Giáo án hướng dẫn học lớp 4

Câu 1. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “ Trúc dẫu cháy , đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Câu 2. Bình minh hay hoàng hôn? Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo :

  • Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.
  • Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.
  • Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?
  • Là bởi vì tôi biết hoạ sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

II. Luyện từ và câu

**a.

  1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng** :
  2. Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn] M: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.
  3. Từ gồm nhiều tiếng [từ phức]. M: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. 2. Trả lời câu hỏi :
  4. Theo em, tiếng dùng để làm gì? Tiếng dùng để cấu tạo từ.
  5. Từ dùng để làm gì? Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm [biểu thị ý nghĩa].

**b.

  1. Dùng dấu gạch chéo [/] để phân cách các từ trong hai câu thơ sau:** Rất / công bằng, rất / thông minh Vừa / độ lượng, lại / đa tình, đa mang. Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên:
  2. Từ đơn: rất, vừa, lại
  3. Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang 2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn? [Tiếng Việt 4, tập một, trang 27] và viết lại :
  4. 3 từ đơn : xem, đoán, hay.
  5. 3 từ phức: bình minh, hoàng hôn, thức dậy. 3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2: Từ đơn:
  6. Chủ nhật vừa rồi em cùng ba mẹ đi xem xiếc.
  7. Bạn đoán thử trong tay mình có gì?
  8. Bạn hát rất hay. Từ phức:
  9. Bình minh quê em không khí rất trong lành.
  10. Em thường thức dâv lúc 6 giờ sáng.
  11. Hoàng hôn buông nhanh xuống mặt biển.

III. Tập làm văn

  1. Câu 1. Tìm trong truyện Người ăn xin, viết lại: a] Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé
  • Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.
  • Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật con gái bà têm. ==> Lời dẫn trực tiếp: Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo hỏi bà hàng nước

  • Xin cụ cho ta biết ai đã têm những miếng trầu này. Bà lão bảo:
  • Tâu bệ hạ, trầu do chính tay già têm đấy ạ. Nhà vua gặng hỏi mãi cuối cùng bà lão bèn thật thà nói.
  • Thưa, trầu do con gái già têm. Câu 3. Chuyển lời dấn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:

Lời dẫn trực tiếp Lời dẫn gián tiếp

Bác thợ hỏi Hòe:

  • Cháu có thích làm Thợ xây không Hòe đáp:
  • Cháu thích lắm!

Bác thợ hỏi Hòe rằng cậu có thích làm thợ xây hay không. Hòe bèn trả lời rằng mình rất thích.

IV. Luyện từ và câu

Câu 1. Tìm các từ: a] Chứa tiếng hiền. M: dịu hiền, hiền lành, hiền hòa, hiền từ, hiền hậu, hiền dịu, hiền thảo b] Chứa tiếng ác. M: hung ác, ác nghiệt, ác độc, tàn ác, ác quỷ, ác thú, ác ôn, tội ác Câu 2. Xếp các từ dưới đây vào bảng theo hai cột [cột có dấu + ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết; cột có dấu - ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết]:

Nhân ái, tàn ác, bất hòa, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo. + —

Nhân hậu

M: nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ

M: độc ác, tàn ác, hung ác, tàn bạo

Đoàn kết

M: đùm bọc, cưu mang, che chở

M: chia rẽ, bất hòa, lục đục Câu 3. Chọn từ ngữ cho trong ngoặc đơn [đất, cọp, bụt, chị em gái] điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau: a] Hiền như bụt b] Lành như đất c] Dữ như cọp d] Thương nhau như chị em gái Câu 4. Nối mỗi thành ngữ, tục ngữ ở bên A với ý nghĩa thích hợp ỏ bên B: a - 4; b - 3; c - 2; d – 1

V. Tập làm văn

1. Dựa vào bài tập đọc a] Người ta viết thư để làm gì? Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi thông tin. b] Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:

  • Nêu lí do và mục đích viết thư.
  • Thăm hỏi sức khỏe, tình hình của người nhận thư. c] Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?

Hai cây phượng trước lớp mình, có lần mình đã kể cho Trinh nghe đấy, đã lớn lắm rồi. Chủ nhật vừa qua, trường mình phát động: “Ngày chủ nhật xanh" lớp mình đã quét vôi cho gốc phượng đấy! Mà mình có “huyên thuyên" lắm không nhỉ? Trinh đừng cười nhé, vì lâu lắm chúng mình chưa gặp nhau mà. Mình có nhiều điều muốn kể cho bạn nghe lắm, nhưng thư dài rồi, mình dừng bút nhé! Cuối thư chúc Trinh học thật tốt. Nhận được thư nhớ trả lời mình liền nhé! Mình mong nhiều đấy! Tạm biệt! Phương Trang

Chủ Đề