Giáo an Nghe hát be và trăng nhà trẻ

Nhạc : Bùi Anh Tôn | Lời: Lệ Bình

Ông trăng ơi ! Đừng lặn nhé cho chú cuội ngồi gốc đa cho chị hằng

Chơi cùng bé cất tiếng ca cùng vui

Ông trăng ơi ! Đừng lặn nhé hãy sáng tỏĐừng khuất mây soi nụ cười

Tươi của bé, bé hát vui, ông trăng sáng ngời.

GIÁO ÁN

Chủ đề: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC

Hoạt động: GIÁO DỤC ÂM NHẠC

Đề tài: Nghe hát “Màu áo chú bộ đội”

Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc: Chú bộ độ

Độ tuổi: 5- 6 tuổi

Người dạy: Nguyễn Thị Tuyết Anh

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  2. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài hát nghe “Màu áo chú bộ đội ” và tên tác giả Nguyễn Văn Tý .

– Trẻ cảm nhận sâu sắc nội dung, giai điệu của bài hát nghe và cùng cô minh họa theo bài hát để thể hiện tình cảm của mình.

– Trẻ hát và vận động minh họa bài hát: “Chú bộ đội”.

– Biết được chú bộ đội có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

         – Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc ở trẻ

         – Trẻ có kỹ năng vận động một số động tác đơn giản minh họa cho bài hát.

– Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng và tự hào về các chú bộ đội ngày đêm canh gác giữ vững độc lập cho đất nước.

– Trẻ tham gia chơi trò chơi một cách hứng thú, vui tươi, hồn nhiên.

  1. CHUẨN BỊ:
  2. Đồ dùng của cô:

         – Giáo án bài giảng điện tử.

         – Nhạc bài hát: “Màu áo chú bộ đội”, “Chú bộ đội”.

         – Trang phục gọn, đẹp, phù hợp.     

          III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

a.Hoạt động mở đầu:

Cô chào các con, cô có gì mới?

Và 1 số bạn cũng có trang phục giống cô.

Đây là trang phục của ai? Thế các con biết gì về chú bộ đội ?

À các bạn biết chú bộ đội mặc đồ màu xanh, mũ tai bèo, tập luyện, đi hành quân ; còn có bạn biết chú bộ đội hải quân nữa và tất cả các chú bộ đội đã ngày đêm canh giữ bảo vệ quê hương đất nước để chúng ta có được một quê hương với nhiều danh lam thắng cảnh thật tươi đẹp.

Cô sẽ đưa các con tham quan cảnh đẹp của quê hương đất nước chúng ta.

Quê hương đất nước mình thật là tươi đẹp phải không các con.

Để thể hiện tình yêu quê hương đất nước thì sau này lớn lên các con thích làm gì ?

          *Vận động theo nhạc:  “Chú bộ đội”

– Bây giờ các con có thích làm những động tác của các chú bộ đội không? Cô cùng trẻ thực hiện các động tác [ nghiêm, nghỉ, chào…]

Cô và các con hãy thể hiện những động tác của chú bộ đội qua giai điệu bài hát “Chú bộ đội” được không nào?

– Cô tổ chức cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ dưới nhiều hình thức [vỗ tay, múa..].

         *Nghe hát: “Màu áo chú bộ đội”

Và để tỏ lòng biết ơn những công lao của các chú bộ đội nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng đã sáng tác bài hát dành tặng các chú bộ đội, hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe đó là bài hát: Màu áo chú bộ đội.

Cô hát lần 1

Bài hát nói về các chú bộ đội không ngại khó khăn gian khổ, không kể đêm hay ngày mưa hay nắng các vẫn canh giữ, bảo vệ tổ quốc, giữ cho tổ quốc của chúng ta luôn xinh đẹp như màu xanh của chiếc áo các chú đang mặc. Cô mời các con nghe lại bài hát này nhé.

– Cô hát lần 2: thể hiện điệu bộ qua giai điệu bài hát.

– Cô vừa hát cho con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?

         – Bài hát nói về ai?

Các con à! Các con phải biết yêu thương kính trọng và tự hào về các chú bộ đội ngày đêm canh gác giữ vững độc lập cho đất nước. Và để tỏ lòng biết ơn các con  làm gì?

– Cô hát lần 3: Và bây giờ cô mời một số bạn cùng cô minh họa cho bài hát để thể hiện tình cảm đó [Trẻ múa minh họa cùng cô]

          *Trò chơi: Giai điệu thần tiên

– Cho trẻ nghe và thể hiện cảm xúc của mình qua những bản nhạc với những cách vận động khác nhau. Ví dụ nhạc mạnh các con vận động như thế nào ? Nhạc nhẹ vận động như thế nào ?

