Giáo dục công dân học từ lớp mấy

Giáo dục công dân [GDCD] là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Để giảng dạy tốt môn GDCD cho học sinh Trung học phổ thông, người giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:

1. Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản và hiện đại

Tri thức phổ thông là những tri thức thiết yếu đối với cuộc sống, cần phải phổ cập với mọi người; tri thức cơ bản là hệ thống những tri thức và kỹ năng quan trọng được lựa chọn từ các lĩnh vực khoa học, làm cơ sở vững chắc cho mọi người học tập suốt đời; tri thức hiện đại là những kiến thức mang tính chuẩn mực, có khả năng ứng dụng và phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới.

Đảm bảo tính phổ thông cơ bản và hiện đại trong dạy học chính là trang bị cho học sinh những kiến thức mà học sinh có thể vận dụng vào cuộc sống của bản thân. Đó là những tri thức phù hợp với trình độ nhận thức, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh, sát với mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng.

Môn GDCD, là một môn khoa học luôn khái quát những thành tựu của các khoa học khác, luôn được bổ sung những tri thức mới về sự phát triển của đời sống xã hội và bản thân, giáo viên không thể thông tin cho học sinh tất cả nhưng tri thức mới mà chỉ giúp các em nắm bắt và xử lí thông tin trong khuôn khổ nội dung và chương trình học tập được xác định là phổ thông, cơ bản và hiện đại. Những tri thức đó sẽ được tiếp tục bổ sung với mức độ cao và chuyên sâu hơn ở các bậc học cao hơn hoặc trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, việc đảm bảo truyền thụ những tri thức, phổ thông, cơ bản và hiện đại sẽ giúp giáo viên tránh được khuynh hướng giảng dạy vượt quá khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin của học sinh hoặc đơn giản hoá những tri thức mang tính khái quát hoá, trừu tượng hoá môn GDCD.

2. Đảm bảo tính hệ thống

Kết cấu chương trình, nội dung của môn học bao giờ cũng theo một hệ thống tri thức xác định mang tính pháp lệnh, buộc giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Chương trình môn GDCD bậc THPT gồm có 5 phần, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chương trình môn GDCD Trung học cơ sở theo nguyên tắc tích hợp, đồng tâm và phát triển.

Phần thứ nhất tập trung vào một số nội dung chủ yếu liên quan đến Triết học, nhằm trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương pháp luận trong cuộc sống là cơ sở lí luận cho các phần sau. Phần thứ hai tập trung vào một số giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phần thứ ba cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về một số phạm trù, quy luật kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam, trên cơ sở đó giúp học sinh có thể xác định được phương hướng học tập, lựa chọn ngành nghề hoặc các lĩnh vực hoạt động của bản thân sau khi các em tốt nghiệp THPT. Phần thứ tư giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa xã hội và một số chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước để học sinh có thể xác định trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phần thứ năm cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp người học có thể chủ động, tự giác điều chỉnh các hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác trên cơ sở căn cứ quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Với kết cấu 5 phần của bộ môn, đó là một hệ thống chung không thể tuỳ tiện thay đổi trong quá trình giảng dạy, nên yêu cầu giáo viên phải chú ý đến tính hệ thống, đến quan hệ giữa các phần, các bài, các mục, giữa tri thức chung mang tính lí luận khái quát với tri thức cụ thể. Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ tránh được sự tuỳ tiện cắt xén hay bổ sung vào nội dung bài giảng những tri thức không thuộc nội dung cần thông tin, hoặc đảo lộn trình tự lôgic các vấn đề cần giảng dạy, kể cả việc giảng dạy các khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật.

3. Liên hệ với thực tế

Việc giảng dạy bất kỳ môn học nào ở trường THPT cũng phải tuân theo nguyên tắc “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Những tri thức môn GDCD luôn gắn chặt với tình hình thực tế của đời sống xã hội, sự phát triển của thế giới, của đất nước, của con người Việt Nam. Trong khi đó thế giới khách quan và cuộc sống luôn vận động, biến đổi hàng ngày, hàng giờ. Đó chính là thực tế sinh động góp phần đắc lực vào việc làm sáng tỏ, chứng minh cho lí thuyết khoa học của bộ môn và đó cũng là quá trình rèn luyện tư duy lí luận cho từng học sinh, từng bước giúp các em tiếp cận với phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu và rèn luyện cho mình cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Tuy nhiên thực tế rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi khi giảng dạy giáo viên phải lựa chọn sao cho sát với nội dung bài giảng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duy của học sinh.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại đã làm cho quá trình dạy và học tiếp cận một cách nhanh chóng khối lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn, do đó trước những vấn đề gần gũi với học sinh và những vấn đề thực tế diễn ra phức tạp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở trong nước và trên thế giới thì việc chọn lọc, phân tích, đánh giá và khái quát hoá những vấn đề thực tiễn đó để đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học môn GDCD là hết sức cần thiết. Việc đảm bảo cho bài giảng gắn với thực tế cần tránh khuynh hướng thời sự hoá bài giảng, đơn thuần nêu thực tế mà không phân tích, đánh giá, khái quát để phục vụ bài giảng hoặc định hướng tư tưởng cho học sinh.

