi đường sức từ trong các ống dây L1, L2 sẽ hướng như thế nào?

A. Từ L1 đến L2

B. Từ L2 đến L1

C. Trong L1 hướng từ dưới lên và từ trên xuống trong L2

D. Trong L1 hướng từ trên xuống và từ dưới lên trong L2

Áp dụng quy tắc nắm tay phải ⇒ Chiều cảm ứng từ có chiều từ L1 đến L2

→ Đáp án A

Câu 10: Cho các trường hợp tác dụng của lực điện từ lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ sau:

Các trường hợp có dòng điện chạy xuyên vào mặt phẳng tờ giấy gồm:

A. a, b, c

B. a, b

C. a

D. Không có

Cả 3 trường hợp dòng điện chạy ra khỏi mặt phẳng tờ giấy

→ Đáp án D

Câu 11: Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:

Các trường hợp có lực điện từ thẳng đứng hướng lên trên hình vẽ gồm:

A. a, b

B. c, d

C. a

D. Không có

Trong 4 hình vẽ không có hình vẽ nào mà có lực điện từ hướng lên trên

→ Đáp án D

Câu 12: Cho các trường hợp của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ:

Các trường hợp có cực Bắc [N] ở phía bên phải gồm?

A. a, b

B. Không có

C. a

D. c, d

Các trường hợp có cực Bắc [N] ở phía bên phải gồm : c và d

→ Đáp án D

Câu 13: Mặt cắt thẳng đứng của một đèn hình trong máy thu hình được vẽ như trong hình vẽ. Tia AA' tượng trưng cho chùm electron đến đập vào màn huỳnh quang M, các ống dây L1, L2 dùng để lái chùm tia electron theo phương nằm ngang. Chùm tia electron chuyển động từ A đến A' thì lực điện từ tác dụng lên các electron có chiều như thế nào?

A. Từ trên xuống dưới trong mặt phẳng tờ giấy.

B. Thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ trước ra sau.

C. Từ dưới lên trên trong mặt phẳng tờ giấy.

D. Thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ sau ra trước.

Chiều dòng điện ngược chiều với chiều chuyển động của các electron tức là từ A' đến A ⇒ Áp dụng quy tắc bàn tay trái ⇒ Chiều lực từ thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ sau ra trước

→ Đáp án D

II. Câu hỏi bài tập tự luận

Bài 1. Một đoạn dây dẫn thẳng AB được đặt ở gần đầu của thanh nam châm thẳng [hình 30.2]. Hãy biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dây dẫn, biết rằng dòng điện chạy qua dây có chiều từ B đến A.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, lực điện từ tác dụng lên AB sẽ có chiều như biểu diễn trên hình 30.3

Bài 2. Trên hình 30.6, ống dây B sẽ chuyển động như thế nào khi đóng công tắc K của ống dây A? Vì sao? Biết ống dây A được giữ yên.

Hướng dẫn giải:

  • Ống dây B sẽ chuyển động ra xa ống dây A vì hai ống dây này đẩy nhau.
  • Vì: Áp dụng quay tắm nắm tay phải ta thấy:
  • Ở A lực từ có chiều từ A đến B hay từ cực nam tới cực bắc
  • Ở B lực từ có chiều từ B đến A hay từ cực nam tới cực bắc
  • Hai nam châm điện trong trường hợp này cùng cực nên đẩy nhau.

------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 9: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề