Giáo án truyện Sự tích bánh chưng bánh giầy violet

On Th1 12, 2022

Giáo án mầm non đề tài: Sự tích bánh chưng – bánh giầy là tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trên toàn quốc nhằm cung cấp nhiều giáo án hay cho quá trình giảng dạy, giúp trẻ biết được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Giáo án mầm non đề tài: Hoa xuân đâu rồi nhỉ

Giáo án mầm non đề tài: Bé hãy kể về mùa xuân

I. Mục đích yêu cầu:

  • Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tưởng tượng, xúc cảm và ngôn ngữ cho trẻ và biết kể lại chuyện theo nội dung tranh vẽ.
  • Thông qua chuyện, trẻ biết được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

  • Tranh ngày tết
  • Bánh chưng – bánh giầy

III. Tiến hành:

* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU

  • Cô và trẻ cùng hát bài “Bánh chưng xanh”
  • Cô cho trẻ xem tranh về ngày tết, cô đàm thoại về nội dung tranh vẽ
    • Cả nhà đang làm gì để chuẩn bị đón tết?
    • Ai là người đầu tiên nghĩ ra loại bánh này?

* Hoạt động 2: CÔ KỂ CHUYỆN VÀ ĐÀM THOẠI

  • Cô kể chuyện cho trẻ nghe truyện “Sự tích bánh chưng – bánh giầy”
  • Lần 1: Cô kể diễn cảm + Cho trẻ xem tranh
  • Lần 2: Kể + Đàm thoại với trẻ
    • Trong chuyện gồm có những ai?
    • Bánh chưng, bánh giầy có dạng hình gì? Tượng trưng cho ai?
    • Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
    • Vua cha có ý định nhân ngày hội gì?
    • Phong tục của nhân dân ta vào những ngày tết thường gói bánh gì để cúng ông bà?

→ Giáo dục: Để tưởng nhớ đến tổ tiên , ông bà xa xưa đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt để cúng vào những ngày tết và được lưu truyền cho đến ngày nay.

Cô cho trẻ tự đặt tên chuyện? Và cô viết tất cả các tên mà trẻ tự đặt trên bảng bằng các kiểu chữ khác nhau. Cô cho trẻ đọc.

* Hoạt động 3: KỂ CHUYỆN THEO TRANH

  • Cô đưa ra những bức tranh và cho trẻ chọn để kể lại từng đoạn ứng với nội dung chuyện.
  • Mỗi trẻ kể một đoạn. Cho trẻ kể kết hợp lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Prev Post

Chương trình hành động cá nhân của Đảng viên năm 2022

Next Post

Hình ảnh avatar đen trắng buồn não lòng chất chứa vạn ưu tư

Leave a comment

Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hộiChủ đề: Thế giới thực vậtĐề tài: Truyện “Sự tích bánh chưng bánhdày”Độ tuổi: 5 - 6 tuổiNgày dạy:Người dạy: Bùi Ngọc KhươngSự tích bánhchưng bánh dàyCác hoàng tử khác đã làm gì?Lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dâng cha?Cuối cùng vua cha quyết định thế nào?Chúc quý cô giáo hạnhphúc và thành đạt.CHÀO TẠM BIỆT

Giáo án Kể chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giầy”

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

 1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, hoạt động của các nhân vật và hiểu nội dung câu truyện.

- Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện.

- Trẻ nhớ và phân biệt được giọng điệu của các nhân vật.

 2. Kỹ năng:

-  Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, tham gia đàm thoại tốt, biết kể chuyện sáng tạo theo tranh.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt nam gói bánh chưng làm bánh dày để lễ vào ngày tết.

II. CHUẨN BỊ

- Hình ảnh gói bánh chưng , bánh dày

- Tranh chuyện về sự tích bánh chưng bánh dày

- Lá dong , các khối hình  trụ tròn, hình vuông, dây  nhựa…

III. CÁCH TIẾN HÀNH

* Hoạt động 1:  Ổn định , gây hứng thú:

- Cho trẻ hát bài: “Sắp đến tết rồi ”

- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:

- Tết đến  rất là vui, mẹ mua sắm cho con những gì?