Tóm lại, môn GDCD là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong nhà trường THPT. Với cấu trúc chương trình hợp lí, có tính nhất quán về kiến thức, tính sâu sắc về lí luận, tính phong phú, sinh động về thực tiễn, nên khi giảng dạy môn GDCD giáo viên cần thực hiện tốt những yêu cầu trên. Điều đó giúp giáo viên truyền thụ tri thức cho người học một cách có trình tự, lôgic, mặt khác thông qua tri thức môn học, giáo viên giúp học sinh củng cố được niềm tin, định hướng phát triển và hoàn thiện nhân cách, nhằm góp phần tích cực việc giáo dục học sinh thành những công dân mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Môn học
Môn học chính
Môn học khác

17/10/2018 17:00

Góp phần cho mục tiêu đó, môn Giáo dục công dân [GDCD] đã được đưa vào chương trình học từ cấp tiểu học [môn Đạo đức] đến cấp THCS và THPT [môn GDCD]. Tuy nhiên, môn học này chỉ có 1 tiết mỗi tuần. Tâm lý chung học sinh vẫn còn xem đây là môn phụ nên không mấy quan tâm.

Môn học làm người

GDCD là bộ môn khoa học dạy làm người. Học GDCD sẽ giúp học sinh hình thành và điều chỉnh những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn. Xuyên suốt từ khi ngồi vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp, học sinh đã được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải phù hợp với xã hội. Và từ khi được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia, môn GDCD càng cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.  

Nên có phương pháp, bố trí hợp lý để học sinh quan tâm và thích thú hơn với môn GDCD.

“Ở bậc tiểu học, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh rất quan trọng, vì đây là nền tảng cho các em xuyên suốt trên hành trình phát triển. Không chỉ có trong môn học Đạo đức, nhà trường còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em phù hợp với từng lớp, từng đối tượng. Từ rất nhiều bỡ ngỡ, các em dần có tinh thần tự giác, biết lễ phép và có ý thức hơn về hành vi của bản thân”, cô Nguyễn Thị Nghĩa, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, TP. Cà Mau, cho biết. 

Ở bậc tiểu học, môn Đạo đức với các nội dung giáo dục hành vi đơn giản như lễ phép, chào hỏi, trung thực, thật thà, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh... Sang cấp học THCS và THPT, môn GDCD bắt đầu mở rộng và cho học sinh tìm hiểu thêm về pháp luật, các vấn đề tâm lý phù hợp với lứa tuổi.   

Em Trần Tiết Kha, lớp 12A8, trường THPT Cái Nước, chia sẻ: “GDCD là bộ môn gắn liền với cuộc sống, em được học xuyên suốt từ lớp 1 đến nay. Môn học này giúp em có thêm hiểu biết về pháp luật, điều chỉnh những hành vì và có cách cư xử phù hợp với mọi người”.

Thầy Đỗ Hoàng Hồ Liệp Hải, Hiệu trưởng trường THCS Phú Hưng, cho biết: “Ở bậc học nào, GDCD cũng góp phần hình thành những hành vi, nhận thức đúng đắn, giúp nhà trường giáo dục, định hướng nhân cách cho học sinh. Cùng với đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với thực tế, những năm gần đây, để khuyến khích tinh thần học tập, nhà trường đã thực hiện việc khen thưởng, biểu dương trước cờ, kèm theo giấy khen và phần thưởng dành cho các em học tốt”.

Thời lượng quá ít

Theo chương trình hiện nay, môn GDCD được phân phối 1 tiết/tuần. Ở bậc THPT, mỗi năm học sẽ có thêm 2 tiết học ngoại khoá. Với thực tế nhiều vấn đề về văn hoá học đường, an ninh trường học như hiện nay, phải chăng môn GDCD cần có sự nhìn nhận và đổi mới để phát huy vai trò giáo dục đạo đức, định hướng lối sống cho học sinh?

Em Nguyễn Tiến Đạt, học sinh lớp 12A8, trường THPT Cái Nước, bộc bạch: “Đối với em, GDCD là môn học thú vị. Những giá trị mà môn học này mang lại không chỉ là kiến thức trong học tập mà còn vận dụng vào cuộc sống. Em nghĩ cần có phương pháp giảng dạy sinh động và hấp dẫn hơn, khẳng định giá trị quan trọng của môn học để học sinh nâng cao ý thức học tập, không còn suy nghĩ đây là môn học phụ”.

Với xu hướng tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong môn GDCD như hiện nay, môn học này dường như trở nên quan trọng hơn. Do đó, cần có sự thay đổi phù hợp hơn. Theo cô Trần Thị Xuân Reo, giáo viên nhiều năm giảng dạy môn GDCD trường THPT Cái Nước, đây là môn học giáo dục định hướng, nội dung rất rộng và phong phú. Hơn nữa, hiện nay môn học đã được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia nên với dung lượng 1 tiết/tuần là quá ít. Nên tăng thời lượng tiết học trên lớp, thêm vào nhiều tiết học thực hành để học sinh có thể trải nghiệm tình huống.  

 Cô Trần Ánh Như, giáo viên trường THCS Phú Hưng, đề xuất: “Nội dung sách giáo khoa hiện nay hơi nặng và còn mang tính chất lý thuyết nhiều. Nếu dành thời gian để giảng dạy lý thuyết và tình huống thực tế thì không đủ. Do đó, học sinh chỉ có thể nắm lý thuyết là chính. Cần lồng ghép những câu chuyện cụ thể, rõ hơn để học sinh ứng dụng vào thực tế”.   

"Tiên học lễ, hậu học văn", muốn trở thành những con người có ích cho xã hội, trước tiên phải rèn luyện thật tốt về đạo đức, nhân cách. Đã đến lúc các trường nên có cách nhìn nhận khác hơn về môn GDCD để có những phương pháp học tập cũng như giảng dạy hợp lý, đúng với giá trị, ý nghĩa của môn học./.

Kim Chi

Video liên quan

Chủ Đề