Hai nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước

GỢI Ý

1. Thể thơ

Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt [bốn câu, mỗi câu 7 chữ], trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối [tròn, non, son].

2. Nghĩa của bài thơ

a. Nghĩa thứ nhất:

Câu 1

 tả những nét đặc sắc về hình dáng của bánh trôi nước. Trắng vì bánh được làm bằng bột nếp đã giã lọc kĩ. Tròn vì người làm bánh theo kiểu dáng tròn trĩnh. Vừa trắng lại vừa tròn nên bánh thật xinh xắn, tạo nên vẻ đẹp riêng để phân biệt với các loại bánh khác.

Câu 2

 tả tình trạng cái bánh được thả vào nước dang sôi, nổi lên chìm xuống một lúc mới chín: bảy nổi ba chìm.

Câu 3, 4 

cho thấy cái bánh rắn hay nát tùy thuộc vào sự khéo léo hay vụng về của người làm bánh. Nhưng dù sao, bánh vẫn nổi rõ cái nhân đỏ ngon ngọt, dược mọi người ưa chuộng: lòng son.

b.    Nghĩa thứ hai:

Câu 1 

miêu tả dáng sắc của người phụ nữ: vừa gọn gàng [tròn], vừa xinh đẹp nõn nà [trắng]. Tính từ trắng cũng chỉ phẩm chất thanh cao của người phụ nữ.

Câu 2 

diễn tả thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ.

Hai câu 

3, 4 khẳng định phẩm chất của người phụ nữ. Đối với họ, cuộc đời sung sướng hay đau khổ, hanh phúc hay bất hanh tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào sự rủi may, nhưng họ vẫn giữ vẹn phẩm chất cao đẹp, tấm lòng son sắt của mình.

c.    Nghĩa quyết định giá trị bài thơ:

Đó là nghĩa thứ hai. Nghĩa thứ nhất là phương tiện chuyển tải nghĩa thứ hai. Bài thơ viết về bánh trôi nước nhưng chủ yếu đề cập đến vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Soạn bài: Bánh trôi nước [soạn 2 cách]

Câu 2 [trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1]

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Soạn cách 1

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả qua các chi tiết: trắng, tròn, bảy nổi, ba chìm, do tay người nặn, và cuối cùng tạo thành hình thù của chiếc bánh [hình tròn].

b. Vẻ đẹp về con người, phẩm chất của người phụ nữ được hiện lên qua cách miêu tả:vừa trắng lại vừa tròn=>vẻ đẹp ngoại hình.Bảy nổi ba chìm=> số phận lận đận, long đong, vất cả của người phụ nữ.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn=> Thân phận bị phụ thuộc đấy đưa của người phụ nữ. Giữ tấm lòng son=> Sự son sắc, thủy chung của người phụ nữ

=> Những câu thơ rất ngắn, nhưng lại đúc rút được vẻ đẹp về ngoại hình cũng như phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Bài thơ mang 2 ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ lẫn nhau. Xác định nghĩa làm nên giá trị của bài thơ, chúng ta thấy rõ là nghĩa thứ 2 đảm nhiệm vai trò đó. Vì một tác phẩm có giá trị thì nó phải mang trong mình những tư tưởng nhân văn, những thông điệp ý nghĩa sâu sắc. Do đó, nếu tác giả chỉ muốn dừng lại ở việc miêu tả bánh trôi nước thì tác phẩm của Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ không được lưu truyền đến tận bây giờ, và những lời nói, từ ngữ cũng không cần quá chọn lọc để viết một bài thơ về một món ăn như vậy. Thế nên, Những thông điệp, những dụng ý mà tác giả muốn thể hiện đó chính qua hình ảnh biểu khắc họa vẻ đẹp cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Soạn cách 2

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:

- Bánh trôi có hình tròn và màu trắng

- Rắn hay nát là ở bàn tay của người nhào nặn

- Đun sôi trong nước vài lần mới chín

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

- Hình thức: Trắng trẻo, xinh đẹp

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

- Phẩm chất: trong trắng, dù cuộc đời nhiều điều bấp bênh vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa

c. Nghĩa thứ hai quyết định bài thơ. Bởi vì bài thơ được sáng tác bởi một nữ thi sĩ và có mục đích ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bài thơ " Bánh trôi nước " có mấy lớp nghĩa ? Lớp nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ ? Vì sao ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

em hãy chỉ ra 2 mặt nghĩa của bài thơ '' Bánh trôi nước " bằng đoạn văn từ 4 đến 5 câu.

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Bài thơ “Bánh trôi nước” có mấy lớp nghĩa?

Trả lời:

Quảng cáo

Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

• Lớp nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước

• Lớp nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ rất hay của bà Hồ Xuân Hương, nhưng bên cạnh đó nếu đọc kĩ ta sẽ thấy bài thơ có hai nghĩa. Bài thơ miêu tả về một chiếc bánh vừa trắng lại vừa tròn, lúc sống thì chìm, lúc chín thì nổi. Người khéo tay thì bánh đẹp. Nhưng dù sao đi nữa, bánh vẫn giữ chất lượng tốt và ngon. Đó chính là nghĩa gốc hay còn gọi là nghĩa đen vì nó rất dễ nhận biết, hình ảnh bộc lộ rõ ràng trong câu thơ, không thông qua các tu từ khác. Bên cạnh đó, nếu ta nhìn vào câu đầu tiên, ta sẽ thấy cụm từ "Thân em". Đây là một cụm từ rất quen thuộc trong ca dao và thường cụm từ này người phụ nữ dùng để nói về chính mình.VD:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban ma

Thân em như hạt mưa rào

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Ngoài ra, cụm từ "Vừa trắng lại vừa tròn" thể hiện một sự khỏa mạnh và sắc đẹp của họ".Tiếp theo, xét câu thứ hai "Bảy nổi ba chìm với nước non". Nếu đặt hoàn cảnh người phụ nữ thời phong kiến vào câu thơ này thì rất hợp lí bởi trong xã hội phong kiến-xã hội trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hầu như không có địa vị hay học thức, cuộc sống rất bấp bênh trôi nổi, bảy nổi ba chìm không định đoạt được và phụ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến.Tiếp theo, ở câu thứ ba

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

"Tay kẻ nặn" nếu ta lấy đây là hình ảnh ẩn dụ thì đây sẽ là nam nhi. Cụm từ rắn nát cho ta thấy rằng mặc dầu người phụ nữ giàu hay nghèo vẫn phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến.

Ở câu cuối cùng

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đạo từ "em" đã chứng minh rõ hơn đây là lời của ai và qua cụm từ "tấm lòng son","mà","vẫn" chứng tỏ rằng người phụ nữ có cực khổ bao nhiêu, vất vả bao nhiêu thì họ vẫn thách thức lại số phận, lòng thủy chung trước sau như một, ngàn năm vẫn giữ trọn lòng sắc son tình nghĩa vợ chồng. Đó chính là nghĩa bón của bài thơ, thông qua nhiều phép ẩn dụ.

Qua đó, ta thấy được rằng không chỉ nghĩa đen, bài Bánh trôi nước còn thể hiện nghĩa bóng, gợi lên sự tự hào về vẻ đẹp và tấm lòng sắc son của người phụ nữ phong kiến, đồng thời cảm thương trước số phận của họ.

Video liên quan

Chủ Đề