– Luật chơi: Nếu bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng mà các con nhảy mạnh hoặc ngược lại thì bạn đó bị phạt nhảy lò cò. Các con sẵn sàng chưa nào ?

– Chơi xong cô tuyên dương trẻ .

Vừa rồi cô thấy các con hát thật hay múa thật đẹp để thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội. Chúng ta hãy cùng thể hiện một lần nữa tình cảm ấy [Cô cùng trẻ minh họa lại bài hát nghe: Màu áo chú bộ đội].

1. Ổn định lớp và gây hứng thú:

- Trẻ đọc cùng cô bài thơ: Trăng sáng.

- Trò chuyện với trẻ:

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Ai sáng tác?

+ Bài thơ Trăng sáng nói tới ông trăng. Ông trăng soi sáng khắp sân nhà, trăng tròn lơ lửng ở trên cao, khi bạn nhỏ đi chơi, trăng cũng đi theo đấy!

- Các con thấy bài thơ có hay không?

- Có rất nhiều bài thơ, bài hát rất hay nói về ông trăng đấy!

- Hôm nay cô sẽ dạy các con 1 bài hát rất hay về ông trăng, các con có thích không?

 2. Nội dung:

a. Dạy hát: Bé và Trăng.

- Cô hát mẫu lần 1.

- Cô vừa hát bài hát “ Bé và trăng” nhạc và lời: Bùi Anh Tôn

- ND: Bài hát nói về mong ước của bạn nhỏ muốn ông trăng không lặn để ngắm chú cuội ngồi gốc đa, cho chị Hằng xuống chơi, và muốn trăng sáng mãi để soi nụ cười của bé khi vui chơi dưới trăng.

- Cô hát mẫu lần 2.

- Cô vừa hát xong bài hát gì?

- Ai sáng tác?

- Đúng rồi, cô vừa hát xong bài hát “Bé và trăng” do chú Bùi Anh Tôn sáng tác dành tặng cho tuổi thơ chúng mình!

- Cho trẻ nhắc lại tên bài hát và tên tác giả [2 lần].

- Bài hát nói về điều gì?

+ Bạn nhỏ mong muốn điều gì?

+ Tại sao bạn ấy lại muốn ông trăng đừng lặn?

+ Ánh trăng ngày rằm tròn và sáng, khi nhìn lên có 1 vệt đen giống chú cuội ngồi gốc đa.Bạn nhỏ muốn trăng đừng lặn để được vui chơi mãi dưới ánh trăng cùng chị hằng.

- Cô hát mẫu lần 3.

* Dạy trẻ hát:

- Các con có muốn học thuộc và hát thật hay bài hát này không?

- Bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng.

- Bây giờ cô sẽ đánh nhịp và cả lớp cùng hát nhé!

- Khi cô đánh nhịp 1 tay thì ai hát?

- Khi cô đánh nhịp 2 tay?

- Cô đánh nhịp cho lần lượt:

+ Cả lớp hát [3 lần]

+ Tổ, nhóm, cá nhân hát.

- Cả lớp hát lại 1 lần.

- Các con vừa hát bài gì?

- Ai sáng tác?

b. Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”

- Cô giới thiệu trò chơi , cách chơi ,luật chơi .

- Luật chơi: Ai tìm không thấy vật dấu phải nhảy lò cò

- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín mắt .Sau đó cho 1 bạn khác mang vật dấu đi dấu.Trẻ bị bịt mắt sau khi bạn dấu xong cô cởi mũ chóp và bắt đầu đi tìm khi các bạn hát nhỏ là ở xa vật dấu hát to là đến gần vật dấu

- Cho trẻ chơi 4-5 lần .

3. Kết thúc:

- Củng cố:

+ Hôm nay cô dạy các con bài hát gì?

+ Ai sáng tác?

+ Cô cho các con chơi trò chơi gì?

+ GD trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quý trường lớp, cô giáo và các bạn.

+ Cho trẻ hát lại bài hát “ Bé và trăng” 1 lần và chuyển hoạt động.

- Trẻ đọc bài thơ và cùng trò truyện với cô.

- Trăng sáng ạ?

- Nhược thủy ạ.

- Ông Trăng.

- Có ạ.

- Có ạ

 - Trẻ nghe cô hát.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Trả lời.

- Ông trăng đừng lặn.

- Trả lời.

- Có ạ.

- Vâng ạ.

- Cô hát.

- Các con hát.

- Hát

- Tổ, nhóm, cá nhân hát.

- Trả lời

- Lắng nghe cô nói cách chơi.

- Chơi trò chơi.

- Trả lời cô.

- Chú ý nghe.

- Hát lại bài hát 1 lần.

Video liên quan

Chủ Đề