- Vào dịp tết đến nhà con chuẩn bị những gì dể đón tết?

- Có những hoa quả gì vào ngày tết? Có loại bánh gì ông bà , cha mẹ hay gói vào những ngày tết đến?


- Bây giờ chúng ta cùng hướng về màn hình, xem cô có gì đây?

- Trẻ xem 1 số hình ảnh gói bánh trong ngày tết, trẻ trò chuyện cùng cô.

- Gợi hỏi trẻ đã nhìn thấy những hình ảnh gì? Muốn gói bánh chưng, bánh dày người ta chuẩn bị những nguyên liệu gì?

- Tết đến rất là vui, nhất là vào đêm giao thừa mọi người đều ngồi bên nồi bánh chưng cùng nhau nói về ngày tết.Tết về mỗi nhà đều gói bánh chưng có nhà còn gói cả bánh dày nữa.Vậy ai là người nghĩ ra 2 loại bánh này, các con cùng nghe câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy” nhé

 * Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn cảm

- Cô kể lần 1 [Không tranh], hỏi trẻ:

 - Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?

* Hoạt động 3: Kể chuyện trên máy tính 

 - Để hiểu rõ về câu chuyện, cô sẽ kể cho chúng mình nghe lại câu chuyện một lần nữa nhé!

-  Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?

- Trong chuyện có những nhân vật nào?

Cô giảng giải nội dung câu chuyện, giải thích từ khó:

+ Hoàng tử: Con trai của nhà vua

+ Nuôi miệng: Làm ra hạt lúa hạt gạo để nuôi sống con người.

- Ai là người nghỉ ra cách làm bánh chưng, bánh dày?

- Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?

- Vua cha có ý định gì nhân ngày hội? Các hoàng tử đã làm gì?

- Lang Liêu đã suy nghĩ như thế nào?  Lang Liêu đã làm  những công việc gì để có lễ vật dâng vua cha đầu năm?

- Ý nghĩa của 2 thứ bánh đó như thế nào?

- Phong tục của nhân dân ta tết đến là làm gì? Nhà con làm bánh gì vào ngày tết?

* Hoạt động 4: Cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh

- Cho trẻ kể chuyện [1 -2 trẻ kể]

* Hoạt động 5: Trò chơi: Thi gói bánh ngày tết

- Cô có một số nguyên liệu để gói bánh chưng bánh dày: Lá dong, dây nhựa, các hình khối..

 -  Chia lớp làm 2 đội, trong thời gian 2 phút đội nào gói được nhiều bánh chưng bánh dày với số lượng nhiều và đẹp  hơn là đội thắng trong trò chơi này.

  Cũng cố: Cô tóm tắt nội dung câu chuyện, Để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà xa xưa đã nghĩ ra 2 thứ bánh đặc biệt, ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, làm bánh dày để lễ vào ngày tết.

* Kết thúc :

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

HĐCCĐ: “ Dạo chơi sân trường”

TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”

CTD: “Xích đu, cầu trượt”

- Dặn dò trẻ trước khi ra sân

a. HĐCCĐ: “Dạo chơi”

- Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành

- Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...

b. TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê”

- Cô nhắc lại cách chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần

c. Chơi tự do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Chơi tổng hợp ở các góc

1. Sinh hoạt văn nghệ

- Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

- Trẻ hát, múa bài “Sắp đến tết rồi”, “Bé chúc xuân”...

- Kể chuyện diễn cảm “Bánh chưng bánh giầy”

- Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.

-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

2. Lao động tập thể

- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai

- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.

- Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

- Cô nhận xét.

- Phát phiếu ngoan cho trẻ.


Video liên quan

Chủ Đề